Tiếng hát Thái Thanh trong dòng nhạc Đạo ca
Cố ca sĩ Thái Thanh trong sự nghiệp ca hát của mình ít thấy có nhiều sự kiện liên quan đến Phật giáo nhưng chỉ một vài chi tiết thôi cũng đủ ghi đậm hình ảnh của Bà đối với những bái hát có liên quan đến hệ tư tưởng của Phật giáo.
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh (1934 – 2020). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh (Để gần gũi hơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid - 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay (nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức Phật giáo) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
Cố ca sĩ Thái Thanh trong sự nghiệp ca hát của mình ít thấy có nhiều sự kiện liên quan đến Phật giáo nhưng chỉ một vài chi tiết thôi cũng đủ ghi đậm hình ảnh của Bà đối với những bái hát có liên quan đến hệ tư tưởng của Phật giáo. Các đây ít năm, người viết bài này có nói đến tiếng hát của bài cùng với Ban hợp ca Thăng Long qua bài hát bất hủ “Phật giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan, thu thanh trong dĩa nhựa Sóng nhạc trước năm 1975 (bài “Ước Mơ Nhỏ, Niềm Vui Lớn “). Chỉ một giọng ca của Bà cất lên trong bài hát này mà các giọng ca còn lại trong Ban Thăng Long (Hoài trung, Thái Hằng, Hoài Bắc-tức Phạm Đình Chương, và Khánh Ngọc)(Ảnh Ban Thăng Long ) như đã làm nền theo phong cách hòa âm có nghệ thuật cao.
Điều mà ngày nay, dù chúng ta đã có nhiều dàn hợp xướng, họp ca bài “Phật giáo Việt Nam” (PGVN) mà nghe vẫn như chưa toát lên hết sự khẳng khái và cương nghị của PGVN như cách hát của Bà khi ấy, dù rằng âm thanh ngàn nay đã có tiến bộ rất nhiều. Bài hát đó với giọng ca của Bà còn là một phần kỷ niệm rất lớn đối với những người con Phật thời ấy vào các ngày đại lễ của Phật giáo trên sóng phát và truyền hình, trong đó có tuổi thơ người viết.
Tuy nhiên dấu ấn lớn nhất và còn là sự kiện nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ Phạm Duy (1921 – 2013 ) và giọng ca của Bà là vào năm 1970, với 10 bài thơ thiền của nhà thơ Phạm Thiên Thư (khí đó còn là tu sĩ Phật giáo) được Phạm Duy phổ nhạc, lấy tựa đề “10 Bài Đạo Ca". Tất cả và duy nhất cũng vẫn là giọng hát tuyệt vời của Bà thể hiện.
Tuyển tập 10 bài Đạo ca ấy gồm: Đạo Ca thứ nhất: Pháp Thân, Đạo Ca Thứ hai: Đại Nguyện, Đạo Ca Thứ ba: Chàng Dũng Sĩ Và con Ngựa Vàng, Đạo Ca bốn: Quán Thế Âm, Đạo Ca năm: Một Cành Mai, Đạo Ca sáu: Lời Ru Bú Mớm Nâng Niu, Đạo Ca bảy: Qua suối mây Hồng, Đạo Ca tám: Giọt chuông cam Lộ, Đạo Ca chín: Chắp tay Hoa, và Đạo Ca mười: Tâm Xuân. Chưa kể trước và sau tuyển tập Đạo Ca này, nhạc sĩ Phạm Duy còn phổ hơn 10 bài thơ thiền khác của Phạm Thiên Thư cũng do tiếng hát Thái Thanh thể hiện như Em Lễ Chùa này, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Huyền Thoại Tên Một Vùng Biển, Loài Chim Bỏ Xứ, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu và nhất là bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị hẳn nhiều thế hệ đã qua đã được một lần được nghe qua.
Đời sống âm, ca nhạc và lời Phật dạy về niềm vui trong chính Pháp
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước đây và cả sau này cũng có nhiều ấn tượng mạnh về giọng hát của Thái Thanh và những năm 80 Bà cũng từng đem tiếng hát của mình đến Làng Mai hát phục vụ. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có nói một câu rất sâu đậm ý nghĩa về giọng hát của Bà “Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước năm ngàn năm vế sau” (Nguồn: Chánh Quán).
Đó là những dấu ấn trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Thái Thanh có liên quan đến Phật giáo và chúng ta vẫn tự hào nói về điều đó mỗi khi nhắc đến anh ca Thái Thanh – Tiếng hát vượt thời gian đã từng thả những thanh âm, thanh thoát của mình trên từng phím đàn có bóng dáng của những Càn Thát Bà và chim ca lăng tần già vút cao giữa trời mây.
Không gì hơn, với những người con Phật, xin góp lời cầu nguyện hương linh Bà an dựa chốn cửu phẩm liên đài. Tiếng hát Phật giáo Việt Nam của Bà vẫn còn vang vọng đó đây, trên đất nước này. .
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chớp mắt bỗng thấy đời quá hư vô
Góc nhìn Phật tử 16:31 18/11/2024Dạo này cảm xúc của mình bị trôi tuột đâu mất, phần vì bận rộn với các dự án riêng và chung, các lớp học online cũ và mới, quay qua quay lại sắp hết một năm.
Con đường tu tập của Phật, người ta tìm thấy bình yên đích thực
Góc nhìn Phật tử 15:00 18/11/2024Con đường tu tập của Phật là một cuộc hành trình tâm linh mang lại sự thấu hiểu và bình yên đích thực. Con đường tu tập của Phật không chỉ là hành trình tìm kiếm bình yên, mà còn là hành trình tự thân phát triển và hiểu biết sâu sắc về bản chất của muôn loài vạn vật.
Phép màu từ lòng từ bi của Mẹ hiền Quán Thế Âm
Góc nhìn Phật tử 13:10 18/11/2024Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện đã thay đổi sâu sắc niềm tin và lòng biết ơn của tôi dành cho Mẹ hiền Quán Thế Âm. Đây là câu chuyện thật xảy ra trong gia đình tôi, một trải nghiệm mà tôi tin rằng sự hiện diện của Bồ-tát đã mang lại phép màu.
Tứ trọng Sư
Góc nhìn Phật tử 08:29 18/11/2024Hơn hai tháng trước, vợ chồng tôi đưa hai con đi dự lễ Khai giảng mùng năm tháng chín tại trường Nguyễn Du cho cháu gái lớp Tám và trường An Cựu cho cháu trai lớp Hai.
Xem thêm