Trầm tư về cuộc đời
Mọi hiện tượng tâm lý đều nhuộm màu thống khổ, đau thương, tuyệt vọng, ý thức bị quay cuồng trong vọng niệm giả tạo, sướng khổ vui buồn, hờn giận yêu ghét … luôn khát vọng để rồi thất vọng và khổ đau triền miên trải dài theo năm tháng, theo nhịp hối hả của thời gian.
Những bậc vĩ nhân như các triết gia, thi sĩ, văn sĩ cũng như thái tử Tất Đạt Đa đã từng có những giây phút trầm tư về cuộc đời, về những khổ đau của nhân loại, đau khổ còn gợi cho các văn thi sĩ sáng tác những tác phẩm bất hủ. Chẳng hạn qua bài hát “Trở Về Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Mọi hiện tượng tâm lý đều nhuộm màu thống khổ, đau thương, tuyệt vọng, ý thức bị quay cuồng trong vọng niệm giả tạo, sướng khổ vui buồn, hờn giận yêu ghét … luôn khát vọng để rồi thất vọng và khổ đau triền miên trải dài theo năm tháng, theo nhịp hối hả của thời gian.
“Này là nhà lớn, lầu vàng son, này là lợi danh, chức quyền cao sang, có nghĩa gì đâu sẽ mất người ơi, như nước trôi qua cầu. Này là lời hứa, lời thủy chung, này là tình yêu chót lưỡi đầu môi, có thế mà thôi sẽ mất người ơi, như áng mây cuối trời”. Vì cuộc đời đen bạc, nhạc như nước ốc, bạc như vôi nên nhạc sĩ lại tha thiết gởi gấm lòng mình “Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen”.
Xuân Diệu cũng có nhiều trăn trở, khắc khoải về khổ đau của kiếp người, cuộc đời đối với nhà thơ thật buồn theo giọt lệ lăn dài theo thời gian:
“Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi trong giọt lệ giữa không trung
Trong những đời đau khổ ấy tôi sinh
Như đoạn kết nỗi buồn trong thiên hạ
Như góp thu giọt lệ của muôn đời.
Máu của linh hồn và nước mắt
Còn rơi biết tới thuở nào trôi!”.

Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia hành đạo.
Hay như Thái tử Tất Đạt Đa sau khi thăm bốn cửa thành, chứng kiến các khổ đau kiếp người. Ngài buồn ủ rũ giữa cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh.
“Em ơi!
Làm sao nguôi quên
Trước thời gian hung hãn
Làm sao ngăn cản
Cảnh vật chẳng điêu tàn
Mắt trong của em rồi sẽ mờ đục
Môi đỏ của em rồi sẽ úa màu!
Xuân xanh hạnh phúc là hư thật?
Cay đắng làm sao hóa ngọt ngào”.
- Ánh Đạo Vàng của Võ Đình Cường.
Từ tư duy về nỗi khổ sanh lão bệnh tử của kiếp người, Ngài không muốn thứ hạnh phúc tạm bợ, mong manh. Ngài muốn tìm con đường giải thoát cho mình và tất cả chúng sanh. Ngài đã mở ra cho nhân loại một nhận thức mới, một lối sống mới để có thể cảm nhận nguồn hạnh phúc vĩnh hằng từ cuộc sống thực tại.
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ông Đoàn Ngọc Hải cùng nữ ĐBQH Ksor H’Bơ Khắp mang niềm vui nhỏ cho trẻ em Ayun Pa
Góc nhìn Phật tử
Ông Đoàn Ngọc Hải nói qua điện thoại: “Cậu tìm giúp mình đường đi đến quê hương của cô Ksor H’Bơ Khắp đại biểu Quốc hội, để mình chở sữa, quà tặng cho các em học sinh ở đó”.

Nếu không vui thì cũng chớ buồn!
Góc nhìn Phật tử
Khi con người phải sống chung với nhau, chắc chắn một điều là không ai tránh khỏi những va chạm từ miệng lưỡi người khác.

Tư duy về tri kiến Phật
Góc nhìn Phật tử
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lõi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật.

Tìm đâu chiếc áo bà ba
Góc nhìn Phật tử
Tôi về Hậu Giang dự lễ cưới con người bạn thân. Rất ngạc nhiên khi bắt gặp khá nhiều khách dự tiệc cưới mặc áo bà ba, đội nón lá thật duyện dáng, điệu đà trong đó có nhiều thiếu nữ tuổi còn rất trẻ. Nhiều em còn nói thêm: lúc này mùa nắng hạn nên không quấn thêm chiếc khăn rằn cho đủ bộ.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
