Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/12/2021, 16:05 PM

Truyền thông Phật giáo trong xã hội thông tin nhạy bén

Nói về truyền thông Phật giáo, không phải chỉ mới thời đại hôm nay truyền thông mới có mặt, mà nó đã tồn tại trải qua hơn 2.500 năm trước. Khi đức Phật chứng ngộ, xuyên suốt 49 năm Ngài đã mang sự giác ngộ đó để giáo hóa chúng sinh.

Truyền thông và hoằng hóa Phật giáo đã tồn tại không phải bằng vũ khí, hay dựa vào nguồn tài lực kinh tế dồi dào, mà đơn thuần chỉ bằng sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh. Tiếp nối tăng đoàn là đại diện của đức Phật tồn tại ở thế gian. Hơn 2.500 năm qua, với sự truyền thừa, tăng đoàn đã duy trì và phát triển giáo pháp của đức Phật lan tỏa khắp các châu lục trên quả địa cầu, cũng có một phần nhờ vào thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh ở thể kỷ XX và đang phát triển mạnh ở thế kỷ XXI.

Trong lịch sử, trước khi có công nghệ thông tin, Internet, sự phát triển của truyền thông Phật giáo lúc bấy giờ không phụ thuộc vào mạng kết nối (qua trung gian) vì Tăng tượng trưng cho Tam bảo, đã thừa hành sứ mạng, mang chính pháp truyền thừa mạng mạch. Từ đó, truyền thông tiếp tục có những đóng góp quan trọng và cần thiết cho nhân loại. Đây thực sự là vấn đề quan trọng mà nó phụ thuộc vào chính những người làm truyền thông, vào mỗi thế hệ tiếp nối của những người vì tương lai của Phật giáo.

Truyền thông trong chánh Pháp

Truyền thông Phật giáo trong xã hội thông tin nhạy bén

Truyền thông Phật giáo trong xã hội thông tin nhạy bén

Trải qua 25 thế kỷ, truyền thông tiếp tục tồn tại nhưng với những hình thức khác, bằng những con đường khác nhau và hơn hết là những phương thức hiện đại. Trước tiên, từ một xã hội truyền thống sang một xã hội hiện đại và sau đó là sang xã hội công nghệ. Ngày nay dấu hiệu dễ nhận ra của sự thay đổi này ở việc chú trọng vào các trang mạng xã hội và truyền tải thông tin. Sự chuyển giao này xảy ra trong mọi tầng lớp xã hội trên khắp thế giới. Sự thay đổi này trong truyền thông có thể nói chúng ta đang đi từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền văn minh dựa trên sản xuất sang nền văn minh dựa trên tri thức.

Sự chuyển giao sang một xã hội “thông tin nhạy bén” đã làm biến đổi bản chất của mối quan hệ truyền thông Phật giáo và xã hội một cách đáng kể. Điều này làm cho truyền thông phải đưa ra những giải pháp mới để giữ được tính thích hợp của Phật giáo. Thông qua mạng lưới internet, chúng ta có thể tiếp nhận vô số nguồn tài liệu về Phật giáo và tham gia nhiều diễn đàn thảo luận một cách thiết thực về mọi đề tài liên quan đến đạo Phật. Vì giáo lý nhà Phật không còn là đặc quyền của những người xuất gia và kho tàng kiến thức kinh, luật, luận của Phật giáo cũng không chỉ để trưng bày trong tự viện như nó đã từng như vậy trong một nền văn hóa Phật giáo truyền thống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm