Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tiếng Phạn với Phật giáo Việt Nam

Mặc dầu trong qua khứ cũng như hiện tại, đại đa số giới Phật tử Việt Nam hầu như chỉ biết đến Phật pháp qua kinh sách chữ Hán, nhưng thật ra có thể nói rằng Phật pháp được truyền đến nước ta bằng tiếng Phạn trước tiếng Trung Quốc.

 Thật vậy, vấn đề người Việt Nam chúng ta tiếp cận với Phật pháp qua tiếng Phạn khá sớm có thể được chỉ ra trong các tình huống sau đây:

1. Nhà sư Phật Quang: theo sử liệu thì Phật giáo được truyền vào nước ta đầu tiên dưới thời Hùng Vương bởi nhà sư Ấn Độ tên Phật Quang. Ngài truyền Phật pháp cho Chữ Đồng Tử tại núi Quỳnh Viên ở cửa Sốt thuộc Hà Tĩnh. Nhà sư nầy chắc chắn là người Ấn Độ, và Phật pháp ngài truyền tất nhiên qua tiếng Phạn. Và cũng tất nhiên là vào thời kỳ Chử Đồng Tử chưa hề có sách Phật giáo bằng chữ Hán ở nước ta.

2. Nhà sư Khâu Đà La được biết rõ là người nước Tây Thiên Trúc vào khoảng năm 189 đã đến truyền Phật pháp cho hai cha con Tu Định và Man Nương và lập nên hệ thống Tứ Pháp (Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện) tại chùa Pháp Vân còn lưu lại đến ngày nay.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trì chú bằng tiếng Phạn mới linh ứng?

3. Nhà sư Khương Tăng Hội: Trong thế kỷ thứ 3, có Khương Tăng Hội sinh ra, lớn lên ở nước ta với mẹ người Việt, cha người thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ. Nhà sư Khương Tăng Hội, thông thạo chữ Hán lẫn tiếng Phạn. Ngài đã chú giải kinh An ban thủ ý. Ngài đã qua Trung Quốc truyền Phật pháp và viên tịch ở Nam Kinh năm 280.

4. Nhà sư Đạo Thanh, người Việt, là đệ tử của ngài Khâu Đà La và tất nhiên phải giỏi chữ Phạn vì đã bút thọ kinh Pháp hoa tam muội do nhà sư Ấn Độ Chi Cương Lương Tiếp dịch,...

Những sự kiện trên cho thấy tiếng Phạn với Phật pháp đã đến dân tộc ta khá sớm, sớm hơn Phật pháp bằng chữ Hán…

Ngày nay, các thế hệ trẻ của Phật giáo Việt Nam, không những cần am hiểu chữ Hán mà còn cần am hiểu chữ Phạn (theo Phật giáo Bắc tông hay Đại Thừa), Pāli (theo Phật giáo Nam tông hay Tiểu Thừa) để học tập, nghiên cứu và khi cần có thể truy cứu ý nghĩa đích thực của lời Phật dạy và lời của các Thánh tăng từ các nguồn kinh tiếng Phạn, Pāli.

Việc truy tìm nguyên gốc tiếng Phạn sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong việc giúp cho người Phật tử Việt Nam đọc tương đối đúng âm của các từ tiếng Phạn vốn được phiên âm ra tiếng Trung Quốc trong kinh văn mà không dịch nghĩa…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm