Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/10/2020, 15:02 PM

Sự mầu nhiệm của tiếng chuông chùa

Bước vào những tuổi sáu mươi, sức khoẻ tôi có phần suy sụp, nằm đêm ít ngon giấc, có lẽ bởi suốt hơn nửa thế kỷ làm người, mải mưu toan cơm áo, loay hoay trong vòng danh lợi gươm đao.

Chuông chùa và công đức cúng dường chuông chùa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bỗng một sớm khuya, tôi thức dậy trong lơ mơ ngái ngủ…tiếng chuông chùa và lời cầu kinh của quý thầy chùa gần nhà tôi: Nguyện thỉnh chúng sanh siêu pháp giới; Thiết vi u ám tất giai văn…Tâm hồn xao động của tôi bỗng yên lắng.

Từ đấy, tôi có thói quen thức dậy lắng nghe tiếng chuông mõ và lời kinh ngân vang ấm áp trong đêm thanh. Và, thi thoảng, tôi sang chùa quanh quẩn dưới chân Bồ tát thầm cầu nguyện bằng an cho tâm hồn.

Có khi được đàm đạo với Thượng toạ trụ trì chùa về chuyện đạo chuyện đời, chuyện công phu  kinh kệ. Thượng toạ sẵn lòng dạy bảo cho tôi điều áo nghĩa trong những tạng kinh uy lực vô biên của kinh Kim Cương, bao dung cứu khổ cứu nạn của kinh Pháp Hoa… mà những Phật tử gần đến tuổi bóng xế như tôi rất cần tu tập để vén dọn ngày về của mình bớt oan nghiệt, bởi những trái đắng trong nhiều đời trước vô tình hay cố ý gieo nhân quả!

Ý nghĩa tiếng chuông chùa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chùa toạ lạc ven đường làng đã hơn 100 năm. Ngài trụ trì đầu tiên là Hoà thượng Đại Dung đời thứ 37 dòng Lâm Tế thiền sư. Năm 1910, Hoà thượng Quảng Tế kế vị ngài sáng lập cho đến năm 1948 ngài mới viên tịch. Ngài Quảng Tế truyền lại cho Hoà thượng Hưng Thông.

Năm 1977, Hoà thượng Hưng Thông chuyển hoá cho Thượng toạ Thích Trí Minh. Thượng toạ trụ trì đến năm 1999 thì lâm bệnh trọng. Hệ phái dòng Lâm Tế cử Đại đức Thích Minh Đức thay thầy Trí Minh công phu kinh kệ, hoằng pháp tam bảo.

Thầy Minh Đức đến chùa khi ấy chùa gần như hoang phế, chỉ một Thượng toạ, một đại đức, không tăng chúng vãng lai tu tập! Tất cả việc đời việc đạo, thiết lập quan hệ với bà con Phật tử quanh chùa và cả việc chăm sóc cho thầy bị nằm liệt đều do thầy và mấy đệ tử của thầy quán xuyến.

Tôi là một Phật tử bình thường, một người may mắn sống gần chùa cũng cảm nhận được ít nhiều sự cứu độ lời kinh cùng tiếng chuông chùa hằng đêm mang lại…

Kính chuông như kính Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm