Thực giải 30 bài tụng Duy thức (26)
Người tu hành, khi chưa thấu rõ được tánh của Duy Thức mà lại muốn cầu sống tương ưng trong tánh Duy Thức thì cũng giống như người chưa trừ dứt được hai thứ Năng Thủ và Sở Thủ của Thùy Miên mà lại cầu chứng được tánh của Duy Thức.
Bài 26. Chủ thể đối tượng
Phiên âm Hán Việt:
Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Ư nhị thủ tùy miên
Du vị năng phục diệt.
Việt dịch:
Khi còn chưa an trú
Trong thể tánh Duy thức
Thì tùy miên nhị thủ
Vẫn chưa thể phục diệt.
Thực giải:
Căn cứ bố cục nội dung của ba mươi bài Duy thức, có thể thấy đươc từ bài một đến bài hai mươi bốn bàn chi tiết về phần tướng của Duy thức tức là nói về mặt hiện tượng, mặt biểu hiện; bài hai mươi lăm nói rõ về tánh của Duy thức; còn năm bài cuối bàn sâu về các cấp độ, tầng bậc, quả vị thể nghiệm tu chứng của Duy thức tức Duy thức vị
Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hay nghe nói "Đừng có trông mặt mà bắt hình dong" vì như thế là cách nhìn, cách nhận định dễ nhầm lẫn, sai lệch.
Cũng vậy, chúng ta chỉ nhìn và nhận định mọi thứ trong đời sống con người, cuộc đời, thế giới, vạn pháp qua bề ngoài, hình tướng, hiện tượng thì sẽ khó biết đúng như thật về chúng.
Tu học theo Duy thức thường trải qua 5 vị, đó là:
1 là Tư lương vị
2 Gia hành vị;
3 Thông đạt vị;
4, Tu hành vị
5 Cứu cánh vị
Bài này là bài đầu tiên nói về Duy thức vị. Khi nói "Nãi chí vị khởi thức" có người nói đơn giản là bắt đầu khởi tâm tu Duy thức, tức là nói người tu theo Duy thức từ khi phát tâm đến lúc chưa khởi Thuận Quyết Trạch Thức, chưa trụ được trong Thắng nghĩa vô tánh đều còn thuôc trong Tư lương vị (thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng).
Thập trụ là nói từ Phát tâm trụ cho đến Quán đảnh trụ
Thập hạnh là nói từ Hoan hỷ hạnh cho đến Chân thật hạnh
Thập hồi hướng là nói từ Cứu hộ nhất thiết chúng sanh hồi hướng cho đến Pháp giới vô lượng hồi hướng
Tư lương ở đây có ý như người trước khi đi xa cần phải chuẩn bị lương thực, đồ đạc, mọi thứ thì mới vững tâm, chuyến đi mới an ổn, thuận lợi có kết quả.
Trong giai đoạn này tuy có hiểu biết, có tu hành, có thăng tiến từng bước trong 30 cấp trong Tư lương vị nhưng chưa thấu rõ Năng thủ và Sở thủ đều không có tự tánh. Tức là người có tu tập Duy thức, khi chưa thấu rõ được thật tánh Duy Thức, muốn cầu an trụ trong tánh Duy Thức, muốn sống trong Duy thức tánh, tưởng mình đã tương ưng với Duy thức tánh thì chưa được. Cũng giống như người chưa trừ dứt được hai thứ Năng thủ và Sở thủ của Tùy Miên mà lại cầu sống trong tánh của Duy Thức vậy
Nói nhị thủ: Năng thủ và Sở thủ tức là tâm năng thủ và cảnh sở thủ ( chủ thể và đối tượng)
Tâm năng thủ là tâm chuyên tiếp nhận, chấp thủ còn Cảnh sở thủ là đối tượng để tiếp nhận, cái bị chấp; Tâm năng thủ là chỉ cho Kiến Phần của tâm thức, vì phần tâm thức này chuyên tiếp nhận những cảnh tướng của các pháp bên ngoài; còn Cảnh sở thủ là chỉ cho Tướng Phần của các pháp, tức là phần cảnh tướng của các pháp; Tâm năng thủ chỉ có khả năng tiếp nhận những cảnh sở thủ thuộc cảnh tướng của các pháp bên ngoài.
Chỉ ví dụ đơn giản là sự chấp cái "tôi" và "cái của tôi bị chấp" từ thô đến tế đã rất khó nhận diện, phá trừ
Nhị thủ tùy miên là nói chung những chủng tử của năng thủ, sở thủ rất vi tế, sâu dày nằm sâu trong tâm thức, ẩn sâu, tiềm phục tầng sâu rất khó phát hiện, nhận diện và phá trừ
Người tu hành, khi chưa thấu rõ được tánh của Duy Thức mà lại muốn cầu sống tương ưng trong tánh Duy Thức thì cũng giống như người chưa trừ dứt được hai thứ Năng Thủ và Sở Thủ của Thùy Miên mà lại cầu chứng được tánh của Duy Thức .Đó là điều không thể có được, không thể xảy ra. Bài này giúp cho người học tu theo Duy thức tránh nhầm lẫn, sai lầm vi tế khó biết theo nhận thức thông thường.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm