Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/09/2019, 09:50 AM

Tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm: Cổ tự đầu tiên có mặt tại vùng đất Ninh Thuận

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, tọa lạc ở thôn Đắc Nhơn (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), có “tuổi đời” trên 200 năm, được xem là một trong những ngôi chùa "già cỗi" nhất của tỉnh Ninh Thuận.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về chùa Việt

Năm Kỷ Dậu 1789, Hoà thượng Đức Tạng (hiệu Liễu Minh, đời thứ 37 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông), quê ở Phú Yên, hành đạo ở Thuận Hoá, đã vượt đường xa vào đến Ma Nương thôn (Đắc Nhơn ngày nay), lập thảo am tu hành, hoá độ chúng sinh. Rồi dần dà chùa được hình thành với dáng vóc đơn sơ mộc mạc, được đặt tên là Thiền Lâm.

71492274_1330992223720573_4125654973612556288_n (1)

Theo dòng lịch sử truyền thừa cho thấy, sau Tổ khai sơn Liễu Minh, chùa đã đón nhận một bậc danh tăng là Thiền sư Hải Bình, hiệu Bảo Tạng, thuộc thế hệ 40 của dòng Thiền Lâm Tế. Tổ sư Hải Bình là vị tăng thứ 7 chính thức thừa kế ngôi vị trù trì, và cũng chính Ngài đã cho tái thiết đại trùng tu ngôi cổ tự này lần thứ nhất vào năm 1854. Ngoài việc trùng tu ra, Tổ Hải Bình còn khai sơn một số chùa ở các nơi như: chùa Linh Sơn ở núi Cà Đú – Ninh Thuận, chùa Trà Cang - Ninh Thuận, chùa Linh Sơn ở Vĩnh Hảo – Bình Thuận, chùa Cổ Thạch ở Tuy Phong – Bình Thuận, và ngay cả chùa Bửu Long, Châu Viên và Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân ở phía Nam vùng biển Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu...

Ban đầu, chùa cất quay mặt về hướng đông, đến thời Tây Sơn, chùa được xây cất bằng gạch ngói quay mặt về hướng Nam cho tới ngày nay.

Chùa có chuông đồng được đúc từ năm thứ 7 đời vua Gia Long (1807) với đường kính 0,4 mét, cao gần 1 mét, nặng đến vài trăm ký. Sau, chùa được vua Bảo Đại ghé thăm, đảnh lễ bái Phật, rồi ban tấm biển “Sắc tứ Thiền Lâm Tự”.

Trước sân chùa, hiện còn hai cây bồ đề cổ thụ, bóng râm tỏa mát cả một sân rộng lớn, có tuổi đời cũng xấp xỉ tuổi của chốn giá lam thanh tịnh này.

70722732_1330992283720567_4327900409441026048_n

Về sau, Hòa thượng Thích Huyền Tân, được Thầy Tổ Thích Trí Thắng trịch cử về làm trụ trì, đã trùng kiến chùa vào năm 1959, và trùng tu nhiều lần khác.

Thầy Tổ Huyền Tân là bậc thức giả danh tiếng, giới đức thanh nghiêm, từng giữ chức vụ Giám viện Phật Học Liễu Quán từ năm 1968 - 1973. Các vị Hòa thượng Thích Đỗng Quán, Hòa thượng Tuyên Luật Sư Thích Đỗng Minh, Hoa thượng Thích Đỗng Hải... chính là những đệ tử xuất chúng của ngài Huyền Tân, đóng góp rất lớn vào công cuộc hoằng dương chánh pháp của Phật giáo nước nhà nói chung, và vùng đất Phan Rang- Ninh Thuận nói riêng…

70412140_1330992347053894_3870660965657739264_n

Vị trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Đỗng Hoằng đã cho trùng tu ngôi chùa từ nhiều năm qua, kiến thiết và bảo tồn song song với nhau, vẫn giữ được sự hài hòa của cổ kim mới cũ. Trong khuôn viên chùa còn có tháp của chư Tổ Liêu Minh Đức Tạng, và Tổ Huyền Tân...

Nghe kể, vào những năm 1970 của thế kỷ trước, kinh tế đất nước khó khăn, dân tình đói kém, Mẹ tôi đã từng theo các Ni Sư ở Nha Trang vào thăm chùa, yết kiến Hòa thượng Đỗng Hải (tự Hạnh Chí, húy Thị Đà, đời thứ 42, thừa kế Tổ đình từ năm 1979 đến năm 1982) nhiều lần. Hòa thượng rất sính thi văn, nên rất trọng văn nghệ sĩ. Và, Mẹ tôi đã được Hòa thượng dành riêng cho một góc thanh tịnh, ngồi nhìn ra cửa sổ để nữ sĩ làm... thơ Đạo. Đất của chùa rất rộng lớn, nhưng hồi đó xung quanh chỉ thấy trồng "cao lương" (bo bo) để chống đói. Nay thì đã khác nhiều rồi, những miếng đất trồng bo bo, ngô khoai, sắn chuối... bây giờ đã được thay thế bằng đài Quán Thế Âm, Miếu Tiêu Diện, khóm hoa chậu kiểng, tạo nên một cảnh giới trang nghiêm, ngập tràn hương sắc an lạc.

Tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm được xem như là cổ tự đầu tiên có mặt tại vùng đất Ninh Thuận. Cửa chùa luôn rộng mở đón thập phương bá tánh vào vãng cảnh, chiêm bái và đảnh lễ Tam Bảo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm