Thực hành thiền hơi thở hàng ngày

Hơi thở mà chúng tôi nói ở đây không chỉ là hơi thở vật lý mà còn là hơi thở thiền. Thiền Tứ niệm xứ, trong đó phương pháp niệm hơi thở rất quan trọng, là cơ sở hình thành các phương pháp thiền khác của Phật giáo, kể cả Thiền tông đại thừa (tức là thiền tổ sư).

Thiền thở giúp ta thấy biết đúng như thật về hơi thở, về vạn pháp, đưa ta vượt khỏi mọi trói buộc vướng mắc tham đắm, cố chấp, thành tựu giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Thiền thở không những giúp tăng cường sức mạnh tinh thần, trí tuệ mà còn phát huy sức đề kháng của cơ thể.

Hơi thở, mũi thở ra hít vào một lượt gọi là nhất tức 息, nương theo hơi thở để tập trung tâm ý, luyện thành sự định tâm. Một bài kinh đặc biệt nói về cách sử dụng hơi thở để tu tập duy trì chánh niệm, gọi là kinh An Ban Thủ Ý (Anapana sati Sutta) do tổ Tăng Hội truyền dạy ở Giao Châu (Việt Nam) thế kỷ III. Anapana sati nghĩa là niệm hơi thở vào, hơi thở ra.

Hơi thở là một thứ vô cùng quan trọng và quý giá trong đời sống con người, hết thở là chấm dứt mọi thứ, nhưng con người bận lo chạy tìm quá nhiều thứ, cả đời không biết hơi thở của mình dàu ngắn thế nào, quên chăm sóc hơi thở của mình, đến khi khó thở e không kịp nữa.

Quan trọng nhất là chúng ta phải mượn, xin không khí, oxy để thở, nơi không có không khí, oxy chúng ta sẽ không thở được. Một trong những cách thông thường khi muốn biết một người còn sống hay đã chết thì đưa tay vào mũi xem họ còn thở không?

Kinh Tứ thập nhị chương nói: Mạng người chỉ trong một hơi thở.

Thiền thở còn giúp ta tăng cường sức khỏe, ý chí khả năng tập trung, phát triển trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức; giải tỏa căng thẳng stress, trầm cảm, loại bỏ lo lắng bất an...

Chăm sóc hơi thở của mình

Biết đúng như thật về tâm, biết đúng như thật về hơi thở là cơ sở để biết đúng như thật về vạn pháp, thông suốt chân lý, thành tựu giác ngộ...

Thiền niệm hơi thở được đức Thế Tôn đề dạy trong kinh Nikaya, bài kinh Đại niệm xứ rằng:

“Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác vị ấy thở vô, tỉnh giác vị ấy thở ra.Thở vô dài vị ấy tuệ tri tôi thở vô dài; Hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri tôi thở ra dài; Hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri tôi thở vô ngắn; Hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri tôi thở ra ngắn. Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô vị ấy tập; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra vị ấy tu tập. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô vị ấy tu tập; An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra vị ấy tu tập.

Để hiểu sâu hơn về hơi thở thiền, có thể ví dụ hơi thở giống như sóng, chánh niệm giống như chiếc thuyền, tâm ý như người ngồi trên thuyền. Nếu sóng hơi thở không tĩnh lặng, thuyền sẽ bị dễ bị nghiêng ngã, người trên thuyền có sẽ gặp nguy hiểm c hết chóc nếu thuyền bị lật. Cho nên phải giữ cho tâm tĩnh lặng như một chiếc thuyền đã thả neo kỹ lưỡng. vững vàng không lật, người trên thuyền sẽ đuọc bình yên.

Hơi thở trong thân chúng ta không chỉ giới hạn ở hơi thở vào ra nơi mũi, mà còn lan tỏa đến từng lỗ chân lông. Khi hơi thở đi ra lỗ chân lông, nó sẽ được phản xạ trở lại cơ thể. Hơi thở này được gọi là hơi thở hỗ trợ. Nó giúp giữ cho thân và tâm mát mẻ, lắng dịu.

Hơi thở dồn dập nóng nảy không có chánh niệm sẽ tác động không tốt đến thân thể, làm phát sinh bịnh tật đau đớn và nhanh lão hóa thân. Hơi thở mát nhẹ có chánh niệm tác động tích cực đến thân thể. Hơi thở ấm áp có chánh niệm như một liều thuốc bổ cho thân thể. Cho nên thiền hơi thở có khả năng chữa bệnh. Hơi thở tinh tế có chánh niệm sâu và nhẹ có thể lan tỏa vào mọi kinh lạc, mạch máu giúp ích rất lớn cho sức khỏe con người.

Hơi thở không được tu tập rèn luyện sẽ nặng nề, chỉ có thể giữ nó trong phạm vi giới hạn. Nếu hơi thở được tu tập nhẹ nhàng, lan tỏa đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Công phu cao nó có thể rất nhẹ đến mức vi tế, không cần phải thở bằng mũi mà có thể ý thức được hơi thở ra vào qua từng lỗ chân lông trên khắp thân thể lục phủ ngũ tạng

Bộ phận nào trong cơ thể bị đau, hãy tập trung vào hơi thở dẫn qua nơi đó sẽ giúp làm giảm đau, cho đến chữa lành nếu nội tâm sức chánh niệm mạnh mẽ. Ví dụ bị đau ở đầu, hãy tập trung dẫn hơi thở đến vùng đầu bị đau sẽ làm cho lắng dịu lập tức.

Có người nghĩ rằng những vị đại sư thiền sư thực hành thiền, biết trước giờ ngày chết là rất cao siêu, vi diệu, thần thánh. Thực ra người tu tập thiền hơi thở, quan sát sâu sắc, biết như thật về hơi thở và biết rõ khi nào mình ngừng thở. Tùy theo công phu đạo hạnh cao thấp mà các vị ấy biết trước bao lâu mình sẽ ngưng thở hoặc giả có thể làm chủ được việc ngừng thở.

Thực hành thiền hơi thở theo Thất giác chi sẽ phát triển chánh niệm, tỉnh giác, sáng suốt. Chi giác ngộ thứ nhất là niệm sẽ phát khởi, phát triển liên tục đến sự thành tựu trọn vẹn.

An trú trong chánh niệm để quán chiếu và quyết trạch về các pháp thì chi giác ngộ thứ hai được sinh khởi và phát triển, thành tựu tiến dần đến sự trọn vẹn. An trú trong quán chiếu và quyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chãi thì chi giác ngộ thứ ba được sinh khởi và phát triển, đó là tinh tấn sẽ tiến dần đến sự thành tựu trọn vẹn. An trú vững chãi và bền bỉ trong sự hành trì tinh tấn thì chi giải thoát thứ tư là hỷ được sinh khởi và phát triển sẽ tiến dần đến sự thành tựu trọn vẹn.

Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, thân và tâm mình nhẹ nhàng an tịnh, chi khinh an khơi lên phát triển dần đến thành tựu. An trú trong khinh an, chi định sẽ phát khởi, phát triển, dần thành tựu trọn vẹn. Tâm an trú trong định, chi xả phát khởi, phát triển liên tục dần đến thành tựu trọn vẹn viên mãn.

Biết đúng như thật về tâm, biết đúng như thật về hơi thở là cơ sở để biết đúng như thật về vạn pháp, thông suốt chân lý, thành tựu giác ngộ.

Tóm lại hiểu đúng như thật về hơi thở, thực hành thiền hơi thở hàng ngày, trước mắt giúp ta sống có an vui hạnh phúc chất lượng minh triết hơn, cuối cùng có thể đạt đến thấu suốt chân lý giác ngộ giải thoát, vượt ra khỏi phiền não khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Mạng con người

Một hơi thở

Tập thiền niệm xứ

Quán niệm hơi thở

Khoẻ thân tâm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thực hành thiền hơi thở hàng ngày

Phật giáo thường thức 14:42 17/12/2024

Hơi thở mà chúng tôi nói ở đây không chỉ là hơi thở vật lý mà còn là hơi thở thiền. Thiền Tứ niệm xứ, trong đó phương pháp niệm hơi thở rất quan trọng, là cơ sở hình thành các phương pháp thiền khác của Phật giáo, kể cả Thiền tông đại thừa (tức là thiền tổ sư).

Niệm Phật giúp ta an ổn cả đời này và đời sau

Phật giáo thường thức 12:15 17/12/2024

Niệm Phật với tâm chí thành chuyên nhất là giải pháp vạn năng và đơn giản nhất giúp chúng ta giải quyết tất cả mọi khó khăn bất an trong cuộc đời, hướng đến một đời sống lương thiện, bình an và tốt đẹp.

Vì sao con người không có ánh hào quang?

Phật giáo thường thức 10:26 17/12/2024

Hỏi: Phật thì có ánh hào quang, nhưng sao con người chúng ta không có ánh hào quang?

5 lợi ích khi nghe Pháp: Bí quyết để cuộc sống an lạc hơn mỗi ngày

Phật giáo thường thức 09:44 17/12/2024

Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều khó khăn, áp lực. Nhưng nếu hiểu được bản chất của những khó khăn ấy, chúng ta sẽ có cách giải quyết, giúp cuộc sống nhẹ nhàng, an lạc hơn. Nghe Pháp Phật là một phương pháp giúp khai mở trí tuệ, thấu hiểu bản chất cuộc đời và biết cách chuyển hóa những khó khăn.

Xem thêm