Từ lời kinh đến ý kinh (Phần 2)
Lễ Phật, ăn chay giữ giới, trì kinh niệm chú, tham thiền nhập định đều là phương tiện để hành giả tiến bước trên đường Giải thoát.
2. Sự hội nhập chân kinh
Cứu cánh việc tu Phật là giải thoát cho tự thân và tha nhân ra khỏi Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới). Lễ Phật, ăn chay giữ giới, trì kinh niệm chú, tham thiền nhập định đều là phương tiện để hành giả tiến bước trên đường Giải thoát. Chân kinh hay Chánh pháp là thực phẩm, tất cả các phương tiện vừa kể chi là chiếc xe chở hàng. Người con Phật vâng theo lời Đức Từ phụ với lòng kính tín phải làm sao để nhận xe chở thực phẩm, bốc dỡ thực phẩm ra khỏi xe đem vào cất trong nhà, trong kho để dùng nuôi dưỡng thân tâm.
Vai trò của chiếc xe chở thực phẩm đến đây là chấm dứt, không cần đến nữa. Người sáng suốt không ai lưu giữ chiếc xe đã không dùng đến lại thêm choán một chỗ đậu gây cản trở sinh hoạt cho người chủ nhà, chủ kho sau khi nhận hàng. Việc cất thực phẩm vào trong nhà, trong kho là sự hội nhập Chân kinh, hay nói cách khác là sự thực chứng Chánh pháp.
Để nhận thức tường tận sự hội nhập Chân kinh thực chứng Chánh pháp cần quán chiếu đầy đủ ba giai đoạn:
Giai đoạn tiền hội nhập
Giai đoạn này thuộc thời quá khứ hồi quán ngược dòng thời gian nhìn về những tiền kiếp của hành giả. Sự thành tựu hội nhập Chân kinh do ở Thiện căn đã gieo nhân lành từ nhiều kiếp trước. Nhân lành này hội với Pháp duyên ở hiện thời đang sống kiếp thế gian. Nhân và Duyên hội ngộ đưa đến cơ hội có kinh sách, có thày truyền dạy, có bạn khuyến tu làm phát khởi tín tâm và nhất tâm tu học.
Từ lời kinh đến ý kinh (Phần 1)
Giai đoạn này bắt đầu từ thời điểm trong một tiến kiếp nào đó hành giả gieo hạt nhân lành đầu tiên. Nhiều hạt nhân lành tiếp tục được gieo trải nhiều kiếp trong quá khứ tạo thành Thiện căn, cũng gọi là Căn tu hay Nghiệp căn. Giai đoạn này chấm dứt ở thời điểm trong hiện kiếp khi hành giả bắt đầu đọc tụng, trì kinh. Đối chiếu với ấn dụ chiếc xe hàng chở thực phẩm có những nhận định như sau:
Hành giả phát tâm cầu học tu đạo là khi người con Phật đang tin tưởng và ngóng chờ xe hàng chở thực phẩm đến nhà mình, cảm thấy đói ăn là đau khổ phiền não, cần có thực phẩm để ăn cho no đủ. Đây là Thiện căn báo ứng cho biết nên cảm thấy đói, hiển lộ ở hành vi đón đợi xe hàng chở thực phẩm. Đây là sự cầu học, tìm thấy tìm bạn để tiến tu.
Hành giả gặp cơ hội có kinh sách, có thày bạn. Đây là Pháp duyên hội với nhân lành vừa nói ở trên. Đức Phật có trí tuệ vô ngại nhìn thấu suốt tâm tư của từng đứa con đang đón đợi thực phẩm, đang cầu ơn cứu độ của đức Phật. Cần hội đủ cả hai yếu tố Nhân và Duyên thì việc nhận xe hàng chở thực phẩm mới thể hiện. Thiếu Nhân thì dù xe hàng chở thực phẩm đến đậu ngay trước nhà, chúng sanh vô minh mê mờ không biết mở cửa ra để nhận thực phẩm. Thiếu Duyên là trường hợp chiếc xe hàng chở thực phẩm chưa đi đến đích địa điểm nơi nhận hàng và sẽ tới trong tương lai. Nguyên do tại Thiện căn tích lũy chưa đầy đủ, chưa đủ lực cảm ứng hội với Pháp duyên. Khi Thiện căn đầy đủ thì Pháp duyên hiện tới ngay, đó là lý Nhân Duyên tương ứng (1).
Giai đoạn tiền hội nhập này hành giả chưa phát tuệ đến mức độ có thần lực soi tỏ quá khứ tiền kiếp của chính mình, chỉ vững tin sự kiện xảy ra như thế, chưa nhận biết được chi tiết rõ ràng.
Giai đoạn hiện thời hội nhập
Giai đoạn kế tiếp này bắt đầu ở kiếp hiện tại vào thời điểm hành giả cất bước đầu tiên trên đường tu học hành trì Chánh pháp và chấm dứt ở thời điểm hội nhập Chân kinh. Đối chiếu với ẩn dụ xe hàng chở thực phẩm, đây là thời gian đón nhận xe, bốc dỡ hàng và đem hàng vào trong nhà, trong kho. Đón nhận xe chở đầy hàng là việc đọc tụng kinh, bốc dỡ hàng ra khỏi xe là hành trì kinh, bỏ xe lại chỉ đem hàng vào trong nhà, trong kho là việc hội nhập ý kinh. Chỗ chứa hàng trong nhà hay kho chứa hàng là thức thứ tám trong Bát thức, gọi là A-lai-da thức hay Tàng thức (2).
Giai đoạn đón nhận xe, bốc dỡ hàng và đem hàng cất trong nhà trong kho cần được nhận định và phân tách tường tận vì chính trong giai đoạn này dể xảy ra sự sai sót nhầm lẫn như giữ lại cả xe lẫn hàng, không biết cách bảo trì hàng sau khi đã cất vào trong nhà trong kho. Điều ngộ nhận quan trọng, và chót cùng là tin rằng hết việc không còn gì phải làm sau khi hàng đã đem vào nhà hay nhập kho, quên mất việc phải đem ra ăn. Do đó hàng thực phẩm gửi đến đem cất giữ trong nhà trong kho cẩn thận một cách vĩnh cửu. Đem thực phẩm ra ăn để nuôi sống tự thân và tha nhân mới là cứu cánh hành đạo. Sau khi hội nhập ý kinh, thực chứng Chánh pháp còn phần cứu cánh hành dạo, đó là hóa độ tự thân và tha nhân. Đây là giai đoạn hậu hội nhập kế tiếp trình bày dưới đây.
Giai đoạn hậu hội nhập
Giai đoạn này mang tên hậu hội nhập hàm ý có liên hệ nối liền với hai giai đoạn trên. Chú trọng đến cứu cánh hành đạo thì gọi là giai đoạn hóa độ hay hành hóa. Giai đoạn này bắt đầu từ thời điểm khởi phát tâm Bồ Đề, hành trì Lục độ ba-la-mật và chấm dứt ở thời điểm nhập diệt Niết-bàn, thể hiện ở kiếp này hoặc ở những kiếp sau. (còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ tát, bệnh lâu năm không thuốc mà tự khỏi
Nghiên cứu 19:00 05/11/2024Dung Tông Tố bị bệnh tê liệt, có người gọi là phong thấp, chữa trị đã nhiều, nhưng vẫn không thấy hiệu nghiệm. Mỗi khi gặp thời tiết biến đổi, bệnh lại phát ra, chân tay sưng lên, đi lại bất tiện, xương cốt trong mình rất là đau nhức khổ sở.
“Chắc đây là nghiệp chướng của tôi”
Nghiên cứu 16:20 05/11/2024Tôi kể ra câu chuyện này không phải để dọa các vị, mà là muốn các vị hiểu rõ để không sát sinh và đừng kiếm sống bằng những nghề sát sinh. Mong quý vị hãy tự bảo vệ tốt cho mình!
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Xem thêm