“Bát chánh đạo” với vạn vật thiên nhiên
Chơn lý của vạn hữu cũng y thế nên chúng ta khỏi phải lo sợ rằng: vạn vật chúng sanh, hay tứ đại địa cầu, quá đông quá nặng. Chỉ có điều cần là chúng ta ráng giữ mình, làm sao cho cái ta nào đó, được thường bền yên vui, đứng nghỉ, có mãi, nơi một cảnh giới là khỏe hơn.
Điều ấy tức là giải thoát hay đạo, là con đường của chúng ta vậy. Con đường ấy cũng sẵn có trong trần, chỉ có điều là ta chịu nhận xét quan tâm tất sẽ thấy ngay rõ rệt:
1. Trong nước có sở kiến, là sự thấy.
2. Trong đất có tư duy, là thức sống hay cái biết đang cử động.
3. Trong cỏ có ngữ, là lời nói do sự rung khua.
4. Trong cây có nghiệp là trái hột của cải.
5. Trong thú có mạng sống, là tư tưởng (sống lâu mau tự nó tìm ăn).
6. Trong người có tinh tấn, là hành vi tiến hóa.
7. Trong Trời có niệm, là sự ghi nhớ điều lành, nên được vui thanh nhẹ.
8. Trong Phật có định, là sự đứng ngừng yên lặng, cái sống mới vững vàng.
Từ nước đến Phật, từ kiến đến Định, là nấc thang tấn hóa kêu là Đạo, đến Phật, Định, kêu là đắc đạo. Kết quả của sự sống là đắc quả, hay là bậc giải thoát hoàn toàn. Định là dứt khổ. Định là có ta, dứt luân hồi sống mãi đời đời.
Trong bài học thứ hai, Tổ sư đã cho chúng ta thấy khi mình là đệ tử Phật thì dù xuất gia hay tại gia, một khi đã quyết tâm tu học thật sự rồi thì nhất định con đường thân chứng đạo quả chỉ là vấn đề thời gian mau hay chậm. Tất cả do ta quyết định; tinh tấn quyết liệt thì mau, rề rà do dự thì lâu. Có điều, khi đã ngộ đạo, đã thân chứng rồi thì giữa mình với vạn vật thiên nhiên xung quanh không còn có sự cách biệt, không có sự sai khác, không còn xa lạ. “Cái sống là phải sống chung / Cái biết là phải học chung / Cái linh là phải tu chung”. Vô cùng kỳ diệu, một khi ta đã thân chứng rồi thì không còn “nhân, ngã, bỉ, thử”; không còn ích kỷ, tự ngã, tự ái tư riêng; không còn tham sống sợ chết… mà luôn luôn biết chia sẻ, hòa điệu với cuộc sống, với thiên nhiên xung quanh. Ta, vạn vật và chúng sanh như là một.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm