Tôi chọn pháp môn trì danh Đức A Mi Đà Phật
Tôi chọn pháp môn trì danh Đức A Mi Đà Phật và tôi cũng quán sát hơi thở lúc ngồi yên. Với tôi đây là các phương pháp giúp tôi an, khiến tôi chú tâm. Hai cách này tôi thực hiện tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm.
Ngày nay với tốc độ phát triển công nghệ, tôi muốn đề cập đến mạng internet; nhờ nó, tôi thu thập nhiều hiểu biết về đạo Phật, tất nhiên trước một rừng thông tin thì cần kỹ năng chọn lọc những điều bổ ích. Tôi nghĩ ban đầu mình đến với đạo là do truyền thống gia đình. Sau đó những thắc mắc về sự sống, sự chết, nhất là trải nghiệm tâm trạng trong và sau khi chết như thế nào? Những thôi thúc cần câu trả lời dẫn tôi đến với đạo Phật.
Tôi có đọc các chuyện về luân hồi, đầu thai, kiếp trước, kiếp này trong quá trình tìm câu trả lời về sống chết. Quý vị biết không, câu hỏi là một lỗ hổng thông tin cần thỏa lấp. Khi trong đầu xuất hiện câu hỏi thì lượng thông tin liên quan đến câu hỏi đó sẽ bỗng dưng xuất hiện rất nhiều, như một dòng thác ồ ạt chảy vào lỗ hổng đó. Quá nhiều thông tin cũng làm đầu óc tôi hỗn độn và phải nghiệm đi nghiệm lại tôi mới sắp xếp lại thành trật tự.
Khi bố tôi mất, vị sư đến cúng đám và nói với chúng tôi: con người có sanh ra thì phải có mất đi, đâu có ai trường sinh bất tử. Giọng Huế của sư nhẹ nhàng chậm rãi nhưng thật thấm thía. Khi đó trong lòng tôi 50% buồn vì bố qua đời, còn lại là lo lắng vì tự thấy hình ảnh mình nằm trong hòm đó, nắp quan tài đóng chặt trét hỗn hợp keo kín mít, sẽ thế nào? Sợ chết nhưng không có cách nào thoát khỏi sự chết.
Điều thầy nói ra là rất bình thường nhưng ấn tượng của tôi về tình huống này là: trước đó tôi nghĩ quý thầy chỉ đến đám ma để cúng cơm đọc tụng các bài văn được soạn khuôn mẫu; ồ, thầy này khác, thầy nhắc lại sự thật mà tôi lẩn tránh cố không nghĩ tới. Thầy là cử nhân Phật học của Học Viện Phật Giáo TPHCM, người có đi học có khác. Đó là suy nghĩ của tôi. Nay tôi biết thêm việc cúng đám là phương tiện để quý tăng ni nói cho gia chủ biết thêm pháp, nhận ra sự vô thường. Nói pháp cần đúng thời đúng cảnh. Vô thường là luôn thay đổi, không hằng định. Quán xét chính cơ thể mình, nó cũng biến chuyển từng sát na. Rất biết ơn cái duyên có internet vì nếu hỏi sát na là sao thì Google sẽ trong sát na đưa ra hàng loạt thông tin liên quan đến vấn đề này.
Vì cơ thể là vô thường nên nó cũng làm cho cảm xúc, suy nghĩ biến đổi. Đạo Phật cho tôi cơ hội khám phá dần các khía cạnh trong mình. Và dần dà tôi biết là thế giới hay pháp giới cũng đều biến đổi. Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm Dải Ngân Hà. Dải Ngân Hà cũng đang vận động chứ không hề đứng yên. Và tất cả cũng sẽ đến thời điểm “chết” như cơ thể tôi. Nhưng sự “chết” này mang lại sự sinh khác. Nếu có tìm hiểu về thiên văn học ta biết sự sáp nhập của các thiên hà hay sự chết của một ngôi sao là để tạo ra thiên hà mới, ngôi sao mới. Và tôi có câu trả lời về việc mình chết và sau khi chết. Khi thời điểm đến cơ thể này sẽ cạn kiệt và chấm dứt sự hiện hữu để hòa vào sự vận động của các pháp. Có thân (sắc tướng) thì có cảm xúc, suy tưởng, hiểu biết, khi thân không còn thì những cái này đi đâu?
Trong hiểu biết của mình tôi biết đây là những hình thái năng lượng, và chúng tiếp tục vận hành trong vũ trụ với nhiều hình thức khác mặc dù thân (sắc tướng) không còn. Ví dụ như người thầy trao truyền kiến thức cho học trò, sự hiểu biết của trò có bóng dáng thầy bên trong, năng lượng tiếp tục lan tỏa là thế và vì vậy thầy đâu có “chết”.
Việc huân tập những suy tưởng bất chính và cảm xúc tiêu cực thật sự rất nguy hiểm vì nguồn năng lượng này không mất đi, muốn hóa giải chỉ có cách chuyển hóa nó. Có lẽ được làm thân người thì mới có cơ hội để chuyển hóa, thân người như một trạm biến đổi năng lượng. Ví như thân là cái quạt, điện chạy trong quạt sinh ra gió mát; nếu thân là bóng đèn thì điện vào đèn sẽ cho ra ánh sáng. Ta tự do là vì ta có quyền quyết định ta sẽ là gì.
Để tiếp tục sống tốt và đưa ra các hành động cho cuộc đời mình thì cần có phương pháp. Trong Thiền có, trong Tịnh có. Tôi chọn pháp môn trì danh Đức A Mi Đà Phật và tôi cũng quán sát hơi thở lúc ngồi yên. Với tôi đây là các phương pháp giúp tôi an, khiến tôi chú tâm. Hai cách này tôi thực hiện tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm. Tôi tin Đức Phật Thích Ca và chư vị Tổ sư đã trao truyền nguồn năng lượng của quý Ngài trong đây, nếu mình hấp thụ thì thật có ích, mình sẽ được thắp sáng khi thời điểm chín muồi. Tôi nghe bài giảng của Sư Ông chùa Từ Hiếu, Sư Bà Hải Triều Âm, bài giảng của Sư Ông Trí Tịnh, Pháp Sư Tịnh Không. Quan trọng là thực tập liên tục, tại thời điểm nào phương pháp nào phù hợp thì tôi làm theo.
Sự kỳ diệu trong đạo Phật khiến tôi ngưỡng mộ. Năm 2022 kính viễn vọng không gian James Webb đã gửi bức hình về một góc ảnh vũ trụ khả kiến, tôi thấy có vô số thiên hà với các hình dạng khác nhau, bức ảnh khá chi tiết.
Và đó chỉ mới là vũ trụ khả kiến thôi ạ, còn ngoài cái khả kiến thì vẫn chưa rõ. Hằng hà sa số thế giới theo nghĩa đen là đây. Năm 2022 giải Nobel Vật Lý được trao cho nghiên cứu về chủ đề vướng víu lượng tử (quantum entanglement), hai điện tử ở cách xa nhau nhưng vẫn có mối liên hệ tương ứng lẫn nhau, phải chăng tánh biết cũng hiện diện nơi chúng. Điều này càng góp phần cho tôi biết sự liên quan lẫn nhau của các pháp từ nhỏ nhất đến to lớn nhất, và cái biết hiện hữu tại mọi pháp trong pháp giới. Đó là nguồn năng lượng đang lan tỏa cùng khắp.
Tôi thật sự cảm phục Đức Phật Thích Ca. Hai ngàn sáu trăm năm trước mà Ngài đã thấy biết những chuyện này. Câu tán thán “Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp” của bậc tiền nhân ca tụng Pháp Phật đúng thật giản dị mà hàm súc. Hiện tại tôi đang tiếp nhận nguồn năng lượng được trao truyền từ Đức Thế Tôn, Ngài vẫn luôn hiện hữu. Ngài là một nhà khoa học vĩ đại.
Tôi cám ơn sự sống, những duyên và trợ duyên cho tôi cơ hội để sắc tướng này được biểu hiện, và quý hóa thay cho tôi khi gặp được Pháp Phật, vì “Bá thiên vạn ức kiếp nan ngộ”; vâng, gặp được đã khó, gặp rồi khó tin, tin vẫn khó sanh tín nguyện. Tôi cảm khái câu nói của Pháp Sư Tịnh Không: học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người (Học Phật thị nhân sinh tối cao đích hưởng thụ) [ 學佛是人生最高的享受 ]. Bước đầu cảm được như vậy mới tiếp xúc, mới học và hành được, sau này sẽ rõ đó là phương tiện.
Tất cả dạng sống trên hành tinh này thật vi diệu, mỗi mỗi sự sống đó đều là hiện hữu cần trân trọng. Và còn nhiều điều kỳ diệu khác nữa mà tôi tìm thấy câu trả lời từ khi tôi thật sự biết đạo.
Kính bút.
*Bài dự thi trên được gửi từ Phật tử Hoàng Thị Kim Vân, địa chỉ: 204/16 Lê Quốc Hưng, P13 quận 4 TP.HCM.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm