Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Trước thềm Vesak thăm Kinh đô Phật giáo Việt Nam

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, trong só bốn nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân lên Việt Nam, thì ba nhà sư là người Ấn Ðộ, đi qua Trung Hoa và tới Việt Nam. Một trong những Kinh đô Phật giáo xưa phải kể đến Luy Lâu (hiện thuộc tỉnh Bắc Ninh), trung tâm Luy Lâu được hình thành sau quá trình du hóa của những tăng sĩ Ấn Ðộ.

Các vị tăng sĩ này tới viếng Việt Nam bằng đường biển, theo các thuyền buôn người Ấn. Nhưng trước khi các vị tăng sĩ Ấn Ðộ tới Việt Nam, các thương gia Ấn Ðộ cũng đã tới Việt Nam rồi và cũng đã mang theo sinh hoạt Phật giáo tới xứ ta.

Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) một trong những danh lam cổ tự bậc nhất của Việt Nam và lễ hội Dâu một sinh hoạt Phật giáo và hoạt động văn hóa dân gian tiêu biểu và đặc sắc của vùng quê Kinh Bắc, đã và đang trở thành điểm hẹn linh thiêng và hấp dẫn đối với đông đảo tín đồ phật tử và quý khách thập phương trên con đường hành hương về Kinh đô Phật giáo Việt Nam.

Trước thềm Vesak 2014, chúng tôi dẫn mấy người bạn từ đất phương Nam đi thăm chùa Dâu. Ngôi  chùa đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là Ngôi chùa phát xuất dòng thiền đầu tiên của Việt Nam.
 Chùa Dâu, phía sau là tháp Hòa Phong
Ngôi chùa nổi tiếng, vì thế mà có câu thơ lưu truyền dân gian:

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp Chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm bề
Nhớ ngày mùng tám thì về Chùa Dâu

Dạo quanh khuôn viên chùa Dâu, chúng tôi gặp một vị sư ni, đang ngồi bên chiếc bàn dài đọc quyển “Kinh chú thường tụng”. Chúng tôi quan sát thì chỉ có một tấm biển ghi lời giới thiệu về chùa Dâu, một tấm biển vẽ sơ đồ chùa Dâu và hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp.

Muốn biết thêm thông tin về các cổ vật cũng như giá trị văn hóa tín ngưỡng từ các pho tượng trong chùa, bởi trước khi đi, chúng tôi cũng đã có đọc qua trên mạng về các cổ vật, lịch sử của ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nhưng chúng tôi chỉ nhớ được một ít thông tin. Bởi nếu được nghe, được nhìn tận mắt, chắc chắn dữ liệu sẽ lưu lại trong trí nhớ của chúng tôi sẽ lâu hơn, ý nghĩa hơn rất nhiều. Chúng tôi tiến đến hỏi thăm vị sư ni. Được biết Thầy ở tại chùa này cũng đã lâu. Chúng tôi hỏi về lịch sử ngôi chùa, về bản Kinh khắc còn để trong tủ kính, về tháp Hòa Phong. Xong, câu trả lời cũng chỉ chung chung, không được như chúng tôi mong muốn,...

Nhận thấy điều đó, nên chúng tôi cũng không tiện hỏi thêm, mà chỉ cảm ơn Thầy và đi vãn cảnh tiếp. Cũng trên cung đường, cách chùa Dâu khoảng chừng 4km đó là chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành nơi lưu giữ pho tượng Quan Thế Âm Bồ tát nghìn mắt nghìn tay mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Chúng tôi vào mà không thấy vị sư thầy nào cả, chỉ có mấy cụ già ngồi nói chuyện với nhau ngoài cổng. Có thể do chùa đang trùng tu, nên công việc cũng bận hơn, vì thế các Thầy phải lo làm tròn việc của mình. Trên đường ra cổng, chúng tôi gặp nhiều tốp học sinh, khách du lịch vào viếng thăm mặc dù trời cũng đã về chiều.

Sau khi chụp vài bức ảnh làm tư liệu, chúng tôi trở về Hà Nội  khi mặt trời đang xuống dần thấp hơn những ngôi nhà tầng cao nơi chốn quê bình yên. Một ngày đi “thu thập” thông tin, nhưng chẳng được là bao. Chúng tôi nghĩ cũng có thể mình chưa hỏi đúng người, đúng việc. Nhưng, qua đây, chúng tôi thiết nghĩ các chùa nên có bàn hướng dẫn thông tin, người hướng dẫn viên của chùa đó. Trên đây là hai ngôi chùa nổi tiếng, có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của đạo Phật tại Việt Nam, bởi vậy sẽ có rất nhiều phái đoàn viếng thăm, tìm hiểu về chùa.

Ít nhất là vị trụ trì phải nắm rõ được lịch sử, giá trị của các cổ vật nơi ngôi chùa mình ở. Hoặc có thể vị tăng, ni hay ban hộ tự nên tìm hiểu sâu về lịch sử ngôi chùa, về giá trị các cổ vật trong chùa. Như vậy mới có thể gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách thập phương khi về chiêm bái chùa. Qua đó cũng để du khách hiểu hơn về lịch sử ngôi chùa nói riêng và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung. Đó cũng là một cách hoằng pháp thiết thực, bổ ích, hiệu quả.

Mong rằng cú hích của Vesak 2014 thì không khí Vesak không chỉ ở Hội trường, không chỉ trung tâm Hội nghị, và không chỉ có dịp khởi sắc ở những ngôi chùa lớn, gần trung tâm thành phố... mà Vesak phải lan tỏa vào từng ngôi chùa ở mọi miền Tổ quốc, trước hết nó phải có không khí và sức sống tại nơi đã từng là Kinh đô của Phật giáo Việt Nam.

Hoàng Anh
Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo số 3 năm 2014

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyến xe cuộc đời

Phật pháp và cuộc sống 16:33 08/05/2024

Cuộc đời xem khác gì đâu/ Tựa như đáp một chuyến tàu dạo chơi/ Lên tàu rồi lại xuống thôi/ Đôi khi tai nạn ít người tránh qua;

Đêm thiền

Phật pháp và cuộc sống 15:50 08/05/2024

Đêm khuya thanh vắng, ánh trăng Rằm soi trên nhánh cây Bồ đề rồi sóng sánh trong hành lang chánh điện. Trăng động mà tĩnh, gió tĩnh mà lay, đưa hương sen từ mặt hồ thoang thoảng.

Nhành sen trên chiếc áo lam

Phật pháp và cuộc sống 15:30 08/05/2024

Lễ Phật trở về, tôi xếp ngay ngắn chiếc áo lam rồi vuốt phẳng phiu để cất vào ngăn kéo. Tay tôi chạm khẽ chi tiết thêu tay, nhành hoa sen trắng lấp lánh như có ánh hào quang chiếu rọi.

"Sống như một đóa sen"

Phật pháp và cuộc sống 12:49 08/05/2024

Đó là chủ đề của đêm gala chương trình kỷ niệm 15 năm hoạt động từ thiện của Đại đức Thích Đức Minh, trụ trì tịnh thất An Viên (Q.12, TP.HCM), người sáng lập cơ sở Minh Đài Sơn Viện, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người khuyết tật.

Xem thêm