Thứ sáu, 10/04/2020, 19:59 PM

Tình người ở máy 'ATM gạo' cho người nghèo trong mùa dịch

Những ngày qua, câu chuyện về máy ''ATM gạo'' giúp đỡ người dân nghèo trong mùa dịch Covid-19 được dư luận đặc biệt quan tâm. Thấy việc phát gạo từ thiện tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, Hoàng Tuấn Anh (35 tuổi) sáng chế máy phát gạo tự động được mọi người gọi là máy "ATM gạo".

Những tấm lòng Bồ Tát

Người dân xếp hàng trật tự khi đến lấy gạo. Máy phát 24/24 nên mọi người có thể lấy bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ảnh: Anh Tú

Người dân xếp hàng trật tự khi đến lấy gạo. Máy phát 24/24 nên mọi người có thể lấy bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ảnh: Anh Tú

Những ngày qua từ khóa về chiếc máy “ATM gạo” sau khi đăng tải trên các báo đã được rất đông người khó khăn biết tới nên ghé đến nhận gạo rất đông, xếp hàng dài cả mấy chục mét. Với mong muốn có thể giúp được người nghèo khó, bán vé số có thêm được bữa cơm ấm bụng, anh Hoàng Tuấn Anh, ngụ quận Tân Phú đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn từ công ty để sáng chế ra chiếc máy phát gạo tự động.

Mô hình độc đáo này do anh Hoàng Tuấn Anh và những cộng sự của mình sáng tạo, giải quyết những hạn chế mà cách phát kiểu cũ vướng phải. Tại đây, người dân không phải tụ tập đông đúc, chen lấn, xô đẩy mà xếp hàng cách nhau 2m, rửa tay, lấy bịch, nhấn nút và gạo sẽ chảy ra. Mỗi người được nhận 1,5kg và lấy không quá 2 lần/ngày.

Chủ nhân của chiếc máy "ATM gạo" chia sẻ, từ đầu dịch đến nay, anh thấy nhiều cá nhân, tổ chức tặng quà, gạo, mì tôm... cho người nghèo nhưng kiểu cho và nhận trực tiếp có nhiều nguy cơ lây bệnh. Cùng với đó là tình trạng người dân tập trung ở một điểm để nhận quà dễ dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy, mất trật tự nên anh nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy phát gạo tự động. 

Rút kinh nghiệm từ cách làm cũ và tận dụng những thiết bị có sẵn trong mảng kinh doanh khóa điện tử của mình, nên anh Tuấn Anh đã cùng ba nhân viên kỹ thuật chỉ mất một ngày để cho ra đời chiếc máy. "Tình hình khá gấp, không thể đặt hàng ở đâu nên tôi đã tháo mô-tơ trong chiếc máy thử khóa của công ty để làm ra cái máy phát gạo này", anh Tuấn Anh nói.

Một giáo viên tặng 1000 khẩu trang chung tay chống dịch Covid-19

Khá nhiều người già có hoàn cảnh khó khăn đến nhận gạo. Trong ảnh một cô hàng xóm dẫn bà cụ sống cùng cháu đến nhận gạo miễn phí. Ảnh: Kênh 14

Khá nhiều người già có hoàn cảnh khó khăn đến nhận gạo. Trong ảnh một cô hàng xóm dẫn bà cụ sống cùng cháu đến nhận gạo miễn phí. Ảnh: Kênh 14

"ATM gạo" khá đơn giản, gồm một hệ thống chia gạo tự động, camera và nút bấm được kiểm soát thông qua một ứng dụng trên điện thoại. Khi có người đứng trước camera bấm nút, van tự động sẽ mở, một lượng gạo khoảng 1,5 kg từ bồn chứa chảy xuống đường ống dẫn ra ngoài. Tuấn Anh còn đặt thêm loa để hướng dẫn người dân, một chiếc bồn để hứng gạo, hạn chế rơi vãi... Chi phí mỗi chiếc máy hơn 10 triệu đồng.

Câu chuyện này nhanh chóng được mọi người quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19 có nhiều chuyển biến phức tạp khiến đời sống người dân gặp khó khăn như hiện nay. Và tiếng lành đồn xa, những ngày qua khi biết được máy "ATM gạo" cho người nghèo ở Vườn Lài (quận Tân Phú), rất nhiều mạnh thường quân đã đến xếp hàng ủng hộ gạo, cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch COVID-19.

Số lượng gạo quyên góp ngày càng đầy ắp khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng vì sức lan toả của “ATM gạo” đã và đang ngày càng lớn mạnh. Ảnh: Anh Tú

Số lượng gạo quyên góp ngày càng đầy ắp khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng vì sức lan toả của “ATM gạo” đã và đang ngày càng lớn mạnh. Ảnh: Anh Tú

"Những ngày qua, có rất nhiều mạnh thường quân mang gạo đến góp cùng chúng tôi để giúp đỡ người nghèo. Tôi rất vui vì mọi người cùng đồng lòng. Mấy hôm nay mỗi ngày chúng tôi chỉ ngủ được 2-3 tiếng, còn lại thức để hỗ trợ vận chuyển gạo, phát gạo cho người dân. Tính đến trưa 9.4 ước tính số gạo nhận được đã trên chục tấn. Với số lượng gạo này, “máy ATM” phát gạo tiếp tục hoạt động lâu dài, chắc chắn rằng “không một ai bị bỏ lại phía sau" , anh Hoàng Tuấn Anh, chủ ATM gạo chia sẻ với báo chí.

Bìa carton nói lời cảm ơn và nhật ký cách ly của một vị sư trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm