Thực giải 30 bài tụng Duy thức (27)
Trong thực tế người tu hành khi thành tựu được vài phần, tức có đối tượng chứng đắc, đã vội cho đó là sống trong tánh Duy Thức. Hành giả nào còn thấy có đối tượng chứng đắc thì chưa phải đích thực là đã an trú trong thế tánh Duy Thức.
Thực giải 30 bài tụng Duy thức (26)
Bài 27. Tâm còn sở đắc
Phiên âm Hán Việt:
Hiện tiền lập thiểu vật,
Vị thị Duy thức tánh,
Dĩ hữu sở đắc cố,
Phi thật trụ Duy thức.
Việt dịch:
Nếu còn kẹt một chút
Đó là Duy thức tánh
Khi còn có sở đắc
Chẳng thật trụ Duy thức
Thực giải:
Trong thực tế người tu hành khi thành tựu được vài phần, tức có đối tượng chứng đắc, đã vội cho đó là sống trong tánh Duy Thức. Hành giả nào còn thấy có đối tượng chứng đắc thì chưa phải đích thực là đã an trú trong thế tánh Duy Thức.
Đoạn này nói về vị thứ 2 trong Duy thức vị đó là Gia hạnh vị. Nghĩa là phải tinh tấn nỗ lực mạnh hơn, tăng thêm để tích tụ công đức trí tuệ tu hành. Nói một cách tương đối thì tu Tư lương vị hành giả thiên trọng hướng tu phước đức nhiều hơn, còn ở Gia hạnh vị thì chú trọng tu tuệ nhiều hơn.
Cảnh giới này thường tu tập bốn tầm tứ quán và bốn pháp Như thật trí quán đó là:
Danh tầm tứ quán sinh ra Như thật trí
Nghĩa tầm tứ quán sinh ra Như thật trí
Tự tânh tầm tứ quán sinh ra Như thật trí
Sai biệt tầm tứ quán sinh ra Như thật trí
Người tu tập Bốn Tầm tứ quán và Bốn Như thật trí thông thường phải trải qua Bốn vị gia hạnh đó là: Noãn vị, Đảnh vị, Nhẫn vị và Thế đệ nhất vị.
Noãn là ví công phu tu tập liên tục phải như gà ấp trứng, không được rời khỏi vị trí
Đảnh chỉ cho trí tuệ của hành giả mỗi ngày một sáng tỏ thêm lên như người leo núi ngày càng lên cao đến đỉnh, nhìn rõ xung quanh
Nhẫn là thấu triệt chân lí vô thường, khổ, không, vô ngã, không sinh không diệt của các pháp
Thế đệ nhất là đạt ngộ chân lí, vượt qua khỏi Kiến tư hoặc,
Trong Bốn vị gia hạnh này thì Noãn vị là hạ phẩm và Đảnh vị là thượng phẩm trong Tầm tứ quán; còn Nhẫn vị là hạ phẩm và Thế đệ nhất vị trong Như thật trí quán
Theo quan điểm, hành giả từ sơ phát tâm tu hành đến quả vị Vô thượng Bồ đề phải trải qua 3 A tăng kỳ kiếp, thì đến đây (Tam tư lương và Tứ gia hạnh) đã vượt qua Đệ nhất A tăng kỳ, tức vượt qua giai đoạn thứ nhất.
Tánh Duy Thức là tánh Chân Như, nghĩa là chân thật không hư vọng, như như bất biến
Bài này giúp những người học tu ngăn ngừa những sai lầm phổ biến khi học tập và tu theo Duy thức. Thông thường Khi học thông, thực hành được chút ít thành quả về pháp tu Duy Thức thì tưởng rằng mình đã sống trong Duy thức tánh, đã thật chứng đắc Duy thức
Khi còn kẹt vào những đối tượng, chấp vào một ít thành tựu (quả vị duy thức), chấp và khái niệm " Thật tánh duy thức", tâm còn vướng vào sở đắc thì chưa phải thực sự là đã sống trong thể tánh của Duy Thức
Nói " Hiện tiền lập thiểu vật" là nói còn kẹt, còn vướng một chút vào khái niệm "Tánh chân thắng nghĩa của Duy thức",
Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm và tiến trình tu tập của các tông phái khác trong Phật giáo. Ví dụ như khi tu đạt quả Tu đà hoàn (quả vị đầu tiên trong bốn quả Thanh văn), nếu chấp chặt vào quả vị này thì không thể tiếp tục tiến lên các quả vị khác cao hơn như Tư đà hàm, A na hàm và A la hán, , tức chưa đạt tới giải thoát khổ đau hoàn toàn
Nói đơn giản là khi còn kẹt, còn chấp vào hình tướng, hiện tượng thì chưa phải đã tương ưng, đã sống trong Duy Thức tánh
Tu học Duy thức nếu chỉ giác ngộ Duy thức tướng nghĩa là chỉ hiểu biết vạn pháp và con người đều do Duy thức biến hiện, như là biến kế sở chấp tánh biến hiện, nào y tha khởi biến hiện, nào là viên thành thật biến hiện, đó chỉ là giác ngộ phần tướng của Duy thức; còn tánh của Duy thức, khi chưa loại bỏ tận gốc hai thủ tùy miên thì vẫn chưa chứng ngộ được, chưa an trụ, chưa thật sự sống được trong Duy thức tánh, nghĩa là vẫn còn lòng vòng trong sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ tát, bệnh lâu năm không thuốc mà tự khỏi
Nghiên cứu 19:00 05/11/2024Dung Tông Tố bị bệnh tê liệt, có người gọi là phong thấp, chữa trị đã nhiều, nhưng vẫn không thấy hiệu nghiệm. Mỗi khi gặp thời tiết biến đổi, bệnh lại phát ra, chân tay sưng lên, đi lại bất tiện, xương cốt trong mình rất là đau nhức khổ sở.
“Chắc đây là nghiệp chướng của tôi”
Nghiên cứu 16:20 05/11/2024Tôi kể ra câu chuyện này không phải để dọa các vị, mà là muốn các vị hiểu rõ để không sát sinh và đừng kiếm sống bằng những nghề sát sinh. Mong quý vị hãy tự bảo vệ tốt cho mình!
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Xem thêm