Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/09/2022, 06:57 AM

Trú Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng (II)

"Trú Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng" tựu trung chính là bổn nguyện của chư Tỳ-kheo đệ tử Phật, là sự thực tập pháp học - pháp hành nhằm tăng trưởng Giới - Định - Tuệ trên lộ trình đi đến giải thoát trong ngày vị lai.

Tổ Quy Sơn có dạy rằng: "Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp, tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức" - "Những người trung bình, chưa thể vượt ngay lên được, thì hãy để cả tâm trí vào giáo pháp, ôn cho thuộc và tìm cho rõ kinh điển, cứu xét một cách tinh tường đối với nghĩa lý, rồi truyền bá phu diễn ra để dắt dẫn tương lai, báo đáp ơn Phật".

Từ đó, việc truyền bá Phật pháp tuy hàng cư sĩ có thể làm được nhưng việc truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai thì nghiễm nhiên chỉ có chư Tỳ-kheo mới đảm nhận nổi. Một vị Tỳ-kheo nếu không học hỏi giáo pháp đầy đủ thì làm sao có thể làm thầy được cho người? "Trì Như Lai tạng" tức phải nắm cho vững chỗ cốt yếu của Phật pháp, không nhiều thì cũng chẳng nên ít, cần ở một mức độ vừa đủ để lợi mình, lợi người.

nha-nhu-lai-1-1625

Tam tạng kinh điển thời nay không thiếu mà lại còn đồ sộ do hai tông là Nam và Bắc đã cùng nhau gìn giữ và phát triển thành "Pháp uyển" (Dhammārāma) - cả khu vườn Phật pháp với trăm hoa đua nở. Những bông hoa ấy đã thi nhau tỏa hương và làm đẹp cho cuộc đời từ đấy tới giờ.

Để có thêm sự khách quan trong tìm hiểu, cùng điểm qua những bông hoa xinh đẹp trong khu vườn Pháp - là những kinh luận quan trọng của cả hai hệ phái Nam truyền và Bắc truyền. Như vậy sẽ trọn vẹn hơn về cách thức tu tập và hành trì cho người Việt Nam. Những kinh luận được nêu dưới đây đều đã được dịch ra tiếng Việt.

A. Phật giáo Nam truyền:

* Kinh: 5 bộ Nikāya: Dīghanikāya (Trường bộ), Majjhimanikāya (Trung bộ), Aṇguttāranikāya (Tăng chi bộ), Saṃyuttanikāya (Tương ưng bộ), Khuddākanikāya (Tiểu bộ).

Khuddhakanikāya gồm:

     ▪︎ Khuddakapāṭhapāḷi - Tiểu Tụng

     ▪︎Dhammapadapāḷi - Pháp Cú

     ▪︎ Udānapāḷi - Phật Tự Thuyết

     ▪︎ Itivuttakapāḷi - Phật Thuyết Như Vậy

     ▪︎ Suttanipātapāḷi - Kinh Tập

     ▪︎ Vimānavatthupāḷi - Chuyện Thiên Cung

     ▪︎ Petavatthupāḷi - Chuyện Ngạ Quỷ

     ▪︎ Theragathāpāḷi - Trưởng Lão Tăng Kệ

     ▪︎ Therīgāthāpāḷi - Trưởng Lão Ni Kệ

     ▪︎ Jātakapāḷi - Bổn Sanh

     ▪︎ Mahāniddesapāḷi - Đại Xiển Minh     

     ▪︎ Cullaniddesapāḷi - Tiểu Xiển Minh

     ▪︎ Patisambhidamaggapāḷi - Vô ngại giải đạo

     ▪︎ Apadanapāḷi - Thánh Nhân Ký Sự

     ▪︎ Buddhavamsapāḷi - Phật Sử

     ▪︎ Cariyapitakapāḷi - Hạnh Tạng

* Luận: Milindapañhā (Mi-tiên vấn đáp), Nettipakāraṇa (Cẩm nang học Phật), Peṭakopadesa (Tam tạng chỉ nam), Saddhammasaṇgaha (Diệu pháp yếu lược), Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).

* Luật: 9 quyển

* Vi diệu pháp: Abhidhammaṭṭhasaṇgaha (Thắng pháp tập yếu luận) và 7 bộ abhidhamma.

* Chú giải: Các tập chú giải các bộ kinh, luật và abhidhamma (số lượng rất nhiều).

B. Phật giáo Bắc truyền:

* Kinh:

▪︎ 4 bộ Āgama (A-hàm): Dīrgha Āgama (Trường A-hàm), Madhyama Āgama (Trung A-hàm), Saṃyukta Āgama (Tạp A-hàm), Ekottara Āgama (Tăng nhất A-hàm).

▪︎ Các kinh phương quảng:

- Prajāpāramitāśūtra (Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh)

- Saddharmapuṇḍarikaśūtra (Diệu pháp liên hoa kinh)

- Mahāvaipulya Buddhāvataṃsakaśūtra (Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh)

- Mahāparinirvāṇaśūtra (Đại Niết-bàn kinh).

▪︎ Các kinh đại thừa khác: Kinh Bát đại nhân giác, Kinh Tứ thập nhị chương, Kinh Di giáo, Sukhāvatī-vyūha (Kinh A-di-đà), Bodhisattva Kṣitigarbha Mulapraṇidhāna śūtra (kinh Địa Tạng), Vajracchedikā (Kinh Kim cang), Hṛdaya (Bát-nhã tâm kinh).

* Luật: có các bộ luật từ nhiều bộ phái như Tứ phần, Ngũ phần, Thập tụng, Thiện Kiến, Ma Ha Tăng Kỳ

* Luận:

▪︎ Hệ duy thức:

- Vijñaptimātratāsidhi-śāstra (Thành duy thức luận),

- Śatadharmaprakāśamukhaśāstra (Bách pháp minh môn luận)

- Triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā (Duy thức tam thập tụng).

▪︎ Hệ không tánh:

- Madhyamakakārikā (Trung quán luận)

- Mahāprajñāparamitāśātra (Đại trí độ luận)

- Mahāyānaśraddhotpādaśāstra (Đại thừa khởi tín luận).

*Abhidharma:

▪︎Abhidharmakośaśāstra (A-tỳ-đạt-ma Câu-xá), Mahāvibhāsāśāstra (Đại Tỳ-bà-sa), Yogacārabhumiśāstra (Du-già sư địa) và 7 bộ abhidharma.

Trên đây là một danh sách tương đối, tuy không trọn vẹn tất cả nhưng cũng đủ để khái quát điểm qua về những bông hoa trong vườn Pháp. Tuy thấy là nhiều nhưng dường như trong chúng ta ai đều đã từng đọc qua vài ba quyển trong kho tàng này, cũng rất lợi lạc!

Tạm kết:

"Trú Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng" tựu trung chính là bổn nguyện của chư Tỳ-kheo đệ tử Phật, là sự thực tập pháp học - pháp hành nhằm tăng trưởng Giới - Định - Tuệ trên lộ trình đi đến giải thoát trong ngày vị lai.

Chính đây là bản lề mở ra cánh cửa đi đến sự giác ngộ mà ngay đó, tự thân mỗi người sẽ "tự mình thắp đuốc lên mà đi" vì "Như Lai chỉ là người dẫn đường"...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm