Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/08/2019, 18:33 PM

Tri túc: Biết đủ, cách sống mang lại hạnh phúc

Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay vì con người chưa xác định được cuộc sống của họ đã đủ hay chưa. Khi họ biết đủ, cuộc sống của họ sẽ hạnh phúc thật sự.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc 

Lời Đức Phật: Biết đủ là giàu có nhất

Lời Đức Phật: Biết đủ là giàu có nhất

Những tính xấu luôn luôn bủa vây mỗi chúng ta là do chúng ta không có khả năng chế ngự, chinh phục tâm trạng và thay thế chúng bằng những đức tính cao đẹp khác như sự cho đi, từ bi hay tình yêu thương. Trong đời sống hằng ngày có một từ mà con người thường hay sử dụng trong giao tiếp với nhau, đó là “ghét”, hay “không ưa”. Cha mẹ ghét con cái vì bất hiếu, con cái ghét cha mẹ vì cho rằng cha mẹ đã không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Ngoài xã hội thì người này căm ghét người kia, bởi họ cảm thấy người kia cản trở công việc hay sự phát triển của mình. Trong mối quan hệ quốc tế giữa các nước với nhau thì nước này biểu lộ sự thù hằn đối với nước kia bởi bất kỳ hành động nào mà họ cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của họ.

Bài liên quan

Cuộc sống không lúc nào bình yên, phẳng lặng, chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những khó khăn và rắc rối của cuộc sống. Con người chúng ta đã quá đắm đuối vào hưởng thụ những thú vui dục lạc, và phải trả giá cho sự hưởng thụ đó bằng những nỗi đau về thể xác hay tâm hồn, thậm chí là cả hai, trong khi đó chỉ là những thú vui tạm thời, sớm muộn cũng sẽ bỏ ta mà đi.

Thông qua cơ thể sinh học, chúng ta hưởng thụ dục lạc thì chúng ta cũng phải trả giá cho sự hưởng thụ đó. Nó như việc chúng ta thuê nhà ở thì ắt sẽ phải trả tiền thuê nhà. Thế gian này không có gì là miễn phí cả. Cho nên, nếu chúng ta thật sự muốn loại trừ khổ đau về thể chất và tinh thần thì chúng ta phải chế ngự được những ham muốn vô độ của bản thân. Nếu cứ để lòng tham dục điều khiển thì con người còn đau khổ và trở thanh nô lệ của tham dục.

Để tránh những khổ đau về thể xác và được hạnh phúc về tinh thần, chúng ta buộc phải lựa chọn một trong hai, hoặc là từ bỏ dục lạc hoặc là phải chịu khổ đau, chứ không thể vừa muốn hưởng thụ dục lạc lại cũng vừa muốn không bị khổ đau. Chúng ta khổ đau hay hanhh phúc là do chính chúng ta chứ không thể đổ thừa cho bất cứ nguyên nhân bên ngoài nào. Kết quả tất yếu của lòng tham và hưởng thụ chính là lo lắng và khổ đau. Nếu con người không ý thức về điều này sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và chới với khi hậu quả xảy ra.

Biết đủ sẽ thong dong, hạnh phúc trên mọi nẻo đường

Biết đủ sẽ thong dong, hạnh phúc trên mọi nẻo đường

Sự thay đổi của hoàn cảnh, môi trường, sự già yếu, bệnh tật có thể cướp đi tất cả niềm vui của chúng ta. Một số người do không chuẩn bị tinh thần trước có thể sẽ bị khủng hoảng tinh thần, thậm chí sẽ nghĩ đến những việc tiêu cực. Phật giáo với những lời dạy của Đức Phật chỉ cho chúng ta hiểu bản chất của con người và thiên nhiên nhằm có cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Bài liên quan

Ngày nay, khoa học và kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão, con người gần như làm chủ thế giới. Con người tin rằng khi họ khám phá được những bí mật giấu kín của tự nhiên và họ điều khiển nó thì họ sẽ biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ. Khát vọng thống trị đất đai, biển cả và không gian thôi thúc con người không ngừng tìm kiếm, khám phá những lục địa mới.

Tuy nhiên, càng chinh phục, càng khám phá được thế giới bên ngoài thì con người càng dần lãng quên thế giới bên trong họ. Sự phát hiện ra các thế giới bên ngoài vẫn không thể mang con người đến gần hơn với bình yên và hạnh phúc mà chỉ mang lại thành công trong việc làm cho đầu óc của họ ngày càng căng thẳng và bất mãn.

Sự bình yên và hạnh phúc có thể được tìm thấy nếu chúng ta nỗ lực. Nhưng để làm được điều này, trước hết chúng ta phải học nhìn nhận một cách “Chính kiến”. Chúng ta chẳng khác gì đang tham gia một trận đánh mà kết quả của trận đánh đó ai cũng đã biết trước đó là sự chết. Trong trận chiến đó, thỉnh thoảng chúng ta thắng được một vài trận đấu nhỏ và chúng ta lấy đó làm thỏa mãn, cho đó là thành công, là hạnh phúc. Tuy nhiên, làm sao có thể hạnh phúc được khi mà trí óc và trái tim ta chưa hoàn toàn thoát khỏi sợ hãi, căng thẳng và bất an.

Hạnh phúc và bình yên khi nhìn nhận một cách “Chính kiến”

Hạnh phúc và bình yên khi nhìn nhận một cách “Chính kiến”

Niềm vui đó chỉ làm con người thỏa mãn trong thoáng chốc, rất dễ dàng thay đổi và chuyển hóa thành khổ đau. Cuộc đời này gần như không có niềm vui nào là hoàn hảo và mãi mãi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tu tập để vượt qua thói hư, tật xấu, không gây ra tội lỗi cũng rèn luyện tâm căn của mình thì chúng ta sắt sẽ được hạnh phúc chân thật.

Bài liên quan

Hạnh phúc thật sự không thể đạt được bằng cách sở hữu vật chất, tiền tài bằng sự ích kỷ, giẫm đạp lên người khác. Hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi con người chúng ta biết chia sẻ hạnh phúc của mình với người khác cũng như tùy hỷ với hạnh phúc của người khác.

Người giàu có không nhất thiết phải là người có nhiều tiền. Có nhiều tiền mà lúc nào cũng nghi ngờ, sợ hãi, nghĩ rằng có ai đó đang tìm cách hại mình, đi đâu cũng phải có bảo vệ, nhà cửa thì mấy lớp khóa mà vẫn không thể ngủ ngon giấc, giàu như vậy chưa hẳn đã là đã tốt. Một người biết đủ là một người may mắn, bởi vì không có những lo lắng và sợ hãi..

Khi chúng ta biết đủ thì không bao giờ có tâm ghen tỵ, nếu không có ganh tỵ thì giận dữ cũng không nổi lên. Nếu không có giận dữ thì mâu thuẫn, bạo lực, chiến tranh sẽ không xảy ra, và do đó mọi người có thể sống một cách yên bình. Một cuộc sống biết đủ luôn luôn đem đến cho con người hy vọng và tự tin.

SRI DHAMMANANDA

Thích Trung Hữu dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm