Tu hành, thế nào gọi là công phu?
Nếu với tất cả các tướng, vẫn còn quyến luyến, đến lúc gần mất Phật không thể đến, tại sao? Tình chấp quá nặng, tình chấp là chướng ngại, đoạn được tình chấp mới cảm ứng được với Phật.
Không bị ngoại cảnh quấy nhiễu gọi là công phu.
Khi ngoại cảnh có mặt, phản ứng quấy nhiễu là gì? Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) đấy là phản ứng, ta bị nó quấy nhiễu. Khi cảnh giới này hiện ra ta yêu thích, là bị quấy nhiễu. Tâm vốn như nước như như bất động, làm sao lại bị gợn sóng? Vì đã yêu thích, hoặc ghét bỏ nó, lại bị nó quấy nhiễu. Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục: được gọi là thất tình, nghĩa là khi ta bị quấy nhiễu, chắc chắn nổi lên tác dụng của bảy loại này.
Hỷ, Nộ, Ai là bi ai, yêu thương nó, đau lòng. Lạc, cảm thấy vui thích, hoặc lo lắng, lo nghĩ. Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục, chỉ cần nổi lên những phản ứng đó, liền chấp trước (vướng mắc) thủ tướng, đấy là hiện tượng gì? Đấy là dấu hiệu của luân hồi lục đạo (trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục). Bởi thế có thất tình ngũ dục, ta sẽ không ra được luân hồi lục đạo.
Tu hành là quá trình chiêm nghiệm, thẩm thấu
Vãng sang thế giới Cực Lạc Phương Tây, trong giây phút cuối cùng, sát na (thời gian rất ngắn) niệm Phật để vãng sanh đó, không có thất tình ngũ dục, thật sự được vãng sanh. Nếu vào giây phút đó, tuy tâm cũng niệm Phật, nhưng vẫn còn vướng bận, quý vị đi không dứt. Người niệm Phật không thể không hiểu điều này.
Mục tiêu duy nhất của người niệm Phật chúng ta, là mong cầu vãng sanh. Bây giờ với tất cả các tướng, chúng ta phải làm nhạt nó. Vấn đề này rất quan trọng, nghĩa là với chấp trước thủ tướng, càng lúc càng nhạt, khi đi chúng ta mới thật sự buông xả.
Nếu với tất cả các tướng, vẫn còn quyến luyến, đến lúc gần mất Phật không thể đến, tại sao? Tình chấp quá nặng, tình chấp là chướng ngại, đoạn được tình chấp mới cảm ứng được với Phật. Bởi khi Phật đến tiếp dẫn, nhất niệm (niệm Phật) đó là tâm thanh tịnh ta sẽ vãng sanh, nếu tâm nhất niệm đó ô nhiễm sẽ không đi được. Đây chính là người niệm Phật nhiều, người vãng sanh rất ít.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Xem thêm