Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Trước thềm tập huấn Nghiệp vụ Truyền thông Phật giáo tại Kiên Giang

Để đến Rạch Giá (Kiên Giang) tầm sư học đạo, tôi đã bắt xe từ thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Ba lô, túi xách, tôi...đi học, y chang hai lần trước ở Quảng Ninh và Sài Gòn.

Sau khi ngành truyền thông Phật giáo ra đời, hai khóa tập huấn nghiệp vụ truyền thông cho quý tăng, ni, cư sĩ, phật tử phục vụ trong lĩnh vực này đã được tổ chức ở hai miền: Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh và Thiền viện Quảng Đức, Tp.HCM, tôi là cộng tác viên và đã đăng ký tham dự cả hai sự kiện! 

Sau đấy các khóa tập huấn tương tự được tổ chức như sự nhân rộng ở một số tông phái, với qui mô hẹp. Sau Đại hội Phật giáo Toàn quốc, và sau…bão số 16, đầu năm mới 2018, Phật giáo Kiên Giang mạnh dạn tổ chức tập huấn nghiệp vụ, theo câu chữ, qui mô lớn: thời gian dài hơn cả hai khóa toàn quốc trước đấy cộng lại, lại mở rộng nội dung về kỹ năng tác nghiệp với máy quay, máy ảnh và một vế “tích hợp”: Bồi dưỡng nghiệp vụ thư ký. Nội dung ấy, với tôi, rất ấn tượng, khiến đã ba lô đi trước ...mấy ngày!
 
Chùa Phật Quang ở đường Quang Trung, phường Vĩnh Quang, Tp.Rạch Giá vừa qua một sự kiện nào đấy, cờ phướn và dấu tích hãy còn vươn. Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, trụ trì chùa, đồng thời giữ trọng trách Phó ban Thường trực BTS Phật giáo tỉnh Kiên Giang, vừa qua thử thách của bão số 16 trong công việc điều hành chỉ đạo phối hợp phòng chống bão ở vùng cận biển nguy cơ cao. Và sáng 30/12/2017, Thầy cùng quý Chư tôn thiền đức trong Ban Trị sự họp thường trực tại Phật Quang tự, trong nội dung nghị sự tất nhiên có sự nhấn mạnh đến sự kiện tập huấn truyền thông cận kề.

Kiên Giang- truyền thông phật giáo được đầu tư lớn:

Đi nhiều, nhưng không dám cho rằng thấy hết, nhưng tận mắt chứng kiến tại chỗ mới thấm: Phật giáo tỉnh này dành cho truyền thông một trọng tâm: Có kênh truyền hình pháp âm với đội ngũ làm truyền thông phật sự tại trường quay tại Phật Quang khá chuyên nghiệp; văn phòng Ban TTTT khang trang, lại có xe ô tô hẳn hoi gắn lo go “Truyền hình Phật giáo Pháp âm Kiên Giang”. Trực quan ấy tôi không có ở các tỉnh mà chúng tôi đã từng biết. 
 
 
Công tác chuẩn bị đang diễn ra khẩn trương. Tôi đã bước vào hội trường lớn tinh tươm nơi được cho biết sẽ tổ chức tập huấn. Theo thông tin chính thức, quý học viên tăng và nam cư sĩ, phật tử sẽ nghỉ tại đây, quý ni và nữ cư sĩ phật tử sẽ nghĩ ở chùa ni Trúc Lâm ở phường lân cận.

Tôi đã qua một đêm trên tầng cao nhất của Phật Quang tự ở đường Quang Trung, trong một căn phòng ấm áp. Tôi cũng kịp đi một góc thành phố theo thói quen: Ăn nhẹ, cà phê, trò chuyện và đương nhiên chụp ảnh.

Rạch Giá đẹp, thương mại sầm uất, hàng hóa nhiều, nhất là thủy hải sản. Tôi vừa qua một cung phố toàn hàng đặc sản biển. Thực phẩm chay bán nhiều, giá hạ, ngon. Cà phê ổn, phố cũng như mọi nơi đầy xe...

 
Từ sân thượng chùa Phật Quang đầy chim én liền líu ríu, tôi ghi từng khuôn hình thành phố biên địa phía Nam với những mảng cây xanh chen hẻm phố và lầu. Trải nghiệm không hề tệ.

Hy vọng:

Khăn gói qua hai tỉnh để đến Rạch Giá, tôi hy vọng sẽ học được nhiều nội dung hấp dẫn về truyền thông và thư ký theo lịch đã đăng chính thức trên phatgiaokiengiang, với ban giảng huấn hùng hậu. Thu hoạch từ khóa học này sẽ khiến mệt mỏi của hành trình nhẹ nhõm đi.
 
 
 
Truyền thông Phật giáo một ngành mới trong thời đại mới sự tích hợp truyền thông thông tin và hoằng pháp có nhiều triển vọng.

Và những cánh én liện trên cao cao Phật Quang tự trên đường Quang Trung, Tp.Rạch Giá là một ví dụ chăng?

Tôi chờ...

Viết tại Phật Quang tự, Tp.Rạch Giá, 30/12/2017

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Là con của đức Phật

Phật giáo thường thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Phật giáo thường thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Phật giáo thường thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Phật giáo thường thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm