Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/11/2022, 10:09 AM

Tờ giấy tâm linh khai sáng cuộc đời

Đức Phật khuyên chúng ta “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Chánh pháp ở đây có nghĩa là những lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh...

Nương tựa tâm linh để làm hành trang tốt đẹp đi suốt cả cuộc đời.

Nương tựa tâm linh để làm hành trang tốt đẹp đi suốt cả cuộc đời.

Nương tựa tâm linh để làm hành trang tốt đẹp đi suốt cả cuộc đời. Trước tiên, nếu là người Phật tử thì chúng ta phải biết quy hướng về Tam bảo “Phật Pháp Tăng” và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Thứ nhất là:

Không sát sinh hại vật thì đâu có sợ ai báo thù, ta sẽ sống bình yên, an lạc, hạnh phúc. Sở dĩ thế giới này lúc nào cũng có chiến tranh, binh đao, sống thần, động đất cũng từ nhân giết hại mà ra. Chúng ta khỏi cần kêu gọi hoà bình hay ngồi vô bàn đàm phán mà chỉ cần giữ giới không giết hại, thì người người hạnh phúc, nhà nhà yên vui, xã hội sẽ sống an lạc, thái bình.

Không gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác thì ngủ ở nhà khỏi cần đóng cửa, ta đâu lấy của ai đâu mà sợ người lấy lại của mình. Hơn nữa, người bị mất của sẽ đau khổ vô cùng vì tiền bạc của cải làm ra bằng mồ hôi, nước mắt, vất vả, nhọc nhằn, giờ tan tành theo mây khói. Nhân trộm cướp dẫn đến nghèo cùng trong mai sau, hiện đời chịu mất mát trở lại và còn bị tù tội, tra khảo, đánh đập.

Không ngoại tình, tà dâm thì không làm khổ gia đình người, gia đình mình cũng không bị ai làm khổ lại. Chỉ có những người háo sắc mê của lạ mới làm khổ gia đình, người thân mà thôi.

Không nói dối hại người thì ta ở đâu cũng được mọi người tin tưởng, giao thiệp qua lại hài hoà từ việc gia đinh cho đến ngoài xã hội. Nói dối xuất phát từ lòng tham lam, ích kỷ; nói dối để khoe của, khoe danh; nói dối gạt gẫm, dụ dỗ người khác.

Tóm lại, nói dối bản chất của nó là để hại người, ta không nên nói dối mà còn hay nói lời chân thật, lợi ích, nói đúng chân lý, nói lời an ủi, động viên, nói lời hoà nhã, vui vẻ, nói lời đoàn kết, yêu thương để cùng nhau chia vui, sớt khổ trên tinh thần an ủi, động viên, giúp đỡ của Bồ tát Quán Thế Âm.

Không uống rượu say sưa và dùng các chất kích thích độc hại như xì ke, ma tuý, nó giết chết cuộc đời của chúng ta trong hiện tại và đời đời kiếp kiếp rơi vào vô minh, mê muội, sống mất đi tình người, chết bị đoạ vào các loài ngu si, chịu khốn khổ vô cùng tận vì nghiệp mê muội của mình.

Khi đã quy y Tam bảo rồi thì quý thầy sẽ đặt cho mình cái tên mới, cái tên là chứng minh cho mình có sự thay đổi về nhận thức, hiểu biết, và việc làm chân chính trong cuộc sống.

Như ngoài đời, vợ tên là Nguyễn Thị Gái thì quý thầy đặt cho pháp danh là Chơn Thuận Hiền, chồng tên là Trần Văn Tèo thì pháp danh mới là Chánh Phước Đức. Chơn là chơn thật. Thuận là thuận thảo, hoà nhã, vui vẻ với nhau. Hiền là hiền hậu. Chánh là ngay thẳng hay còn nghĩa là chơn chánh. Phước là phước báo nhờ có nhiều tiền của mà giúp đỡ người khác, nhưng không cậy quyền, ỷ thế ức hiếp người khác bắt phải trả ơn.

Ta đang giúp người mà bị mắng chửi nhưng vẫn không buồn phiền mà còn tỏ lòng thương hại người đó gọi là đức. Bước ngoặc thứ hai này làm cho ta có thêm nhận thức sáng suốt, nhờ vậy mà ta tin sâu nhân quả và tin mình có khả năng làm được những điều tốt đẹp.

Và cuối cùng là tin mình có khả năng thành Phật trong tương lai, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

Có thể nói, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, tờ giấy khai sanh đã gắn liền  cuộc đời của chúng ta, với cái tên xấu hay đẹp cũng do cha mẹ đặt và nó theo ta suốt cả cuộc đời. Thế cho nên, tờ giấy khai sanh là cánh cửa đầu tiên bước vào đời một cách “danh chính ngôn thuận” mà ai cũng có.

Tờ giấy khai sinh thứ hai là tên do quý thầy đặt để khuyên chúng ta không làm các việc ác mà hay làm các việc lành, giữ tâm ý mình thanh tịnh theo lời Phật dạy, chúng ta hãy nên cố gắng bắt chước và làm theo. Có được tờ giấy khai sinh thứ hai này ta khỏi sợ bị đoạ ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. Tại sao nó lại nhiệm mầu như thế vậy?

Một số người hễ cứ nghĩ đến chùa làm lễ qui y là Phật sẽ ban cho hết tất cả, nên họ nhờ người khác ghi tên dùm và lấy lá phái. Bởi trong lá phái có câu qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sinh.

Trong nhà Phật có nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. Nếu qui y Phật rồi khỏi bị đoạ vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi bị đoạ vào loài ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi bị đoạ vào loài súc sinh.

Đức Phật khuyên chúng ta “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Chánh pháp ở đây có nghĩa là những lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh, hại vật, không trộm cướp và lừa gạt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm