Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/05/2019, 17:06 PM

Tổ Nguyệt Trí Kim Cương - Cố Viện chủ Hương Tích đời thứ 11 HT Thích Viên Thành

Phải chăng vị thi nhân và tăng nhân ấy đã thể nhập là một từ muôn kiếp. Bút giả tuệ mỏng tài hèn chẳng dám bình thơ, nhưng bởi yêu thơ trọng đạo nên chỉ mong khơi gợi được một chút, tìm lại được một chút ngọc sáng trong tâm mình.

Tổ Nguyệt Trí Kim Cương - Cố Hòa thượng Thích Viên Thành - Viện chủ Hương Tích đời thứ 11 (Ảnh: TT Thích Minh Hiền cung cấp/BT: Diệu Hoa)

Tổ Nguyệt Trí Kim Cương - Cố Hòa thượng Thích Viên Thành - Viện chủ Hương Tích đời thứ 11 (Ảnh: TT Thích Minh Hiền cung cấp/BT: Diệu Hoa)

Cố Hòa thượng Thích Viên Thành người họ Phùng - gốc tổ tiên của dòng họ Phùng vốn ở Đường Lâm - Sơn Tây, nhưng gia đình Ngài lại sinh sống ở làng Kẻ Thượng - Thượng Cát phía Nam sông Hồng hay còn gọi là làng Kẻ. Chữ "Kẻ" là từ tiếng Việt cổ, nhằm chỉ một vùng dân cư quần tụ sinh sống, như "Kẻ Chợ". Cũng có người cho rằng, chữ “Kẻ” là biến âm của chữ "Cổ".

Ngài mồ côi cha năm 3 tuổi, và vì một lý do đặc biệt, mẹ Ngài về quê sinh sống tại xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Ngài lớn lên trong sự đùm bọc của bà nội và chú ruột. Thuở nhỏ, Ngài rất ham đọc, nhất là những sách chuyện mang tính huyền thoại và pháp thuật. Thế rồi, hàng đêm Ngài đi sao chép những bài kể hạnh do diễn dịch kinh Phật để rồi đọc lại cho bà nội nghe. Cũng từ đó, Ngài khởi tâm mộ Đạo sâu sắc, muốn được học chữ Nho. Thế là hàng ngày, sau mỗi buổi đi học về, Ngài đều lên chùa làng chấp tác nghe sư cụ giảng đạo.

Năm 12 tuổi, Ngài xuất gia cầu đạo. Ngày chia tay quê hương, Ngài viết:

Sáng nay làng xóm tiễn chân đi

Nhìn lại quê hương biết nói gì

Vầng ác chưa lên còn tối đất

Bụi hồng chưa bợn tấm thanh y

                                                             (Tạm biệt quê hương-1962)

Năm 1964, Ngài được đưa đến chùa Pháp Bảo Tạng, số 44 phố Hàng Cót, Hà Nội. Tại đây, Ngài được bái sư cầu đạo thụ giáo với Hòa thượng Thích Tắc Nhẫn thuộc phái Thiên Thai Giáo Quán. Tiếp đó, Ngài được Hòa thượng truyền thụ tam quy ngũ giới ở chùa Cao. Đến tháng 5 năm Tân Tỵ (1965), Ngài rời chùa Cao Lá về chùa Pháp Tràng Phật Ấn, làng Văn Quán, thị xã Hà Đông. Từ đây Ngài được gặp Hòa thượng Thích Thanh Chân, động chủ Hương Sơn.

Bài liên quan

Từ Hương Sơn, năm 19 tuổi Ngài thụ giới Sa di, 21 tuổi thụ giới Tỷ khiêu, 22 tuổi thụ giới Bồ tát. Năm 1972, Ngài hạ sơn tu học. Cũng chính từ đây, nơi linh sơn thánh địa được lưu lại dấu ấn của bậc thi sỹ, tăng sỹ hết tâm vì Đạo pháp, bậc Bồ tát hết lòng vì lợi lạc chúng sinh.

Trong quá trình tu học, Ngài không những xuất sắc về mặt học vấn mà còn tinh nghiêm về mặt Giới luật và tốt nghiệp trường Cao cấp Phật học Việt Nam năm 1985. Sau khi Tôn sư (trụ trì chùa Hương đời thứ 10) quẩy dép về Tây Trúc, Ngài được giao kế đăng trụ trì (đời thứ 11) khu vực thắng cảnh chùa Hương.

Kể từ đó Ngài tận tâm, kiệt lực trùng hưng Tam Bảo, hoằng dương Phật pháp, dịch kinh viết sách tiếp chúng độ người. Trong kho tàng kinh sách Ngài để lại phải kể đến những tác phẩm nổi tiếng như: Bút ký bên cửa trúc, Thuyền môn thi ký, Kỷ niệm chùa Hương, Lục đạo tập và các Nghi quỹ tu trì Mật giáo… (Hiện nay, Thượng tọa Thích Minh Hiền (trụ trì chùa Hương đời thứ 12) đã thu thập toàn bộ tư liệu và biên tập thành bộ "Nguyệt Trí văn tập" vô cùng quý giá cho các thế hệ hậu học tu trì) 

Về văn học thi ca, không thể không nhắc đến kho tàng thơ thiền mà Ngài sáng tác từ năm 12 tuổi. Các bài thiền thi được viết theo thể Đường thi thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú mà khi đọc chúng ta thấy lời thơ tình cảm, trong sáng rất đời thường nhưng thấm nhuần đạo lý. Phải chăng vị thi nhân và tăng nhân ấy đã thể nhập là một từ muôn kiếp. Bút giả tuệ mỏng tài hèn chẳng dám bình thơ, nhưng bởi yêu thơ trọng đạo nên chỉ mong khơi gợi được một chút, tìm lại được một chút ngọc sáng trong tâm mình.

Bao kiếp xa xưa chịu đói nghèo

Thấy đường danh lợi mải xô theo

Hôm nay nghe được Cha hiền dậy

Mới biết trong mình Ngọc vẫn đeo.

                                                     (Lần đầu đọc kinh Pháp Hoa - tháng 4/1968)

Từ đó đến lúc viên tịch (ngày 31 tháng 5 năm 2002 tức ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Ngọ), Ngài đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài đặc biệt có công trùng hưng, tu bổ, duy trì phát triển quần thể danh lam thắng cảnh chùa Hương và chùa Thầy.

Trong gần 20 năm thực hiện Phật sự, cố Hòa thượng đã có rất đông đồ chúng là đệ tử xuất gia đã trưởng thành đảm trách các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Trung ương và Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc. Song hành với việc điều hành Phật sự tại hai đại Danh lam là chùa Hươngchùa Thầy, cố Hòa thượng còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ở cương vị nào Cố hòa thượng cũng đều tận tâm, tận lực nêu tấm gương tiêu biểu để tốt Đạo đẹp đời. Ngài nhận lĩnh các công việc, các chức vụ chỉ vì lợi ích cho số đông, cho đồng bào và dân tộc.

Cố HT Thích Viên Thành và cố HT Thích Chơn Thiện tại Hội thảo của Ban GDTN TƯ 2000. (Ảnh: TT Thích Minh Hiền cung cấp/BT: Diệu Hoa)

Cố HT Thích Viên Thành và cố HT Thích Chơn Thiện tại Hội thảo của Ban GDTN TƯ 2000. (Ảnh: TT Thích Minh Hiền cung cấp/BT: Diệu Hoa)

CỐ HT TVT VÀ CỐ HT THÍCH CƠN THIỆN-TẠI HỘI THẢO CỦA BAN GDTN TW-2000

Nhắc đến Cố hòa thượng Thích Viên Thành phải kể đến công lao to lớn của Ngài trong công tác trùng hưng Mật giáo ở miền Bắc nước ta cuối thế kỷ 20. Mật giáo truyền thừa phát triển ở nước ta từ rất sớm vào thời nhà Lý nhờ công của Thánh tổ Từ Đạo Hạnh - chùa Thầy. Tuy không phổ biến như Tịnh Độ hay Thiền tông nhưng Mật giáo vẫn được truyền thừa qua các thế hệ, gìn giữ và hoằng hóa theo đặc thù pháp môn ở các thời đại.

Trải qua gần 100 năm gián đoạn, Cố hòa thượng Thích Viên Thành được cho là một trong những truyền nhân của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngài đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phục hưng Mật giáo ở nước ta - đặc biệt là dòng truyền thừa Drukpa hay còn gọi là truyền thống Kim Cương thừa.

Truyền thống Kim Cương thừa có tầm ảnh hưởng sâu rộng tại các quốc gia trên dãy Himalaya và hiện nay được hoằng truyền mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ rất sớm, trong những năm đầu thập niên 1990 thế kỷ trước, Ngài đã phát nguyện kết nối với các bậc Thầy chứng đắc của truyền thống Kim Cương thừa. 

Bài liên quan

Năm 1992, nhân duyên cát tường hội đủ, theo lời mời riêng của Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ, Ngài đã viếng thăm Vương quốc Bhutan để hạnh ngộ bậc Kim Cương Thượng sư dòng truyền thừa Drukpa Kagyud là đức Giáo chủ đời thứ 68 - Je Khenpo, và thụ nhận các Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa từ bậc Thầy của mình để về hướng dẫn các đệ tử và Phật tử thực hành giáo pháp tinh túy và chân chính của Kim Cương thừa.

Bút giả bài viết này phúc mỏng, nghiệp dày, chưa một lần được diện kiến, đỉnh lễ bậc cao tăng - đức cao đạo trọng. Nhưng cũng nhờ chút phúc mỏng và ăn mày công đức của Thượng tọa Trụ trì đời thứ 12 tổ đình Hương Tích mà được đến, được thấy sự hưng thịnh của Phật giáo Bhutan dòng Drukpa Kagyud; cũng như được đỉnh lễ các đời Tổ đã dày công hoằng truyền Phật pháp tới Việt Nam; được viếng thăm những di tích Thánh địa linh thiêng bên dãy Himalaya huyền bí.

Càng cảm kích tấm lòng của bậc thượng sư đã kết nối và dẫn dắt hàng chúng đệ tử tu học. Cầu nguyện cho Phật pháp hưng long, dòng truyền thừa phát triển mạnh mẽ và ngưỡng mong các vị Sư Tổ sớm quay trở lại vì sự lợi lạc của tất thảy chúng sinh hữu tình.

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dàng ngôi Tam Bảo…

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm