Tổng hợp các ngày lễ Phật giáo trong năm, Phật tử nên biết
Phật giáo là một tôn giáo lớn có tầm ảnh hưởng, chính vì thế mà có rất nhiều ngày lễ ý nghĩa và quan trọng trong đạo Phật được gìn giữ. Để nhân dân, Phật tử có cái nhìn tổng quan hơn về các ngày lễ Phật giáo, xin mời quý vị hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây!
(Các ngày lễ dưới đây theo ngày Âm lịch trong năm)
Tháng 1
01/1: Ngày vía Đức Phật Di Lặc
Tháng 2
08/2: Ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia
Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu đạo, tìm ra chân lý giải thoát là một sự kiện vô cùng to lớn trong lịch sử nhân loại. Bởi từ đó, Bậc Toàn Giác Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới xuất hiện trên thế gian, cảm hóa biết bao chúng sinh trở về đời sống hiền thiện, làm lợi ích cho mình và cho vô lượng chúng sinh.
Vào ngày 08/2 hàng năm, hướng về sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, chùa Ba Vàng tổ chức các hoạt động tu tập tụng Kinh, nghe Pháp, thiền quán để cảm niệm ân đức của Ngài. Bên cạnh đó là các hoạt động như đêm văn nghệ kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia,...
15/2: Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
Ngày rằm tháng 2, những người con Phật khắp năm châu lại bùi ngùi xúc động, tưởng nhớ về ngày Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn.
Dù nhân loại không còn được thấy kim thân Ngài nữa, nhưng sự thật thì Đức Phật vẫn luôn hiện hữu trong pháp giới, vũ trụ này. Như Bậc A La Hán Na Tiên từng nói: Ví như ngọn lửa đã tắt, không ai biết được hay chỉ được ngọn lửa ấy ở đâu nữa. Tuy nhiên, ngọn lửa chỉ mất đi khỏi bấc nến thôi, còn sức nóng của nó vẫn được lan tỏa khắp không gian. Cho nên, dù không ai chỉ được Phật đang ở đâu nhưng chắc chắn Ngài vẫn cứu độ chúng sinh, lòng từ bi của Ngài vẫn lan tỏa khắp muôn phương như ánh mặt trời sáng soi, mang hơi ấm trải đến muôn loài.
19/2: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh
Nhân ngày vía Đức Quán Thế Âm, với tâm nguyện mong được sám hối các tội lỗi, tiêu trừ chuyển hóa bệnh tật, chương trình Lễ Ngũ Bách Danh được chùa Ba Vàng tổ chức và được sự hưởng ứng của nhiều nhân dân, Phật tử. Từ đó, nhiều người đã có nhân duyên chuyển hóa được nghiệp bệnh, tìm được cho mình một cuộc sống an vui, hạnh phúc trong giáo Pháp của Đức Như Lai.
21/2: Ngày vía Phổ Hiền Bồ tát đản sinh
Tháng 3
06/3: Ngày vía tôn giả Ca Diếp
Trong giáo đoàn của Đức Phật, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là vị đại đệ tử đệ nhất đầu đà. Khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả đã cho mở đại hội tập kết kinh điển, lưu truyền lời Đức Phật dạy dưới nhiều hình thức cho thế hệ mai sau.
Hàng năm, nhân kỷ niệm ngày vía của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng phát nguyện tu tập, tụng kinh, thiền quán,... để tán dương hạnh đầu đà, tuyên dương chính Pháp, tăng trưởng tín tâm với Tam Bảo. Từ đó, những hạt nhân tinh tấn trong các thiện Pháp, phước lành, an vui, hạnh phúc được tăng trưởng.
16/3: Ngày vía Phật Mẫu chuẩn đề
Tháng 4
04/4: Ngày vía Văn Thù Bồ tát đản sinh
08/4: Ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh
Đại lễ Phật Đản là một trong những sự kiện quan trọng nhất của Phật giáo - ngày Đức Thế Tôn ra đời. Hòa vào không khí rộn ràng của ngày kỷ niệm Đấng Từ Phụ Thích Ca đản sinh, vào ngày 08/4 hàng năm, chùa Ba Vàng đã tổ chức nhiều sự kiện đặc biệt thu hút đông đảo nhân dân, Phật tử trong và ngoài nước. Có thể kể đến các hoạt động đặc biệt như diễu hành, lễ tắm Phật, rước đăng, đặt bát cúng dường, đêm văn nghệ, các chương trình tu tập,...
15/4: Đại lễ Tam hợp ( Vesak)
20/4: Ngày vía Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
Hòa thượng Thích Quảng Đức biết rõ chỉ có giáo Pháp của Phật khi được truyền tải rộng rãi đến cho tất cả chúng sinh, chúng sinh thực hành giáo Pháp của Phật thì chúng sinh mới được bớt khổ, thoát khổ (trong tâm thư của Ngài có viết). Cho nên, khi thấy Phật Pháp có nguy cơ bị cấm diệt, Hòa thượng đã xả thân mạng để ngăn chặn sự việc đó. Việc làm “vị pháp thiêu thân” của Hòa thượng Thích Quảng Đức là việc làm xuất phát từ tâm quảng đại vì lợi ích chúng sinh, xuất phát từ hạnh của Bồ tát. Vì vậy vào ngày này, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng Pháp cho chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng được hiểu về công đức to lớn của Ngài, để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn tới Ngài.
23/4: Ngày vía Phổ Hiền thành đạo
28/4: Ngày vía Đức Phật Dược Sư đản sinh
Tháng 5
13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng
Tháng 6
03/6: Ngày vía Đức Hộ Pháp
15/6: Ngày Đức Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển
Sau khi thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, vì lòng bi mẫn, thương tưởng chúng sinh, Đức Phật đã chuyển bánh xe Pháp vi diệu đến tất thảy muôn loài. Nhờ tiếng trống Pháp bất tử ấy mà chúng sinh biết được con đường đưa đến hạnh phúc tối hậu, chấm dứt mọi khổ đau. Do vậy, sự kiện Đức Phật chuyển bánh xe Pháp là vô cùng thiêng liêng và trọng đại.
19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ tát thành đạo
Tháng 7
13/7: Ngày vía Đức Đại Thế Chí Bồ tát đản sinh
15/7: Ngày Vu Lan báo hiếu - ngày chư Tăng tự tứ
30/7: Ngày vía Đức Địa Tạng Vương Bồ tát thành đạo
Tháng 8
01/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
3/8: Ngày vía Đức Lục Tổ Huệ Năng
8/8: Ngày vía Tôn giả A Nan Đà
22/8: Ngày vía Đức Phật Nhiên Đăng đản sinh
Tháng 9
15/9: Ngày Tăng Bảo
19/9: Ngày vía Quan Âm Bồ Tát xuất gia
30/9: Ngày vía Đức Phật Dược Sư Lưu Ly thành đạo
Tháng 10
05/10: Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư tổ thiền tông)
Bên cạnh đó vào ngày 23/10 Âm lịch, tại chùa Ba Vàng còn diễn ra Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám 3 ngày 3 đêm. Đây là nhân duyên thù thắng bởi thông qua Pháp đàn, nhân dân Phật tử không chỉ được sám hối được các ác nghiệp trong kiếp này mà còn được sám hối tội nghiệp trong nhiều kiếp về trước.
Tháng 11
11/11: Ngày sinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông
17/11: Ngày vía Đức Phật A Di Đà đản sinh
Tháng 12
08/12: Ngày vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo
Đối với mỗi người con Phật, sự kiện Đức Phật thành đạo có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhờ có ngày này mà chúng sinh từ biển khổ nguồn mê được trở về với bến bờ giác ngộ, đạt chân hạnh phúc.
Trên đây là những sự kiện hết sức đặc biệt trong năm của Phật giáo. Bên cạnh chuỗi các hoạt động sự kiện, chùa Ba Vàng thường tổ chức các Đêm văn nghệ, các tuần lễ tu tập nhân các ngày kỷ niệm như Mừng Thái tử xuất gia; Chương trình tu tập mừng Đức Phật Thành Đạo, Đức Phật nhập niết bàn,...giúp tăng trưởng tâm tri ân, yêu kính Tam Bảo, từ đó góp phần chuyển hóa được cả tâm lẫn thân.
Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu hiệu cho bản thân, để không bỏ lỡ những nhân duyên thiện lành tham gia và đón chờ các chương trình vô cùng ý nghĩa!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm