Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/02/2020, 09:42 AM

Tìm hiểu khái quát về 'Huyễn' trong đạo Phật (I)

Huyễn có là ngay bây giờ có, nhưng lát nữa thì thay đổi rồi. Nó không hoàn toàn "Có" thuộc Thường kiến, mà cũng chẳng hoàn toàn "Không" thuộc Đoạn kiến, mà nó thuộc về Trung đạo, tức "Chánh Kiến". Còn Thường kiến và Đoạn kiến bị Đức Phật xếp vào "Tà kiến".

> Tư liệu nghiên cứu

Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na. Hiện tượng thế gian hiện hữu như trò ảo thuật tiếng Phạn gọi là Màyà, tiếng Anh là Illusion nghĩa là ảo ảnh. Bằng giác quan nhìn thấy hiện tượng thế gian như đang hiện hữu, nhưng tích tắc sau là thay đổi. Đó là đặc tính của Huyễn.

Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

Thí dụ: Bằng giác quan người ta nhận thấy sự thay đổi khi nắng, khi mưa, lúc lạnh lúc nóng. Nhìn đoá hoa lúc tươi thắm, lúc tàn phai, hoặc những ý nghĩ xảy ra trong đầu thay đổi hoài hoài. Hôm nay cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, tuần sau cảm thấy buồn bực chán đời vì đau ốm.

Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.

Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.

Tuy nhiên, có những sự việc mà giác quan con người không nhận ra.

Thí dụ: Nhìn con sông hay dãy núi... ngày này qua ngày khác..., tháng nọ qua năm kia... không thấy có gì thay đổi. Thực ra, nó đang thay đổi từng sát-na thời gian, nhưng vì hình tướng quá lớn và đời sống quá dài, nên mắt thường không thấy sự thay đổi đó, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.

Khái niệm 'Huyễn' trong kinh Vệ Đà

Từ thời cổ đại khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch, khái niệm Huyễn đã được ghi lại thành nhưng bài kệ bằng tiếng Sanskrit trong kinh Vệ Đà của Bà-La-Môn Giáo. Như vậy khái niệm Huyễn của Bà-La-Môn có trước thời Đức Phật, nhưng ý nghĩa Huyễn của Bà-La-Môn khác với Huyễn do Đức Phật chứng ngộ.

Bài liên quan

Trong kinh Vệ-Đà, người ta tin có đấng Brahman, là một đấng thần linh giống như Thượng đế, có quyền năng tạo ra vũ trụ và muôn loài, trong đó có con người. Sự biến hoá hay quyền năng của đấng Brahman trong kinh Vệ-Đà gọi là Huyễn. Do vậy chúng ta có thể xem Huyễn là không thật, nó chỉ như trò đùa, trò biến hoá của ông Brahman.

Kinh Vệ-Đà cho rằng trong con người có linh hồn. Khái niệm linh hồn này gọi là tiểu ngã, là Atman. Còn Brahman là đại ngã. Thực ra Atman cũng trong sạch cao thượng không khác gì Brahman, nhưng vì bị bức màn Huyễn của Brahman che lấp nên con người tin tưởng cuộc đời của mình do Brahman xếp đặt.

Người Ấn Độ thời cổ xưa bị khái niệm Huyễn đè nén, ức chế, khiến họ u mê không nhận ra đâu là thật đâu là giả, nên chấp nhận số phận an bài, chịu cảnh cha truyền con nối, họ tin rằng hễ sanh ra trong giai cấp nào, phải chịu giai cấp đó suốt đời. Chính vì sự u mê đó, vô hình chung củng cố thêm quyền lực cho Brahman tức Huyễn, giúp cho Brahman có cơ hội che giấu sự thật khiến con người không nhìn thấy Chân lý trong cuộc đời, không nhận ra chính mình từ đâu sinh ra và tin rằng mình có mặt ở thế gian này là do Brahman biến hoá, nên Huyễn ở đây đồng nghĩa với Vô Minh là không biết gì. Quyền năng khác của Brahman là phóng chiếu sự huyền ảo, bao trùm con người. Trong ý nghĩa này tạo nên hình ảnh Brahman như là Thượng đế.

