Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/07/2022, 11:19 AM

Từ bi-Chất liệu quan trọng đồng hành của Phật giáo trong khối Đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân là một di sản vô giá, một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, di sản vô giá ấy đã được hình thành và ngày càng phát triển.

Phật giáo Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân là một di sản vô giá, một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, di sản vô giá ấy đã được hình thành và ngày càng phát triển. Tinh thần yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, trọng nhân trọng nghĩa, độ lượng, khoan dung, yêu thương, gắn kết, đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, dù gian khổ hay vui sướng. Những lúc hoạn nạn nguy khốn cho đến lúc hòa bình hạnh phúc, thì toàn dân cả nước đều một lòng chung tay sát cánh bên nhau. Mỗi khi Tổ quốc cần, là toàn dân có mặt, không quản gian lao, chẳng nài khó nhọc. Nhà nhà, người người đều hòa thuận, thương yêu, từ trong nhà đến ra ngoài xã hội. Tục ngữ có câu: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, đó là tình cảm gắn bó như một đại gia đình. Không chỉ riêng người dân cùng một tỉnh, một vùng miền mới lo lắng cho nhau. Mà tình thương ấy nhân rộng ra cho cả nước, vượt cả biên giới quốc gia. Nơi nào có người dân sinh sống, đều được đón nhận tình yêu thương, đùm bọc của cả đồng bào. Tinh thần đoàn kết ấy đã thấm nhuần một cách sâu sắc vào tận sâu trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân, mỗi dân tộc, trở thành lẽ sống của toàn dân, kết dính, gắn bó và thắt chặt tình keo sơn giữa các thành viên trong đại gia đình của các dân tộc Việt Nam với nhau.

Đức Phật được xem là biểu hiện cho hòa bình, tôn chỉ của Đạo Phật cũng luôn hướng đến một thế giới hạnh phúc.

Đức Phật được xem là biểu hiện cho hòa bình, tôn chỉ của Đạo Phật cũng luôn hướng đến một thế giới hạnh phúc.

Trong khối đại đoàn kết ấy, không thể thiếu một thành viên ưu tú đã gắn bó đồng hành cùng dân tộc bao đời nay, đó chính là Phật giáo Việt Nam. Trên thực tế, chất liệu từ bi của Phật giáo không chỉ có khả năng liên kết các cá nhân trong cộng đồng dân tộc hay quốc gia với nhau mà ngày càng thể hiện vai trò trong việc góp phần trung hòa, hóa giải và đoàn kết giữa các tôn giáo và những hệ tư tưởng đối đầu trên thế giới. Vì vậy, cần phát huy các giá trị từ bi, hòa hợp của Phật giáo, coi đó là một nhân tố quan trọng của nội lực dân tộc trong hoạt động đối nội cũng như đối ngoại. Bởi vì, ngày nay, để xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc, chúng ta không chỉ đoàn kết, hòa hợp trong phạm vi một dân tộc [1].

Trong khối đại đoàn kết ấy, không thể thiếu một thành viên ưu tú đã gắn bó đồng hành cùng dân tộc bao đời nay, đó chính là Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: nld.mediacdn.vn)

Trong khối đại đoàn kết ấy, không thể thiếu một thành viên ưu tú đã gắn bó đồng hành cùng dân tộc bao đời nay, đó chính là Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: nld.mediacdn.vn)

Phật giáo Việt Nam đóng góp vào công cuộc đại đoàn kết toàn dân tộc bằng giáo lý từ bi

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên. Đạo Phật đã sớm trở thành một nền văn hóa nhân bản, đượm nhuần sắc thái từ bi, trí tuệ, bao dung, tha thứ, hỷ xả, vô ngã, vị tha, giải thoát… Chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã đón nhận Phật giáo một cách có chọn lọc và vô cùng trân trọng, để đến hôm nay, Đạo Phật đã trở thành một tôn giáo truyền thống của dân tộc ta. Trải qua hơn 2.000 năm gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn lịch sử từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với đường lối tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy cao độ sức mạnh truyền thống của đại đoàn kết cùng tinh thần yêu nước của nhân dân, Phật giáo Việt Nam lại càng gắn bó chặt chẽ với toàn dân tộc, trở thành một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân.

Đức Phật dạy đệ tử mình nếu quý kính Ngài thì hãy phụng sự cho chúng sanh tức là đã cúng dường chư Phật rồi. Phật đã chỉ dạy rất rõ, việc cúng dường là một hình thức nhằm lan tỏa tinh thần “bố thí, từ bi, sẻ chia” cho những người gặp khó khăn, khổ hạnh. Đây là một giáo lý rất có ý nghĩa thực tế, có thể vận dụng trong đời sống hiện tại, nhằm đem đến những hạnh phúc và lợi lạc cho mọi người và cho xã hội. “Nơi nào chúng sanh cần, con đi. Nơi nào đạo pháp cần, con đến” – là một người đệ tử Phật chân chính thì nên lấy việc phụng sự và hy sinh cho chúng sanh là sứ mạng thiêng liêng và cao cả, là nguyện vọng và lý tưởng sống của mình. Nếu Đức Phật được coi là đối tượng cao quý nhất vì sự giác ngộ và lòng từ bi của Ngài đối với chúng sanh thì việc đền ơn, đáp nghĩa Ngài không phải chỉ là việc bày hương hoa, thể hiện sự thành kính, đảnh lễ, tụng niệm, bái sám mà trong tâm không biết lo nghĩ cho tha nhân, cho đất nước. Theo Đạo Phật, con người muốn mở rộng lòng từ bi với người khác thì nên thể hiện sự yêu thương, san sẻ, giúp đỡ tất cả mọi người, không phân biệt đối xử người ngoài biên giới, khác quốc gia, kỳ thị màu da, phân chia sắc tộc, dù là giới tính nào hay tuổi tác bao nhiêu… Hễ là con người và có sự sống thì đều cần được chăm sóc, giúp đỡ, quan tâm, yêu thương và bảo vệ. Đức Phật muốn dạy mỗi cá nhân tự giúp cho tâm mình được rộng mở hơn, từ bi hơn. Nếu ai cũng có sẵn tâm yêu thương này, thì thế giới chắc chắn sẽ là cõi Tịnh độ tại nhân gian.

Đúng như trong bài diễn văn tại lễ Khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã chia sẻ về tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà Đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm, từ gần 2.000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa đạo và đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Ðặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm – một dòng thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay” [2].

Quả thật, ở bất kỳ thời đại nào, chúng ta cũng đều thấy bóng dáng của những nhà Sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, trở thành những nhà cách mạng, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đó là những tấm gương, những minh chứng cho tinh thần kiên trung anh dũng, yêu nước thương dân của Phật giáo Việt Nam hòa mình vào dòng chảy của dân tộc. Với tinh thần từ bi “cứu khổ ban vui”, giúp đỡ người nghèo khó, tàn tật, bệnh hoạn… là việc làm thường xuyên của Phật giáo Việt Nam không những trong nước mà còn tác động cho nhân loại, cho thế giới, những quốc gia lân cận Việt Nam, như trong kinh Dược Sư, Đức Phật có dạy: “Nếu có những hữu tình chịu khổ sở vì đói khát; vì cầu được miếng ăn mà tạo các nghiệp dữ. Nghe được danh hiệu Ta mà hết lòng trì niệm, trước tiên Ta sẽ dùng các món ăn ngon nhất mà cho ăn uống no đủ; rồi sau mới dùng chánh pháp mà giáo hóa, khiến cho được sự yên vui bền vững” [3]. Đây là việc làm thiết thực cụ thể của Phật giáo đã và đang thực hiện, góp phần phụng sự chúng sanh, phục vụ xã hội và thế giới từ xưa cũng như hiện nay.

Trong quá trình tồn tại và thích nghi, Phật giáo ngày càng chứng minh sự dung hòa giữa đạo đức Phật giáo với phong tục, tập quán của người Việt Nam. Đây chính là một trong những đặc trưng quan trọng, góp phần chung tay với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một xã hội Việt Nam nhân văn tốt đẹp. Nhiều tư tưởng đạo đức theo triết lý nhà Phật đã góp phần vào nền giáo dục đạo đức của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, theo tiến trình phát triển của xã hội, những giáo lý ấy đã trở thành lời ăn tiếng nói, những phương tiện giao tiếp, đối nhân xử thế, phát triển các mối quan hệ từ gia đình cho đến ngoài xã hội. Các phạm trù, như “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu nhân độ thế”, “tu nhân tích đức”, “sống nhân từ để phúc cho đời sau”,… ngày càng vượt ra khỏi nội hàm thuật ngữ Phật giáo, mà đã trở thành một phần trong lẽ sống thực tiễn, sử dụng trong giao tiếp thông qua những ngôn ngữ của đạo đức nói trên. Chính những phạm trù này đã có tác dụng quan trọng hướng thiện cho con người.

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên. Đạo Phật đã sớm trở thành một nền văn hóa nhân bản, đượm nhuần sắc thái từ bi, trí tuệ, bao dung, tha thứ, hỷ xả, vô ngã, vị tha, giải thoát…

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên. Đạo Phật đã sớm trở thành một nền văn hóa nhân bản, đượm nhuần sắc thái từ bi, trí tuệ, bao dung, tha thứ, hỷ xả, vô ngã, vị tha, giải thoát…

Một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo – xét ở góc độ sâu xa hơn –  chính là tiêu chí “làm lành, hướng thiện” của Phật giáo thông qua những tư tưởng như “lòng từ bi, làm việc lành, tránh điều dữ” phù hợp với lối sống cởi mở nhưng gần gũi của dân tộc Việt Nam. Lối sống ấy đã góp phần tạo nên lối sống hòa đồng giữa người với người, xây dựng nhân cách hoàn mỹ hơn. Tinh thần “hỷ xả, khoan dung, độ lượng, bao dung, chia sẻ, cứu khổ cứu nạn” giữ vững tinh thần “lá lành đùm lá rách” của truyền thống từ xưa đến nay. Những triết lý “vô thường, khổ, vô ngã” thì giúp con người nhận định rõ giá trị của cuộc sống, giảm bớt cái tôi, cái ta bản ngã mà hướng đến vị tha, sống vì mọi người hơn. Giáo lý nhà Phật còn khuyên con người hãy luôn nhớ đến “Đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu “Hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “hiếu hạnh vi tiên”,… Hệ thống giáo lý Phật giáo có xu hướng giáo hóa con người, giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu. Đặc biệt, các giá trị của Phật giáo có thể giúp cho thế hệ trẻ ngày nay, biết yêu thương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết định hướng cho cuộc đời tương lai bằng nền tảng đạo đức vững vàng, không bị những hào nhoáng của cuộc sống cám dỗ. Mặt khác, khuyến khích động viên những người trẻ sống ý nghĩa hơn thông qua việc mở rộng tâm hồn, biết quan tâm đến số phận của cộng đồng, yêu thương đồng loại, sống lương thiện, hòa đồng, biết ơn với tất cả, chung tay vì hòa bình của nhân loại, bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, triết lý Phật giáo cũng nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” [4] – mang đầy ý nghĩa giáo dục, xây dựng lối sống có ý thức và đầy trách nhiệm nhưng không tham muốn những lợi ích vật chất, phù du mà biết sống một lối sống thanh cao, an lạc trong tâm hồn. Đây chính là những chất liệu từ bi của Phật giáo, đóng góp tích cực giải quyết những nỗi khổ niềm đau của cuộc sống hiện tại.

Từ bi góp phần trong việc kiến tạo nền hòa bình

Khi còn tại thế, Đức Phật đã vì sự hòa bình của tất cả chúng sanh mà chỉ rõ nguyên nhân cội nguồn của chiến tranh, xung đột hay mâu thuẫn từ phương diện cá nhân hay tập thể, cộng đồng, quốc gia. Đức Phật đã nhìn thấy và quán xét được những động cơ, mục đích sâu xa bên trong của những cuộc chiến tranh đã xảy ra và đi tìm những phương án, biện pháp, quy trình để xây dựng nên một thế giới hoà hợp, đoàn kết, nhân ái, hạnh phúc. Đó chính là triển khai triệt để tinh thần “Từ, bi, hỷ, xả” (còn gọi là Tứ vô lượng tâm) trong đời sống mỗi cá nhân và cộng đồng. Một cá nhân nếu có tấm lòng yêu thương nhân loại như thế thì tất nhiên sẽ không chủ trương thực hiện những cuộc chiến tranh vì sự bình yên đời sống của người dân không chỉ thuộc phạm vi lãnh thổ mình cai quản mà cho cả người dân của nước khác. Một cá nhân nếu có bốn tâm vô lượng nói trên sẽ luôn gieo nhân duyên yêu thương, che chở đối với người, với vật, với mọi sự việc xung quanh. Mỗi cá nhân chính là một tế bào của xã hội. Nếu tất cả những tế bào ấy đều được cấu tạo bằng tinh thần Từ, bi, hỷ, xả thì chắc chắn xã hội sẽ không còn những bất trắc xảy ra, hòa bình sẽ hiển nhiên hiện hữu với con người.

Đức Phật được xem là biểu hiện cho hòa bình, tôn chỉ của Đạo Phật cũng luôn hướng đến một thế giới hạnh phúc. Đóng vai trò là vị sứ giả mang lại sự bình an cho nhân loại, góp phần đem lại hòa bình cho quốc độ, trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Phật đã tận tụy và không ngừng dựng xây một thế giới hòa bình, nhân ái, một thế giới Tịnh độ tại trần gian. Chủ trương xây dựng nên hòa bình của Đức Phật là nhấn mạnh vào ngay bên trong tâm hồn của mỗi chúng ta bằng phương thức giảm trừ tham lam, sân hận và si mê, tăng chất liệu đạo đức, nuôi dưỡng thiện tâm, ứng dụng bốn đức tính cao quý “Từ, bi, hỷ, xả” vào trong đời sống, tăng trưởng sự thanh tịnh trong tâm hồn. Từ đó mở rộng tình yêu thương đến chúng sanh, mọi loài, xua tan đi những thù hận, oán ghét, tranh đua, giành giật. Cũng như anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã viết trong tác phẩm văn học nổi tiếng Bình Ngô Đại Cáo như sau: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” [5]. Quả thật, từ xưa ông cha ta đã đúc kết tinh thần hòa giải, không gây chiến, không xung đột mà gắn kết bằng đại nghĩa, bằng chí nhân của lòng người. Ở đâu có tinh thần từ bi, nhân nghĩa tồn tại, thì hung tàn, cường bạo không có chỗ hiện thân, như ánh sáng có thể xóa tan bóng tối.

Trong quá trình tồn tại và thích nghi, Phật giáo ngày càng chứng minh sự dung hòa giữa đạo đức Phật giáo với phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Trong quá trình tồn tại và thích nghi, Phật giáo ngày càng chứng minh sự dung hòa giữa đạo đức Phật giáo với phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Trong kinh Dược Sư, Đức Phật cũng dạy về tinh thần hóa giải hận thù, tiêu trừ oán kết rất hay đó là: “Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết” [6]. Chỉ một câu với bảy từ mà có ba động từ “giải” – nhằm nhấn mạnh tư tưởng mở, tháo, gỡ tất cả những gì kết chặt từ xưa đến nay. Giải kiết có nghĩa là tháo gỡ những oan trái, ân oán, hận thù của nhau. Kinh Pháp Cú, Đức Phật từng dạy rằng: Nếu đem hận thù mà xóa bỏ hận thù là không bao giờ có. Chỉ có từ bi mới xóa được hận thù, đây là định luật ngàn thu. Thế mới thấy, tư tưởng Đạo Phật đến với cuộc đời này là trên tinh thần từ bi, yêu thương. Nếu trên thế giới ai ai cũng yêu thương nhau, ai cũng xem là người thân của nhau thì làm gì có chiến tranh hay xung đột. Chỉ cần thay đổi suy nghĩ của mỗi bản thân, tự mình tháo gỡ mọi oán thù của lòng mình với người khác, nhân rộng ra là dân tộc, quốc gia và các nước trên thế giới đều yêu thương chia sẻ nhau như lời Đức Phật dạy thì quả thật Niết bàn hay cõi Tịnh độ chính là đây rồi.

Trên bước đường hoằng truyền chánh pháp, Phật giáo luôn đem đến tình yêu thương cho nhân loại trên thế gian này. Nét đặc thù tiêu biểu của Đạo Phật là bất bạo động, chuộng hòa bình thông qua từ bi và trí tuệ. Trong đó, tuệ giác chính là ánh đuốc soi đường, tâm từ là chất liệu xây dựng cuộc sống bình yên và hạnh phúc, xua tan những đau thương, sầu khổ trong cuộc sống này. Quả thật, nơi nào được thấm nhuần tưới mát bởi những dòng nước từ bi, đón nhận ánh nắng ấm ấp của trí tuệ vô biên, thì nơi đó, muôn hoa đua nở, cây xanh lá thắm, vạn vật cũng hân hoan, tươi cười hạnh phúc. Thật là một cảnh giới yên bình, ấm áp. Giáo lý nhà Phật đã hóa giải lòng thù hận trong tâm mỗi người, chiến tranh từ đó cũng được chấm dứt. Chính vì những lý do này mà sự kiện Đức Phật Đản sanh đã được Tổ chức Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố công nhận là ngày Lễ hội Tôn giáo của toàn thế giới. Trải qua trên 25 thế kỷ, Đạo Phật được xem là sự hiện hữu cho hòa bình của nhân loại. Nối tiếp truyền thống ấy, hơn 40 năm kể từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến nay, là ngần ấy thời gian Giáo hội cống hiến hết mình cho đạo pháp và dân tộc. Là một thành viên tích cực và tiêu biểu trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nước nhà an lành và phát triển. Luôn đi đầu trong chiến dịch góp phần hòa giải dân tộc bằng những triết lý nhà Phật rất thực tế và hữu dụng.

Chung tay với trách nhiệm của Việt Nam thực hiện những mục tiêu chiến lược nói trên, Phật giáo Việt Nam cũng luôn nỗ lực hết sức mình, đóng góp trong sự thành tựu đối với những mục tiêu chung của Liên Hiệp Quốc đề ra và những cam kết của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng việc truyền tải và hướng dẫn mọi người ứng dụng những giáo lý từ bi của Đạo Phật, lấy tình thương xóa bỏ hận thù, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau như ca dao Việt Nam có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em thuộc 63 tỉnh, thành khác nhau nhưng luôn luôn hòa hợp, đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, chung sống hòa bình bằng tinh thần từ bi và trí tuệ của Đạo Phật.

Nhờ tinh thần từ bi, bất bạo động của Phật giáo, hơn 2.000 năm qua, Phật giáo chưa hề gây ra một cuộc chiến tranh nào, đi đến đâu Phật giáo cũng đều tạo được sự hòa bình an lạc. Do đó, không những không có vấn đề về chiến tranh trong nước mà còn góp sức cho nền hòa bình thế giới và khu vực, như trong kinh Hoa Nghiêm ghi: “Tất cả chúng sanh không nghiệp sát, lo gì thế giới dấy đao binh. Nhà nhà, chốn chốn đều tu thiện, lo gì thiên hạ chẳng thái bình” [7].

Bằng tinh thần từ bi, cứu khổ ban vui của Đạo Phật, sự hiện diện của Phật giáo nơi đâu, thì ở đấy có hòa bình an vui hạnh phúc, có sự đoàn kết hòa hợp và đồng hành cùng phát triển vì mục tiêu chung là góp phần xây dựng mảnh đất tịnh lạc trên hành tinh này, là trang nghiêm Tịnh độ tại nhân gian. Như trong kinh Duy Ma Cật, Đức Phật dạy: “Tùy theo tâm chúng sanh thanh tịnh, thì cõi Phật thanh tịnh, cũng như thế giới này sẽ thanh tịnh”. Với tấm lòng từ bi, trí tuệ, diệu dụng vô cùng, Phật giáo Việt Nam sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, hạnh phúc và an lạc cho thế giới.

Chú thích:

[1] Thích Bảo Nghiêm (2008), “Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo Quốc tế lần thứ V, Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh xuất bản.

[2] Diễn văn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Lễ khai mạc Ðại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008, Báo Nhân dân điện tử, đăng ngày 14/5/2008.

[3] Đoàn Trung Còn – Nguyễn Minh Tiến Việt dịch (2010), kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

[4] Nghĩa là ở đời mà vui đạo, là giác ngộ ngay giữa cuộc đời, giác ngộ không phải xa lánh cuộc đời hay quên đời. “Cư trần lạc đạo” của đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đã, đang và sẽ sống mãi cùng dân tộc, trong lòng dân tộc.

[5]  Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Ngữ văn 10, tập 2, Nxb. Giáo dục Việt Nam, tr.19.

[6] Tuệ Nhuận (2002), kinh Dược Sư, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.64.

[7] Thích Trí Tịnh Việt dịch (2015), kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.A

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Xem thêm