Thứ năm, 02/06/2022, 13:41 PM

Trọn vẹn với hiện tại

Con nhận thấy trong sinh hoạt hàng ngày có nhiều khi vội vàng hấp tấp và con thấy ra thái độ đó là do tham muốn làm việc cho nhanh lẹ. Thái độ đó rất thô nên con không hài lòng và con muốn biết nó là gì và làm sao khắc phục?

Vội vàng, hấp tấp khiến nhiều người không trọn vẹn tỉnh thức với hiện tại được là bởi hai động lực: đẩy và kéo. Lực đẩy xuất phát từ sự nôn nóng khi khởi lên ý đồ thực hiện một điều gì. Lực kéo xuất phát từ mong mỏi đạt được sự thành tựu nhanh chóng ý đồ đó. Thí dụ khi đưa ra một kế hoạch, thường người ta muốn thực hiện mau chóng dự án đó, và khi thực hiện lại bị đẩy bởi tiến độ và bị kéo bởi đích tới, hơn là khoan thai, trọn vẹn và minh mẫn trong từng bước hiện tại, đó là lý do đưa đến vội vàng hấp tấp và thậm chí có thể sinh ra căng thẳng, cập rập, luống cuống mà hậu quả là chậm hơn “tuần tự nhi tiến” từng bước nhịp nhàng, thoải mái. Người ta đâu biết rằng hạnh phúc không hẳn ở đích tới mà chính là con đường khi mỗi bước đi trọn vẹn sáng suốt, trầm tĩnh, trong lành đã là nguồn hạnh phúc bất tận.

Động lực đẩy và kéo tạo thành tình trạng vội vàng hấp tấp này được đức Phật mô tả trong chuỗi 12 điều kiện hỗ tương sinh khởi (Thập nhị duyên sinh) mà lực đẩy-kéo là hành, cụ thể trong đó ái (khát vọng) và thủ (ôm giữ) là lực đẩy từ phía sau, còn hữu (ý chí tạo tác để trở thành) là lực kéo về phía trước. Chính điều này đưa đến sinh tử luân hồi và phiền não khổ đau.

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Người ta đâu biết rằng hạnh phúc không hẳn ở đích tới mà chính là con đường khi mỗi bước đi trọn vẹn sáng suốt, trầm tĩnh, trong lành đã là nguồn hạnh phúc bất tận.

Người ta đâu biết rằng hạnh phúc không hẳn ở đích tới mà chính là con đường khi mỗi bước đi trọn vẹn sáng suốt, trầm tĩnh, trong lành đã là nguồn hạnh phúc bất tận.

Khi hành thiền mà hành giả khởi ý mong cầu sở đắc thì đã bị lực đẩy và kéo này cuốn đi nên họ càng nỗ lực hành trì càng bị lún sâu vào hành trình tham sân và sợ hãi. Đó là lý do nhiều người tẩu hoả nhập ma vì quá căng thẳng. Trong 10 trở ngại của thiền minh sát có yếu tố cố lướt qua (adhimokkha), cố tích cực (paggāha), cố miên mật (upaṭṭhāna) và quá vội vã (nikanti) đều là giục tốc bất đạt.

Thiền là buông hết mọi vọng cầu (không, vô tướng, vô tác, vô cầu), trở về trọn vẹn tỉnh thức, soi sáng lại thực tại đang là để ngay đó thấy ra Sự Thật. Sẽ có người hỏi: chẳng lẽ sống mà không có mục đích gì để đạt tới sao? Có, mục đích chính là Sự Thật mà sự thật thì chỉ ở nơi thực tại thân-thọ-tâm-pháp “đang là". Người giác ngộ là người đang sống trong mục đích - tùy duyên thuận pháp - chứ không có mục đích nào khác ở bên ngoài để tìm cầu, trừ nhu cầu thiết yếu trong sự sinh tồn của bản thân và sự lợi ích cho nhiều người mới có hành động vô ngã vị tha. Khi đó mục đích vẫn ở trong tầm nhìn hiện tại, chứ không phải mục đích trong ảo vọng tương lai nên không hề có gì để thúc đẩy hay lôi kéo.

Thế nào là mục đích trong tầm nhìn hiện tại? Thí dụ, có 2 vị khách thì cần có thêm 2 phần ăn, vậy hôm đó nấu thêm 2 khẩu phần, như thế đâu có gì là ảo tưởng. Và cứ việc thong thả mà nấu, cần gì phải hấp tấp. Nếu biết trọn vẹn trong từng nhịp sống thì đang nấu ăn đã là hạnh phúc chứ đâu cần đợi đến khi ăn xong mới hạnh phúc mà phải vội vàng. Có khi thong thả lại làm nhanh hơn hấp tấp vì không bị áp lực, căng thẳng trong nôn nóng, cập rập để rồi sinh ra luống cuống mà tiến độ chậm đi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm