Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/09/2023, 08:15 AM

Tu ba nghiệp: Thân, khẩu, ý

Tu là chuyển đổi thân, miệng, ý được trong sạch, để nghiệp lành ấy dẫn mình đi tới chỗ lành. Nếu thân, miệng, ý xấu ác thì nghiệp xấu sẽ dẫn chúng ta vào chỗ khổ đau.

Audio

Chúng ta mắt phàm tục không thấy những vật thật nhỏ, thật xa nhưng với con mắt Phật và các vị chứng A-la-hán thấy rõ ràng. Có những loài thấp hơn loài người thấy được những gì người không thấy.

Như mấy con chó trong xóm, người ăn thịt chó đi vô xóm, dù tay không xách dụng cụ bắt chó mà đi tới đâu nó sủa rần tới đó.

Nó thấy cái gì? Nó thấy nghiệp ác độc của người đó mà mắt mình không thấy. Thế nên đừng vì lý do chúng ta không thấy mà nói không có.

Sức mạnh của nghiệp dẫn chúng sanh đi trong lục đạo, nó không có tướng mạo thô để chúng ta thấy nhưng nó vẫn có tướng vi tế.

Vì vậy người tạo nghiệp lành, nghiệp dữ sẽ bị nghiệp lực của mình dẫn đi thọ sanh trong cõi lành, cõi dữ.

Chúng ta là Phật tử muốn đi đường tốt thì phải tạo nghiệp lành.

Tạo bằng cách nào?

Bằng thân, miệng, ý của chính mình.

Tu là chuyển đổi thân, miệng, ý được trong sạch, để nghiệp lành ấy dẫn mình đi tới chỗ lành.

Nếu thân, miệng, ý xấu ác thì nghiệp xấu sẽ dẫn chúng ta vào chỗ khổ đau.

Thân khẩu ý là gì theo quan niệm Đạo Phật?

01

1. Thân làm gì để tạo nghiệp lành?

Thân giúp đỡ những người khổ sở, đói khát, bị tai nạn v.v…

Ta giúp họ bớt khổ, người bệnh sớm lành bệnh, đó là tạo nghiệp lành.

Ngược lại, chúng ta muốn đánh người này, đập người kia, giết người nọ là tạo nghiệp dữ.

Hoặc đối với con vật không thương tiếc, vật lớn vật nhỏ gì cũng muốn giết.

Những người như vậy là tạo nghiệp dữ.

Tạo nghiệp dữ thì sức dẫn của nghiệp đẩy tới chỗ khổ, chớ không phải trời Phật hành phạt đâu.

Người đời không biết cứ tưởng có một đấng nào cầm cân nẩy mực, ghi sổ sách, chừng nào mình chết người đó kêu lên chỗ lành hoặc đày xuống chỗ dữ.

Đó là tưởng tượng không phải lẽ thật.

Phật dạy chúng ta tu để tránh nghiệp dữ, tạo nghiệp lành, làm sao hiện đời mình sống tốt mà vị lai cũng được tới chỗ tốt.

2. Kế đến miệng.

Miệng chúng ta luôn nói lành hay cũng có khi nói lời dữ?

Điểm này Phật tử dè dặt một chút.

Hành động nơi thân thô nên ta kềm chế dễ, còn miệng tế hơn nên khó kiểm soát được.

Nếu giận ai nói lành được không?

Không nói lành được thì nói dữ.

Nói dữ là tạo nghiệp dữ.

Nói dữ cũng có nhiều loại, nói dữ trong cái tương đối và nói dữ tuyệt đối.

Ví dụ nguyền rủa ai chết đi hoặc dùng lời nói làm cho người ta bị tù tội… đó là nói dữ tuyệt đối.

Còn nói dữ tương đối là buồn giận trách cứ người xấu dở, thế này thế kia mà chưa làm cho người ta khổ.

Chúng ta kiểm lại từ bé tới giờ, mình nói dữ nhiều hay nói lành nhiều?

Bằng nhau. Bằng nhau không biết nghiệp đẩy đi đâu đây?

Nếu dữ thì đi cõi dữ, lành thì đi cõi lành, còn quân bình thì không biết đi cõi nào?

Thật ra cũng có chỗ đi.

Nếu nghiệp cực lành như tu Thập thiện thì lên cõi trời, còn lành dữ bằng nhau như Phật tử giữ năm giới thì trở lại làm người tốt.

Nếu người không giữ năm giới, hoặc chỉ phạm một hai giới thì đời sau cũng được làm người, nhưng có những khiếm khuyết.

Như người không giữ giới trộm cướp, đời sau được làm người thì nghèo đói, khổ sở.

Nhìn trong xã hội chúng ta thấy có người siêng năng làm bao nhiêu, rồi bị bệnh hoạn cũng không còn.

Có những người phước đức đầy đủ, có những người tật nguyền… tất cả đều là người, nhưng không trọn vẹn.

Vì vậy nghiệp sẽ dẫn chúng ta tới chỗ tương ưng với nhân mình đã tạo, không bao giờ không có chỗ đi.

Còn nghiệp là còn có chỗ đi.

Đi đâu cũng phải đi, hoặc trong cảnh tốt trong cảnh xấu thôi.

Người sanh ra trong gia đình quan lớn hoặc nhà giàu to thì họ hưởng liền.

Còn người có nghiệp lành nhưng không khá thì tới chỗ bình thường.

Người nghiệp lành ít sẽ đến những chỗ khổ hơn.

Hiểu như vậy chúng ta cố gắng nỗ lực tạo nghiệp lành cho được vuông tròn.

Vì vậy quí vị ráng giữ cho tròn năm giới, đời sau trở lại làm người bảo đảm tốt đẹp, không có những tệ hại.

3. Đến ý nghĩ.

Ý chúng ta luôn luôn nghĩ tốt, nghĩ phải hay cũng có khi nghĩ xấu, nghĩ bậy?

Người nghĩ tốt nhiều, người nghĩ xấu nhiều phải không?

Ý mới nhìn nó chưa thành nghiệp, bởi vì nếu ý nghĩ xấu mà miệng không nói xấu, thân không làm xấu thì chưa thành nghiệp, nhưng nó lại là chủ tạo nghiệp.

Vì vậy đối với ý chúng ta dè dặt nhiều nhất.

Có khi nào mở miệng chửi người ta mà tự chửi đâu, có giận có tức trong lòng mới chửi được chứ!

Cho nên động cơ chủ là ý.

Ý nghĩ lành nghĩ dữ, từ đó khởi ra miệng và hành động.

Nên người biết tu phải cố gắng gìn giữ ý, giữ thân miệng mà không giữ ý thì không bảo đảm.

Chúng ta kiểm lại ý nghiệp của mình có được trong sạch không?

Tất cả đều lắc đầu. Đó là một khuyết điểm lớn.

Người tu không chỉ thấy cái xấu dở ở ngoài thôi, mà còn thấy cả cái xấu dở ở trong nội tâm mình, để cố gắng điều phục nó, dọn dẹp cho nó trong sạch, yên ổn.

Đó là người tu kỹ, tu chín chắn.

Nếu ý nghiệp thanh tịnh thì chắc chắn thân, miệng sẽ được thanh tịnh.

Vì vậy chúng ta mới hiểu tại sao mình phải vô chùa tụng kinh, ngồi thiền.

Để chỉnh lại ý nghiệp của mình, làm sao cho tâm ý luôn nhớ Phật, không nghĩ bậy, tập luyện lâu ngày như vậy trở thành thuần thục.

Cho nên tu theo đạo Phật, ý nghiệp là tối quan trọng, nó là mấu chốt tạo nên tội khổ hay quả an vui cho mình mai kia.

Như vậy rõ ràng ba nghiệp là chỗ tạo nhân đưa đẩy chúng ta tới nơi lành dữ, tốt xấu… cho nên hằng ngày ta phải tu ba nghiệp.

Nhiều Phật tử cho rằng tu là rằm, ba mươi đi chùa sám hối, mà về nhà cũng y nguyên không sửa đổi những nghiệp xấu, như vậy không thể gọi là tu được.

Chữ tu là sửa đổi, sửa đổi ba nghiệp từ xấu thành tốt, từ dữ thành hiền.

Nếu để nguyên nghiệp xấu rồi lạy Phật, xin cho con cái này cái nọ, Phật không cho thì buồn nói Phật không linh, thế là tìm bà này ông nọ linh hơn.

Như vậy có tu không?

Đó là đi xin chớ không phải đi tu.

Chúng ta học Phật cần hiểu cho thật rõ, tu là chuyển hóa ba nghiệp từ xấu dở trở thành hay tốt.

Trong kinh Phật có dạy, “tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp thường trong sạch, đồng với Phật về cõi Phật.

Phật tử tu nhưng không chịu nhớ, không chịu thấy gốc của sự tu thì làm sao tu đúng được.

Tu không đúng thì không đạt được kết quả tốt đẹp.

Chúng ta ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống tu hành phải nhớ rõ cái gì là căn bản, cái gì không phải căn bản.

Quí Phật tử hay cầu xin Phật Bồ-tát cho, phần nhiều phái nữ mắc bệnh này.

Chữ tu khác với chữ xin.

Ví dụ một người Phật tử rất thuần thành, khi có việc sắp đi đâu, lại thắp hương bàn Phật nguyện Phật gia hộ cho con đi đường bình yên.

Nhưng đến đâu đó ai chọc tức liền đánh nhau với người ta, như vậy có bình yên không?

Chúng ta giữ ba nghiệp của mình thì bảo đảm được bình yên, chớ xin Phật mà không giữ ba nghiệp thì cũng không bảo đảm.

Như vậy rõ ràng giữ ba nghiệp hiệu nghiệm hơn cầu xin đức Phật rồi.

Cho nên cầu xin là tưởng tượng thiếu thực tế.

Đức Phật đã từng tuyên bố rằng ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai.

Vậy mà Phật tử cứ kèo nèo xin hoài.

Nên đạo Phật rất thực tế mà Phật tử không khéo trở thành mê tín, không thực tế.

Người hiểu Phật cần tu chớ không cần xin.

Cầu Phật cho không bằng biết tu, biết sửa mình.

Nếu cho được thì Phật không nói nhân quả, làm nhân lành được hưởng quả lành, làm nhân ác phải chịu quả ác.

Phật tử cứ tưởng Phật chen vô luật nhân quả, can thiệp cho mình, cầu điều gì không như ý thì trách Phật nữa chứ, “đệ tử đi chùa hoài mà Phật không độ”.

Hiểu đạo Phật như thế là hiểu một cách nông nổi, không đúng với ý nghĩa Phật dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiền lười

Kiến thức 12:10 10/04/2024

Tôi muốn chia sẻ với bạn cách để chứng ngộ qua việc lười! Đúng vậy, bạn không cần phải làm gì đặc biệt để đạt được điều này, bởi vì lười là một phần không thể tách rời khỏi bản tính của bạn.

Sống có giá trị

Kiến thức 12:00 10/04/2024

Có khi nào chúng ta tự hỏi, ta sống là vì cái gì, có giá trị gì cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đây có lẽ là câu hỏi mà ai cũng muốn biết, vì ai cũng muốn sống có giá trị và ý nghĩa.

Nếu có 5 đức tính này thì người tu ở đâu cũng được thương kính

Kiến thức 11:22 10/04/2024

Thực tế hiện nay, một số Tỷ-kheo trẻ cũng khá vất vả trong việc tìm cho mình một trụ xứ để nương tựa tu học. Thực trạng này hẵn có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết mỗi chúng ta phải tự xem lại mình như lời Phật đã dạy...

Suy niệm về vô thường để sống có ý nghĩa hơn

Kiến thức 10:08 10/04/2024

Bản chất của cuộc sống, của cõi luân hồi là vô thường. Chúng ta thường không ý thức được về điều này bởi luôn mải mê với vô số ham muốn, tham vọng, hạnh phúc và khổ đau... để chúng cuốn trôi chúng ta qua hết tháng ngày như những dòng thác lũ.

Xem thêm