Qua sự chứng ngộ của Đức Phật thì hiện tượng thế gian trong đó có con người được thành lập do nhiều nhân nhiều duyên phụ thuộc vào nhau mà có mặt, cũng do nhân duyên mà hoại đi và biến mất.

Qua sự chứng ngộ của Đức Phật thì hiện tượng thế gian trong đó có con người được thành lập do nhiều nhân nhiều duyên phụ thuộc vào nhau mà có mặt, cũng do nhân duyên mà hoại đi và biến mất.

Từ đó, quan niệm con người và vũ trụ là kết quả của quyền năng Brahman. Con người và thiên nhiên phụ thuộc vào thần linh. Con người cúi đầu chấp nhận số phận đã an bài, gần như là nô lệ của thần linh, họ không vùng vẫy thoát ra, mà chỉ biết cúng bái, cầu nguyện van xin thần linh điều này, điều nọ.

Tóm lại Huyễn là quyền năng của Brahman chứ không phải là Chân Lý Khách Quan. Hiểu Huyễn theo Bà-La-Môn Giáo, chúng ta nhận ra con người bị trói buộc trong những xếp đặt sẵn của thần linh. Từ đó, người ta sống với quan niệm "Có cái Ngã thường hằng bất biến trong ý nghĩa linh hồn trường cửu Àtman (tiểu ngã) khi chết sẽ nhập vào đại ngã Brahman."

Ý nghĩa 'Huyễn' trong Phật giáo

Qua sự chứng ngộ của Đức Phật thì hiện tượng thế gian trong đó có con người được thành lập do nhiều nhân nhiều duyên phụ thuộc vào nhau mà có mặt, cũng do nhân duyên mà hoại đi và biến mất. Nói cách khác hiện tượng thế gian, đủ duyên thì thành, hết duyên thì chấm dứt theo học thuyết "Lý Duyên Khởi-Pháp Duyên Sinh" dưới ảnh hưởng của quy luật "Tương Quan Nhân Quả: Cái này có cái kia có. Cái này sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không. Cái này diệt cái kia diệt". Và quy luật "Biến Dịch:  Sinh, trụ, hoại, diệt, thành".  Đây là những quy luật khách quan vận hành vạn pháp, dù có Phật ra đời hay không nó vẫn như thế!

Bài liên quan

Con người và hiện tượng thế gian không có tự tánh, nên bản thể nó Vô thường, Vô ngã, Trống không. Nhưng nói vạn vật trống không, không phải là hoàn toàn không có. Nó hiện hữu qua giác quan của con người. Nhưng nó có mà thay đổi theo thời gian không gian, nên cái thực có này nằm trong vòng tương đối, trong kinh gọi bằng từ khác là "Huyễn Có".

Huyễn Có là ngay bây giờ có, nhưng lát nữa thì thay đổi rồi. Nó không hoàn toàn "Có" thuộc Thường kiến, mà cũng chẳng hoàn toàn "Không" thuộc Đoạn kiến, mà nó thuộc về Trung đạo, tức "Chánh Kiến". Còn Thường kiến và Đoạn kiến bị Đức Phật xếp vào "Tà kiến".

hiện tượng thế gian, đủ duyên thì thành, hết duyên thì chấm dứt theo học thuyết

hiện tượng thế gian, đủ duyên thì thành, hết duyên thì chấm dứt theo học thuyết "Lý Duyên Khởi-Pháp Duyên Sinh" dưới ảnh hưởng của quy luật "Tương Quan Nhân Quả: Cái này có cái kia có. Cái này sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không. Cái này diệt cái kia diệt".

Đức Phật giảng về ‘Huyễn’ trong nhiều bài kinh

- Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật dạy Con Người do năm yếu tố: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại mà thành. Do không thực chất tánh nên con người Vô thường, Vô ngã, Trống không. Hiện tượng thế gian cũng thế, nó có mặt là do nhiều điều kiện hợp lại mà thành, nên hiện tượng thế gian cũng Vô thường, Vô ngã, Trống không, trong kinh gọi hiện tượng này là "Huyễn Có".

- Kinh Kim Cang có bài kệ nói về Huyễn như sau:

Tất cả pháp hữu vi,

Như mộng, huyễn, bọt, bóng,

Như sương, như điện chớp,

Nên quán tưởng như thế.

Bài liên quan

- Pháp hữu vi: Các pháp do nhiều điều kiện thành lập được gọi là pháp hữu vi. Thí dụ như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, mặc quần áo, chải đầu, tắm rửa ... Các sự kiện này đều là các pháp hữu vi. Con người do năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành, nên con người là pháp hữu vi. Bốn đại đất, nước, gió, lửa là pháp hữu vi. Sáu căn, sáu trần (hiện tượng thế gian) là pháp hữu vi. Mười hai xứ, mười tám giới cũng là pháp hữu vi.

Nội dung bài kệ ám chỉ tất cả các pháp hữu vi ở trên đời này đều như "mộng, huyễn, bọt, bóng" hay như "sương, như điện chớp". Chúng ta phải coi các pháp hữu vi như sáu thứ nói trên, nên theo như vậy mà quán. Vậy chúng ta quán như thế nào?

- Mộng: Là chiêm bao không thật. Nếu chúng ta biết mình đang ở trong mộng, trong chiêm bao tức là không phải mộng, không phải chiêm bao, vì ngay lúc đó chúng ta đang tỉnh thức. Mộng là cõi mơ là chiêm bao. Bây giờ chúng ta nói đời người là mộng có nghĩa là chúng ta đang sống trong mộng trong mơ không thật, vì tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong đời đều thay đổi như huyễn như mộng.

Huyễn: Là huyễn hoặc, hư ảo, phù du, ảo ảnh, giả dối. Thí dụ một nhà ảo thuật biểu diễn cưa một người làm ba khúc, đặt cái đầu ở chỗ này, thân hình ở chỗ kia, và tay chân ở chỗ nọ.

Huyễn: Là huyễn hoặc, hư ảo, phù du, ảo ảnh, giả dối. Thí dụ một nhà ảo thuật biểu diễn cưa một người làm ba khúc, đặt cái đầu ở chỗ này, thân hình ở chỗ kia, và tay chân ở chỗ nọ.

- Huyễn: Là huyễn hoặc, hư ảo, phù du, ảo ảnh, giả dối. Thí dụ một nhà ảo thuật biểu diễn cưa một người làm ba khúc, đặt cái đầu ở chỗ này, thân hình ở chỗ kia, và tay chân ở chỗ nọ. Chúng ta là khán giả nhìn lên thấy cái đầu vẫn lắc lư, mắt vẫn mở to nhìn qua nhìn lại, và miệng thì cười toe. Loại thần thông này chỉ là một trò ảo thuật trông như thật, nhưng đó chẳng phải thật mà chỉ là cảnh ảo là phù phép của nhà ảo thuật biết giấu giếm và che mờ mắt khán giả.

Bài liên quan

Nếu chúng ta hiểu thấu Phật pháp thì biết rằng mọi sự trên đời này thay đổi liên miên giống như trò ảo thuật. Cái thế giới này hư ảo, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, khi nhân duyên tan rả thì nó cũng tan rả theo. Nếu không hiểu rõ Phật pháp chúng ta cũng giống như khán giả đang xem xiếc, bị trò ảo thuật làm cho mê hoặc, nhìn cảnh ảo trên sân khấu cho là thật.

Trong cuộc sống vui, buồn, hạnh phúc, thành công, thất bại, tuy là có thật ngay lúc đó, rồi sẽ đổi thay không ở mãi với mình, nên trong kinh gọi là "Huyễn Có". Nhận ra mọi sự vật trên đời đều huyễn thì chúng ta không bị các trò ảo thuật mê hoặc.

- Bọt: Vừa xuất hiện thì tan rã ngay, nó như hư ảo chẳng thật, còn bóng tức là ảnh của một hình tướng, nhưng bóng người thì tuỳ thuộc theo thân người. Vì có hình mới có bóng. Hình là thật, bóng là hư giả. Hiểu sâu sắc hơn, thì hình tướng thật cũng là hư dối, chẳng phải thật có. Nếu không tin, chúng ta thử chấp vào hình hài này xem chúng ta có bảo trì, giữ nó đẹp đẽ khoẻ mạnh hoài hay là hình hài này vẫn phải chết?

- Như sương, như điện chớp: Buổi sáng sớm, lúc thức dậy, chúng ta thấy trên hoa cỏ còn đọng lại những giọt sương, nhưng khi mặt trời ló dạng, ánh nắng chiếu xuống thì sương tan, không còn nữa. Điện chớp cũng là hiện tượng thoáng qua, bất thường như vậy.

Nếu chúng ta hiểu thấu Phật pháp thì biết rằng mọi sự trên đời này thay đổi liên miên giống như trò ảo thuật. Cái thế giới này hư ảo, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, khi nhân duyên tan rả thì nó cũng tan rả theo.

Nếu chúng ta hiểu thấu Phật pháp thì biết rằng mọi sự trên đời này thay đổi liên miên giống như trò ảo thuật. Cái thế giới này hư ảo, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, khi nhân duyên tan rả thì nó cũng tan rả theo.

- Nên quán như thế: Nếu nhìn mọi sự theo cách đó, tức nhìn hiện tượng thế gian là "Huyễn Có" thì tâm chúng ta rổng rang quảng đại không bị sự vật gì ràng buộc. Bởi tâm không bị ràng buộc, không bị ngăn ngại, nên khi gặp sự cố buồn phiền đau khổ gì thì mình tự nhủ: "Cuộc đời là Huyễn. Chuyện gì rồi cũng qua, cũng thay đổi!"

- Trong "Tương Ưng Bộ Kinh tập III - Thiên Uẩn, phẩm Hoa", Đức Phật nêu lên Tánh Huyễn của Con người (Ngũ uẩn) như sau:

Sắc như đống bọt

Thọ như bong bóng nước

Tưởng như ráng mặt trời,

Hành như thân cây chuối

Thức như trò ảo thuật.

Nội dung bài kệ như sau:

Bài liên quan

- Sắc tựa như đống bọt: Đống bọt không có cái lõi cố định, vững chắc, nó tầm phồng, trống rỗng, nhẹ xốp, rất dễ tan vỡ không tồn tại lâu. So sánh sắc tức tấm thân ngũ uẩn với đống bọt, thực chất cả hai giống như nhau. Thân con người do nhiều điều kiện hợp thành, nó không có cái lõi cố định, nên nó thay đổi theo chu kỳ Sinh, Trụ, Hoại, Diệt, Trở thành cái khác. Do vậy thực chất Ngũ uẩn tuy hiện tại có nhưng rồi nó sẽ biến hoại. Cái có này là cái có tương đối, trong kinh gọi là "Huyễn Có".

- Cảm thọ ví như bong bóng nước: Một bong bóng nước vô cùng yếu ớt, không ai có thể nắm bắt được, vì nó sẽ vỡ ra ngay sau khi mới thành hình. So sánh cảm thọ như bong bóng nước, ý nói cảm thọ thoáng hiện lên khi tiếp xúc đối tượng, chúng không tồn tại cố định lâu dài. Khi cảm xúc xuất hiện, nó chấm dứt trong thời gian của một cái búng móng tay. Ý nói tình cảm vui buồn của con người cũng Huyễn vì nó thay đổi nhanh chóng.

Nếu không hiểu rõ Phật pháp chúng ta cũng giống như khán giả đang xem xiếc, bị trò ảo thuật làm cho mê hoặc, nhìn cảnh ảo trên sân khấu cho là thật.

Nếu không hiểu rõ Phật pháp chúng ta cũng giống như khán giả đang xem xiếc, bị trò ảo thuật làm cho mê hoặc, nhìn cảnh ảo trên sân khấu cho là thật.

- Tưởng như ráng mặt trời: Ráng nắng hiện lên làm sáng cảnh vật, rồi xụp xuống biến mất. Ráng nắng ẩn hiện rồi biến nhanh như ảo ảnh. Những thứ cảm xúc phát xuất từ cảm Thọ sẽ thay đổi không trường tồn. Do ảnh hưởng từ cảm Thọ mà tri giác, tư tưởng của con người cũng thay đổi giống như ráng nắng chiều.

- Hành tựa như cây chuối: Thân cây chuối là một tập hợp của nhiều lớp vỏ, mỗi lớp vỏ dày mỏng có đặc trưng riêng của nó. Hành là một tập hợp của nhiều hiện tượng giống như thân cây chuối. Mỗi hiện tượng có đặc điểm riêng của nó như tâm hành vui, tâm hành buồn, thương, ghét v.v...

Bài liên quan

- Thức như trò ảo thuật: Những suy nghĩ so sánh phân biệt sẽ thay đổi nếu tâm Hành thay đổi, cho nên Ý thức cũng không có cái cốt lõi riêng của nó. Sự suy nghĩ trong tâm thay đổi liên miên. Khi Tưởng điên đảo thì Hành cũng điên đảo và Ý thức cũng sai lệch điên đảo theo. Nên nói Ý Thức như trò ảo thuật là như vậy.

Tóm lại, năm uẩn đều không có tự ngã nên con người là Vô ngã, Vô thường. Không chấp nhận quy luật này thì Khổ. Ngã là đầu mối của biển khổ, nếu nhận ra Ngã là không thật, chỉ giả danh, là Huyễn Có thì làm gì có Khổ.

Trong kinh diễn tả con người và hiện tượng thế gian có mà không thật. Nếu chúng ta cho rằng hiện tượng thế gian hoàn toàn có thật thì cũng giống như trí tưởng tượng con rùa mà có lông và con thỏ mà có sừng như câu: "lông rùa sừng thỏ" hay tưởng tượng đứa nhỏ này là con của một người đàn bà không bao giờ có con như câu: "đứa con của người đàn bà không bao giờ có con" hoặc như tượng người đàn bà bằng đá sanh được con như câu: "đứa con của người đàn bà bằng đá". Những sự kiện này chỉ là sự tưởng tượng, một niềm tin mù quáng, một quan niệm sai lầm không thể có được.

Nếu nhìn mọi sự theo cách đó, tức nhìn hiện tượng thế gian là

Nếu nhìn mọi sự theo cách đó, tức nhìn hiện tượng thế gian là "Huyễn Có" thì tâm chúng ta rổng rang quảng đại không bị sự vật gì ràng buộc.

Bài liên quan

Huyễn không phủ nhận thế gian có. Thế gian có, nhưng không thường hằng, vì thế gian không thực chất tánh, chỉ là sự tập hợp của nhiều thứ, mà khi có sự tập hợp thì sẽ tan rã. Như vậy, hiện tượng thế gian hôm nay có mặt nhưng một ngày nào đó sẽ biến mất, nên nói thế gian là phù du, là ảo ảnh gọi chung là Huyễn. Nếu ai tin Huyễn là thật sự có, thì người đó Vô minh.

Khi vén bức màn Huyễn tức bức màn Vô minh, mới thấy Chân lý thật của cuộc đời chỉ là một sự giả danh. Bờ ranh giữa Huyễn (Vô minh) và Giác ngộ là Biết Có Lời là cái Biết phân biệt, so sánh, trong kinh gọi là cái Biết nhị nguyên. Chấm dứt lời, là đi vào thế giới giác ngộ, tức là Nhận thức không lời. Không lời là nhận ra liền Tánh Không, Như Vậy, Như Huyễn của hiện tượng thế gian.

Tài liệu tham khảo:

- "Thiền và Kiến Thức Thời Đại", tác giả Thích Thông Triệt, ấn hành: Phật lịch 2558 (2014).

- Dựa theo chương trình giảng dạy "Thiền Trung cấp 3", của cố HT Thích Thông Triệt.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm