Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 20/06/2019, 17:22 PM

Truyền kỳ về đời sống khiêm nhường của Bồ tát Tịch Thiên

Bồ tát Tịch Thiên đản sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Từ thuở ấu thơ, hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của Ngài lúc sinh) đã hiển lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lĩnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi, Ngài gặp một đạo sĩ du già và thọ nhận quán đỉnh cùng các giáo pháp tu tập của Đức Trí Tuệ Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, Ngài đã có nhiều linh kiến và trực tiếp thụ nhận nhiều giáo pháp từ Đức Văn Thù.

Hoàng tử Shantivarman là người thừa kế ngôi vua; vì thế, khi thân phụ Ngài qua đời, lễ đăng quang cho Ngài được chuẩn bị kỹ lưỡng. Vào ngày trước lễ đăng quang, Đức Văn Thù thị hiện ra trước Hoàng tử trong một linh kiến. Đức Văn Thù ngồi trên một ngai vua và nói: “Ghế này thuộc về ta, bởi vì ta là thầy của Hoàng tử. Cả hai chúng ta ngồi trên cùng một ngai vua là không hợp lí”.

Cũng đêm hôm đó, Đức Tara thị hiện trong hình tướng thân mẫu của Hoàng Tử. Bà rót nước nóng trên đầu Hoàng Tử và nói: “Vương quyền thì giống như nước nóng của các địa ngục: đó là tình huống Hoàng Tử sắp đi vào”. Khi Hoàng tử thức dậy, Ngài thấy vương quyền sắp tới của Ngài là một cây độc và vội vã rời khỏi vương quốc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hai mươi mốt ngày sau khi rời khỏi vương quốc, Hoàng Tử cảm thấy rất khát nước, và đi tìm nước. Ngài tìm thấy một con suối ở giữa rừng, nhưng đúng lúc Ngài sắp uống thì một cô gái xuất hiện và khuyến thỉnh Ngài không nên lấy nước đó bởi vì nước có chất độc. Nàng đưa cho Ngài nước thanh tịnh để uống cho hết khát, và dẫn Ngài tới một đạo sĩ du già sống trong rừng. Vị đạo sĩ này ban gia trì cho Ngài và truyền dạy Ngài giáo pháp. Vị đạo sĩ chính là hóa thân của Đức Văn Thù và cô gái là hóa thân của Đức Tara.

Khi rời khu rừng, Hoàng Tử đem theo ngài một thanh kiếm gỗ, nêu biểu cho thanh kiếm trí tuệ của Đức Văn Thù. Ngài du hành tới đại học Nalanda. Tại đây, Ngài thọ giới Tỳ kheo từ Viện Trưởng Jayadeva và được đặt pháp danh là Tịch Thiên (Shantideva). Trong những ngày tu học ở Nalanda, Ngài thọ nhận nhiều giáo pháp từ Đức Văn Thù và thực chứng tất cả tinh yếu của cả Kinh tạng và Mật Tạng. Nhìn từ bên ngoài, các bạn đồng tu thấy Ngài chỉ làm mỗi việc là ngày ăn cơm 5 lần, không làm việc, không học hành, không thiền định. Do chuyện này, vài nhà sư đặt tên Ngài là Bhu-Su-Ku, nghĩa là “Kẻ chỉ ăn, ngủ và bài tiết”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do không có năng lực thiên nhãn thông, nên họ không nhận biết mức độ thực chứng của Ngài và đàm tiếu với nhau rằng: “Chẳng bao giờ thấy Tịch Thiên văn, tư, tu gì cả theo như nhiệm vụ của một người xuất gia. Ông ta nên bị trục xuất khỏi tự viện”.  Nhưng vì thấy khó làm cho Tịch Thiên bị trục xuất, họ quyết định công khai làm nhục Ngài, để cho Ngài tự ý rời tự viện. Kế hoạch của họ là yêu cầu mỗi nhà sư tụng đọc Kinh Pratimoksha (Kinh Ba-la-đề-mộc-xoa; Kinh Biệt Giải Thoát). Họ nghĩ rằng Tịch Thiên sẽ không có khả năng làm việc này, và như vậy Ngài sẽ bị xấu hổ mà tự ý ra đi.

Bài liên quan

Lúc mới đầu, Ngài Tịch Thiên từ chối. Nhưng do họ cứ khăng khăng yêu cầu, Ngài bảo họ rằng Ngài sẽ tụng đọc nếu họ tạo cho Ngài một pháp toà. Họ đồng ý điều này ngay và dựng một pháp toà rất cao mà không có bất kì thềm bậc nào cả, nghĩ rằng Ngài sẽ không có cách nào lên ngồi lên pháp tòa. Khi Ngài Tịch Thiên đi tới pháp tòa, Ngài đưa một bàn tay ra, ấn nó xuống với năng lực diệu kì, và lên ngồi trên pháp toà một cách dễ dàng. Ngài từ tốn hỏi các nhà sư là họ muốn Ngài trùng tuyên một bản kinh đã được trùng tuyên trước đây hay một bản mà trước đây họ chưa được nghe đến. Họ trả lời rằng họ muốn nghe Ngài trùng tuyên một bản chưa từng nghe trước đây.

Ngài bắt đầu trùng tuyên Bồ đề hành luận. Khi Ngài giảng tới chương thứ chín, nói về trí tuệ siêu việt, giải thích tri kiến thâm mật về Tính không, Ngài bay lên cao. Sau một lúc thì thân Ngài biến mất và hội chúng chỉ còn nghe âm điệu du dương và Ngài chấm dứt tác phẩm với mười chương.Tất cả mọi người bấy giờ mới biết Tịch Thiên là một vị Phật. Lúc này họ biểu lộ lòng thành kính thì Ngài đã biến mất và không còn trở lại Nalanda nữa. Bạn đồng tu của Ngài Tịch Thiên đã đạt được mục đích của mình, nhưng họ hối tiếc xiết bao. Họ tìm lại trong phòng Ngài thì chỉ thấy hai cuộn Kinh, đến ngày nay vẫn còn lưu truyền.

Tác phẩm Bồ đề hành luận của Ngài ngày nay vẫn được nhiều người nghiên cứu và nhiều kẻ tầm đạo trên khắp thế giới học thuộc lòng.

(Lược trích ấn phẩm “Tiểu truyện về Ngài Tịch Thiên”

Nguyên tác: Indian Buddhist Pandits from “The Jewel Garland of Buddhist History”

Việt dịch: Đặng Hữu Phúc

NXB Dharamsala, 1985)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm