Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/10/2023, 12:30 PM

Tình chấp nhiều đời

Nếu tu hành tốt, đời này họ có thể liễu sinh thoát tử. Nếu như tâm cứ mãi đắm chìm trong tình ái sâu đậm từ nhiều đời đến nay chẳng thể buông bỏ thì kiếp sau nhất định họ sẽ đọa địa ngục, có muốn tiếp xúc với Phật phảp cũng khó được.

Khi Hòa thượng Diệu Pháp dẫn tôi đến một đại đạo tràng nọ, thì Sư bà trụ trì ni tự này kể cho Hòa thượng nghe nơi đây có hai Sa-di-ni, khoảng hơn hai mươi tuổi, tướng mạo trang nghiêm, trước khi xuất gia họ đều đã tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sĩ. Sau khi họ phát tâm xuất gia rồi, thì tụng niệm bái sám, kinh điển thuộc mau, các oai nghi, mỗi mỗi đều ổn. Lẽ ra hai cô này có thể nổi bật xuất sắc trong chúng, nhưng ngặt nỗi họ mắc phải bệnh mà Trụ trì khuyên mãi không được.

Xin gọi họ là ni X và ni Y. Mới đầu hai cô này chẳng ai lìa ai, ngủ thì nằm sát đơn nhau, đứng đâu cũng đứng cùng, lên điện tụng kinh sớm tối thì một trước một sau, vào thiền đường thì cũng ngồi kề bên nhau.

Thậm chí ngay cả đi rửa tay, hai người cũng chẳng phân ly. Mới đầu đại chúng chẳng để ý, nhưng lâu dần, trong chúng bắt đầu lưu tâm, phê bình. Bởi vì khi Trụ trì phái một trong hai người đi làm việc, thì người kia nhất định phải đi theo, nếu không cho thì làm ầm lên.

Nghiệp duyên phải từ trong nội tâm mà hóa giải

00

Lần đó thấy vần đề tuy không nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến sự thanh tịnh trong đạo tràng ni chúng; mặc dù cả chúng ngoài miệng không nói gì, nhưng thường để mắt đến họ, cũng không phát hiện họ có hành động gì phạm thanh quy.

Sư Trụ trì đã nhiều lần khuyên nhủ hai cô. Sau khi góp ý phê bình xong, thì ni X bắt đầu lánh xa ni Y, nào dè lại phát sinh việc không hay. Ni Y không chịu nổi cảnh ni X lánh xa minh, nên giữa hai người xảy ra gây cãi, mặc dù họ không dám lớn tiếng làm ồn, nhưng cả hai thường gây nhau đến đỏ mặt tía tai. Có tranh cãi cho lắm, Y vẫn không chịu để X xa mình nửa bước, cứ theo kè kè giống như mẹ che chở con đi trên đường vậy.

Theo như hai cô kể, tình cảm bọn họ có từ thời trung học, bắt đầu quen là thân ngay. Có thể nói rằng “vừa gặp mặt đã thấy thương liền”. Từ lúc quen biết đến giờ họ chưa hề xa nhau. Vào đại học cũng chung trường, ở ký túc xá sinh viên dù người giường trên kẻ giường dưới, nhưng hai người vẫn thường ngủ chung. Chỉ cần X ở ngoài tầm nhìn của Y là trong lòng Y rất bất an. Ni Y thưa với Trụ trì rằng:

- Con cũng cảm thấy như vậy là không bình thường, nhưng vô phương khống chế nội tâm minh.

Do vậy mà Sư Trụ trì hy vọng Hòa thượng Diệu Pháp cỏ thể giúp giải quyết vấn đề khó khăn này.

Hòa thượng trầm ngâm một lúc rồi kể:

- Cách đây ba đời, bọn họ từng là mẹ con: mẹ hiền, con hiếu.

Kiếp thứ hai thì họ tái sinh làm phu thê, quan hệ càng khắng khít, như keo sơn quấn quýt không rời suốt cả một đời. Do tâm dâm ái sâu nặng, nên kiếp vừa rồi họ sinh làm đôi chim yến, sớm tối chẳng lìa nhau.

Đôi chim yến này làm tổ nơi cây đại thọ trước chùa, nhờ vậy mà ngày ngày được nghe kinh pháp, nên đởi này có thể cùng chuyển sinh làm người, cùng mang thân nữ, có trí thông minh, nhớ dai, lại được đồng xuất gia tu đạo.

Nếu tu hành tốt, đời này họ có thể liễu sinh thoát tử. Nếu như tâm cứ mãi đắm chìm trong tình ái sâu đậm từ nhiều đời đến nay chẳng thể buông bỏ thì kiếp sau nhất định họ sẽ đọa địa ngục, có muốn tiếp xúc với Phật phảp cũng khó được.

Kể xong, Hòa thượng đáp ứng lời Sư Trụ trì thỉnh cầu, đặc biệt khai thị cho hai cô Ni kia.

Khi hai cô hiểu rõ nhân duyên của họ rồi, lập tức phát nguyện buông bỏ hết. Họ cùng lên đại điện xin sám hối, phát thệ sẽ tu hành tốt.

Trích "Báo ứng hiện đời 3" - Quả Khanh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm