Tiểu hiếu - Trung hiếu - Đại hiếu, bạn đã làm được điều gì?
Một mùa Vu Lan lại về, đây là mùa báo hiếu nhắc nhở người đệ tử Phật đền đáp bốn ơn, trong đó có công ơn của đấng sinh thành dưỡng dục.
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng chúng ta phải thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chính pháp để cha mẹ và chúng ta đều được lợi lạc? Đức Phật dạy rằng, công đức của người có Tiểu hiếu, Trung hiếu chỉ bằng nắm đất trong móng tay Phật. Còn tâm Đại hiếu rộng mở, hướng về cha mẹ, ông bà, cửu huyền thất tổ trong nhiều đời, nhiều kiếp, công đức ấy bằng cả trái địa cầu.
Những món chay ngon cho mùa Vu Lan
“Hiếu” nghĩa là gì? “Hiếu” là tâm tri ân, biết ơn. Mỗi chúng ta đều không thể tự sinh ra, không tự dưng đến với cuộc đời. Cho dù một cái máy cũng cần có người tạo ra, lắp ráp các bộ phận với nhau mới thành. Bất cứ con người hay vạn pháp xuất hiện trên đời này đều mang nặng thâm ân. Nếu không biết tri ân, chúng ta trở thành máy móc, vô tình, vô nghĩa.
Chúng ta vẫn thường đỉnh lễ tứ trọng ân: (1) Ân của đất nước, quê hương, (2) Ân của quốc gia xã hội, (3) Ân của thầy bạn, (4) Ân của cha mẹ. Trong bốn ân đức đó, gần gũi nhất, dễ cảm nhận nhất vẫn là ân đức cha mẹ. Chúng ta ai cũng từng được ấp ủ trong vòng tay của mẹ, được dìu dắt trong tình thương của cha, được che chở, nuôi nấng cho tới khi lớn khôn. Khi trưởng thành, lập gia đình, bận rộn con cái, công việc, chúng ta dễ dàng quên đi ân nghĩa mẹ cha.
Mùa Vu Lan nhắc chúng ta tưởng nhớ về ân sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, dù còn tại thế hay đã quá vãng. Nếu còn cha mẹ tại thế, chúng ta sẽ quay trở về bên vòng tay từ ái của bậc sinh thành để ý thức được rằng mình vẫn may mắn còn mẹ, còn cha, còn có thể kịp thời báo hiếu, bằng cách vâng lời, phụng dưỡng, bằng cách khuyên cha mẹ tu hành, quy y Tam bảo để có thể nương tựa vào con đường tâm linh. Với những ai cha mẹ đã quá vãng, tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu, chúng ta nên phát nguyện tụng kinh, niệm Phật, ăn chay trường trong suốt tháng, tích lũy công đức hồi hướng trọn vẹn để cầu nguyện cho cha mẹ của chúng ta được siêu thoát.
Đạo hiếu có ba cấp độ: Tiểu hiếu, Trung hiếu và Đại hiếu.
1. Tiểu hiếu là những người con biết tri ân, kính ngưỡng, vâng lời cha mẹ, không bao giờ làm gì trái ý, biết cung phụng cha mẹ lúc tuổi già. Song thân xác vốn từ vay mượn, dù con cái có ra sức cung phụng, tẩm bổ bao nhiêu, cha mẹ cũng không thể nào sống mãi, vẫn có một ngày cha mẹ phải bỏ thân này trả về cho tứ đại. Lúc ấy tinh thần của cha mẹ biết nương đâu? Đức Phật dạy rằng, lúc sống chúng ta có thể nương tựa thân nhân, nhưng khi chết ra đi chỉ có một mình. Nếu không chuẩn bị trước, tinh thần của người chết sẽ vô cùng hoảng loạn, sợ hãi. Bởi vậy, tất cả các Phật tử, nếu đã có tiểu hiếu thì cần hướng đến mức thứ hai là trung hiếu.
2. Người Trung hiếu biết hướng cha mẹ về thực hành Phật pháp, quy y Tam bảo. Nhờ vậy, sau khi bỏ thân này, cha mẹ có nơi nương tựa tâm linh, không chịu khổ lạnh lẽo, cô đơn trong cảnh trung ấm.
3. Không dừng lại ở đó, Phật tử cũng nên thực hành Đại hiếu. Trong bao kiếp trôi lăn trong luân hồi, chúng ta không chỉ có cha mẹ trong kiếp này. Nếu đã từng sinh ra làm gà, có mẹ gà xoè đôi cánh ấp ủ cho chúng ta. Nếu từng làm mèo, có mẹ mèo cho chúng ta dòng sữa. Như vậy, dù lặn ngụp bao kiếp trong biển luân hồi, kiếp nào chúng ta cũng hưởng trọn tình thương của cha mẹ. Phật tử biết tuy giờ mình được làm người, song cha mẹ nhiều đời vẫn có thể lưu lạc trong cảnh địa ngục, ngã quỷ, súc sinh. Vì vậy, tâm hiếu của Phật tử không chỉ hạn cuộc đến cha mẹ, ông bà tổ tiên trong đời này. Bạn cần mở rộng lòng mình, trải tâm hiếu thuận hướng rộng khắp đến cửu huyền thất tổ từ nhiều đời kiếp. Đấy gọi Đại hiếu.
Đã từ lâu, Vu Lan không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo, mà còn đi vào truyền thống đạo đức của dân tộc. Việt Nam vốn xem trọng hai chữ hiếu – trung, nên tinh thần Vu Lan báo hiếu cũng như Đạo Phật rất dễ hòa nhập vào phong tục tập quán của người dân. Dù là Phật tử hay không, cứ đến rằm tháng bảy, mọi người đều nghĩ đến công sinh thành của cha mẹ, ơn dưỡng dục của ông bà, tổ tiên. Nhà nhà làm lễ cầu siêu để báo ơn công đức cửu huyền thất tổ.
Trong mùa Vu Lan, là Phật tử, chúng ta cần thực hành tâm Đại hiếu, để công đức tích lũy bởi lòng Hiếu hạnh được vô lượng viên mãn!
Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm