Thực giải 30 bài tụng Duy thức (25)
Học tu theo Duy thức để thấu suốt thực tánh của Duy thức, cũng chính là thấu suốt được chân lí vạn pháp vạn vật.
Bài 25. Chân như thực tánh
Phiên âm Hán Việt:
Thử chư pháp thắng nghĩa
Diệc tức thị Chân như
Thường như kỳ tánh cố
Tức Duy thức thật tánh
Việt dịch:
Đây nghĩa thật các pháp,
Cũng tức là chân như
Vì tánh xưa nay vậy
Là thực tánh Duy thức.
Thực giải:
Cách tiếp cận chân lý, sự thật về mọi sự vật hiện tượng tâm lý cũng như thế giới của Duy thức là từ hiện tượng đi vào bản chất, thực tính.
Khảo sát, tư duy từ bình diện hình tướng, hiện tượng để đi đến bản chất, thực tướng, thật tính, chân lí của vạn pháp, của mọi sự vật hiện tượng, mới nghe thì giống như các tiếp cận chân lí của hiện tượng luận.
Bản chất của mọi sự vật hiện tượng, thực tính của vạn pháp như trình bày ở bài trước chính là thắng nghĩa (nghĩa chân thật vi diệu) của các pháp theo Duy thức học.
Thắng nghĩa vô tánh của các pháp, cũng tức là Chân như, bởi vì bản tánh nó vốn chân thật từ xưa nay như vậy. Chân như là vốn chân thật như vậy, ở thánh hiền không tăng thêm, ở phàm phu không thiếu bớt
Tâm kinh Bát Nhã cũng nói về thật tánh của vạn pháp của chân như là: Không sanh, không diệt; không nhơ không sạch: không tăng, không giảm, không ít không nhiều, không lớn không nhỏ....
Tánh Thắng Nghĩa (nghĩa lý chân thật thù thắng vi diệu) này của các pháp cũng tức là chỉ cho tánh chân như. Chân là chân thật không hư vọng, Như là như như thường tại không biến đổi, cho nên gọi là chân như
Đây chính là thật tánh của Duy thức, cũng là chân lý của vạn vật
Nói một cách đơn giản, thật tánh của Duy thức là thắng nghĩa của vạn pháp, là bản chất thật của mọi sự vật hiện tượng, là chân lí tự nhiên, là vô tự tánh, là Chân như, là vốn không có tự tánh
Thật tánh của Duy thức cũng chính là chân lí của vạn vật xưa nay vốn như vậy chưa từng thêm bớt.
Vạn pháp, vạn vật vốn không thật có tự tánh chỉ do y tha khởi (tức duyên khởi)
Học tu theo Duy thức để thấu suốt thực tánh của Duy thức, cũng chính là thấu suốt được chân lí vạn pháp vạn vật. Nói theo ngôn ngữ triết học là thấu rõ bản chất của mọi sự vật hiện tượng đạt tới thông tuệ, vượt qua mọi tri kiến sai làm, vượt thoát khỏi mọi phiền não khổ đau trong lục đạo luân hồi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Nghiên cứu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Lược giải về Phật giáo
Nghiên cứu 13:09 24/11/2024Phật giáo là một tôn giáo lâu đời, khởi thủy từ một vị là Tất đạt Đa Cồ Đàm. Đạo Phật là một học thuyết hướng tới giải thoát và chấm dứt mọi đau khổ của con người.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Nghiên cứu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Xem thêm