Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thước đo người tu

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không?

 Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không ?

Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v...

Những cái đó có phải là tu không ?

Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không ?

-Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?

-Còn dễ nổi sân hay không ?

Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.

Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.

Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.

-Còn kiêu căng ngã mạn hay không?

-Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác.

-Thích được khen ngợi, tâng bốc.

Còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết ? Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.

Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật.

Ngoài ra một người tu cần phải có ít nhất những đức tính sau đây :

-Biết làm phước, bố thí.

Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.

-Nói lời ái ngữ.

Có người học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

-Từ, bi, hỷ, xả.

Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành.

-Khiêm cung và lễ độ.

Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.

Nếu chưa có những đức tính này thì cũng chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Về nhà

Phật pháp và cuộc sống 15:40 20/04/2024

Ông già đó cuối cùng cũng trở về sau gần bốn mươi năm bôn ba lưu lạc. Người làng không còn mấy ai nhận ra ông già từng là đứa trai làng ngoan nhất, cũng từng là gã đàn ông tu rượu như nước lã.

Hội luận: Lòng yêu thương (1)

Phật pháp và cuộc sống 15:15 20/04/2024

Ba vào đời nặng nghiệp duyên báo chí, văn chương, không hơn ai nhưng sống đúng với cái đạo mà văn chương nghệ thuật xem là tôn chỉ: Chân, Thiện, Mỹ.

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Phật pháp và cuộc sống 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật pháp và cuộc sống 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm