Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn – Nơi ấy con tìm về!
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Vì vậy, đời sống tâm linh cũng càng được xem trọng. Phật môn xưa nay vốn là nơi nương tựa, tìm về sự bình yên, cực lạc.
An lạc từng phút giây tại Viên Minh tự
Là trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định, Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn thực sự là “nơi con tìm về” của đông đảo Phật tử, du khách gần xa và những người có tâm từ bi, hướng thiện. Nhất là trong mỗi mùa Phật đản.
Tổ khai sơn Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn là thiền sư Hải Khiển, hiệu Đức Sơn, đời Pháp thứ 35 tông Lâm Tế. Về niên đại xây dựng chùa, có tài liệu cho là năm 1700, có tài liệu cho là năm 1709.
Kiến trúc nguyên thuỷ của chùa không còn, tương truyền được xây dựng bằng gỗ và tranh. Hiện chùa có kiến trúc theo hình chữ “khẩu”, phía trước có chánh điện gồm hai ngôi nhà ngói nằm ngang liền mái, ngôi đứng trước là Tiền đường, ngôi đứng sau là Hậu điện, hai bên là Đông đường và Tây đường, phía sau là Tổ đường.
Mặc dù đã qua bao lần trùng tu, tái tạo, Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn vẫn là một di tích lịch sử – văn hóa có giá trị. Đến với Tổ đình, bạn sẽ có những phút giây tĩnh tâm, sâu lắng như đi vào cửa thế giới hư vô cực lạc.
Dấu ấn Phật trong ngôi chùa nhỏ
Đi qua tam quan là một khuông đất rộng, nơi đây đặt tượng A Di Đà cao 17m đứng trên tòa sen được xây bằng đá xanh, phía sau là hồ sen, xung quanh cây xanh tạo nên một không gian tĩnh mịch, trang nghiêm.
Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn là nơi tìm về chiêm bái, lễ phật thường xuyên của những người giàu đức tin. Bệnh cạnh đó, nơi đây còn sở hữu những góc chụp đẹp mê hồn, làm thổn thức trái tim du khách thập phương.
Không chỉ vậy, Tổ đình Long Khánh còn là “thỏi nam châm” thu hút mọi người bằng nhiều hoạt động cộng đồng thú vị, ý nghĩa. Đó là những buổi thuyết pháp kết hợp giữa đạo và đời của các vị thiền sư, nhằm giúp người nghe thấu hiểu hơn về phật pháp, có những chuyển hóa tích cực về nhận thức, hành động để sống đẹp hơn.
Là những hoạt động từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, khó khăn. Mà thường xuyên hơn cả là hoạt động phát cháo từ thiện vào mỗi sáng thứ sáu hằng tuần tại các bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện thành phố. Những bát cháo ấm nóng nghĩa tình này hy vọng phần nào làm dịu bớt cơn đau cho các bệnh nhân và góp phần lan tỏa yêu thương trong xã hội.
Đây là cơ hội để các bạn quay về nương tựa với ba ngôi Tam Bảo, tập sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, chuyển hóa những nổi khổ để sống an lạc, hạnh phúc.
Đặc biệt, những năm gần đây, Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn còn phối hợp với Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức khóa tu sinh viên.
Tại khóa tu, bạn sẽ được các thiền sư thuyết giảng các bài học đạo lý và sẻ chia, giải đáp những mắc, phiền muộn trong cuộc sống. Nhờ vậy, bất cứ ai đi khóa tu đều thấy lòng mình nhẹ nhõm, bình yên.
Trải qua những bước thăng trầm của cuộc sống, dưới vầng hào quang diệu kỳ của Đức Phật, Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn vẫn luôn là cánh chim đầu đàn của Phật giáo Bình Định. Và là nơi lan tỏa yêu thương, gieo hạt bình yên, mầm hạnh phúc cho muôn đời…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm