Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/08/2020, 13:59 PM

Những “ác nghiệp” của giới truyền thông

Đức Phật trong quá trình hoằng hóa giáo pháp, Ngài không tranh luận hơn thua với tâm ngã mạn và si mê như người đời, Ngài kham nhẫn để hóa độ chúng sinh, dù bất luận chúng sinh ở căn cơ nào, nhận thức nào, kể cả kẻ có tâm nhỏ mọn thích hơn thua “tranh luận” với Ngài.

Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội

Đức Phật tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp mà đức Phật chỉ dạy không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về lý luận như một học thuyết thông thường trong đời sống.

Đức Phật tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp mà đức Phật chỉ dạy không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về lý luận như một học thuyết thông thường trong đời sống.

“Như Lai không tranh luận với đời

Chỉ có đời tranh luận với Như Lai”

Đức Phật tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp mà đức Phật chỉ dạy không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về lý luận như một học thuyết thông thường trong đời sống. Giáo pháp mà đức Phật chỉ dạy là những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã đi qua và đã chứng đạt chân lý tối hậu.

Đức Phật trong quá trình hoằng hóa giáo pháp, Ngài không tranh luận hơn thua với tâm ngã mạn và si mê như người đời, Ngài kham nhẫn để hóa độ chúng sinh, dù bất luận chúng sinh ở căn cơ nào, nhận thức nào, kể cả kẻ có tâm nhỏ mọn thích hơn thua “tranh luận” với Ngài.

Không chỉ từ thời đức Phật còn tại thế mà thời nào cũng có những kẻ thích tranh luận, hơn thua; cũng có khi vì hiểu sai, cũng có khi vì xuyên tạc, chống phá bằng nhiều cách; có kẻ mượn chuyện đời, đưa hình tượng đức Phật vào với những gán ghép vu vơ, không có bất cứ cứ liệu nào về mặt giáo lý và lịch sử để rắp tâm, hạ thấp uy tín của Ngài bằng tâm “tham độc” của họ.

Muốn tiêu nghiệp chướng phải cảm ơn người hủy báng ta

Những câu chuyện “tục trần” không có thực về đức Phật đã được tác giả Khánh An viết trong bài “Bị thương đến mức hôn mê, đức Phật sau khi tỉnh dạy đã nói ra căn nguyên, thức tỉnh tất cả mọi người” là một trong những “dẫn chứng” về các dạng bài báo được viết bởi những kẻ có nhận thức chưa đủ đầy, hoặc vì động cơ “tham độc” của họ.

Đọc bài “Bị thương đến mức hôn mê, đức Phật sau khi tỉnh dạy đã nói ra căn nguyên, thức tỉnh tất cả mọi người” của tác giả Khánh An đăng trên một chuyên trang, không biết vì vô tình hay cố ý mà Khánh An lại viết vu vơ theo kiểu đạo lý ở đời mà gắn vào nội dung câu chuyện liên quan đến đức Phật. Trong bài báo, có đoạn Khánh An viết “đức Phật Thích Ca không cẩn thận nên chân giẫm phải cành cây gãy, đau đến thấu tim gan và hôn mê bất tỉnh”.

Bài viết

Bài viết "Bị thương đến mức hôn mê, Đức Phật sau khi tỉnh dậy đã nói ra căn nguyên, thức tỉnh tất cả mọi người" đăng trên một chuyên trang. Ảnh chụp màn hình.

Một số đoạn khác, Khánh An viết: “Đức Phật đã đau đến ngất đi”, “người vẫn hôn mê bất tỉnh”, Lời đức Phật được Khánh An viết “mặc dù ta sống theo con đường hành thiện nhưng cũng khó tránh khỏi có vài quan niệm sai lầm…”, “nghiệp nên giải đã giải được rồi, nhưng những nghiệp chưa giải vẫn còn đó…”.

Cả bài viết không có lấy một dẫn chứng là tác giả đã trích dẫn từ Kinh sách nào? Tài liệu lịch sử Phật giáo nào? Nhưng tác giả vẫn viết theo suy nghĩ kiểu thế gian để gắn vào nhân vật đức Phật.

20 khẩu nghiệp tuyệt đối tránh

Nếu người đọc đọc lướt qua thì sẽ tưởng tác giả có thiện ý khi lấy hình tượng đức Phật để dẫn dắt câu chuyện có ý nghĩa giáo dục các kinh nghiệm về cuộc sống. Nhưng cách hành văn hết sức có “thâm ý” khi đưa hình tượng đức Phật vào để có ý xúc phạm và tầm thường hóa hình ảnh của đức Phật. Tác giả bị “hôn mê trong nhận thức” đã đành, còn đội ngũ biên tập và trách nhiệm của những ấn bản điện tử nêu trên để ở đâu trước những dạng thức và kiểu bài báo như vậy?

Sau khi bài viết trên được đăng tải, nhanh chóng sau đó một số trang điện tử, báo điện tử đăng lại và giữ nguyên tiêu đề theo kiểu câu view, giật gân. Ở dạng thức khác, có kẻ vì xuyên tạc, có chủ đích rõ ràng nhằm mục tiêu phá hoại hình tượng cao đẹp của đức Phật, bôi bác Phật giáo; thậm chí họ còn xuyên tạc và mạ lỵ khi viết câu chuyện “Đức Phật là ai và bí mật được dấu kín hơn 1000 năm” đăng trên youtube và các trang mạng xã hội đã làm cho một số người có tín ngưỡng nhưng thiếu hiểu biết cũng tin “như thật”. Các dạng thức truyền thông đó cần được liệt kê vào hạng “ác nghiệp truyền thông”.

Ở dạng thức khác, có kẻ vì xuyên tạc, có chủ đích rõ ràng nhằm mục tiêu phá hoại hình tượng cao đẹp của đức Phật, bôi bác Phật giáo...

Ở dạng thức khác, có kẻ vì xuyên tạc, có chủ đích rõ ràng nhằm mục tiêu phá hoại hình tượng cao đẹp của đức Phật, bôi bác Phật giáo...

Như bao nhiêu tổ chức khác, tổ chức Giáo hội vẫn còn đâu đó những vị tu hành chưa xứng là đệ tử của Như Lai, báo chí phê bình, góp ý mang tính xây dựng, trung thực, khách quan là đóng góp cho sự phát triển, lớn mạnh của tổ chức Phật giáo là truyền thông chính nghiệp. Ở chiều ngược lại, khi viết về giáo lý Phật giáo, phải có tâm lành mới viết được những câu chuyện đạo đức thực sự có lợi cho người đời, không phải là câu chuyện vu vơ không có nguồn trích dẫn, dẫu vô tình hay cố ý xuyên tạc, xúc phạm đến đức Phật và Phật giáo chính tín đều là “ác nghiệp”.

(*) Tác giả là Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm