Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Từ lời kinh đến ý kinh (Phần 1)

Sự đọc tụng lời kinh nhằm mục đích hiểu biết ý kinh. Lời kinh diễn tả ở tiếng nói hay chữ viết là phương tiện truyền thông đem ý kinh tức ý Phật truyền dạy Chánh pháp cho đệ tử chúng sanh. Ý kinh tức Chánh pháp là cứu cánh việc đọc tụng lời kinh.

Ẩn dụ Ngón tay chỉ mặt trăng dẫn giải sự phân biệt lời kinh với ý kinh: Phật dùng ngón tay chỉ mặt trăng cho đệ tử chúng sanh nhìn. Ngón tay là phương tiện, là lời kinh để lại cho hậu thế. Mặt trăng là đối tượng việc chỉ cho nhìn, là dụng tâm cứu độ của Đức Phật.

Việc nhận thấy mặt trăng cứu cánh việc nhìn của đệ tử chúng sanh. Người sáng suốt nhìn thấy mặt trăng, nghĩa là tiếp nhận được Chánh pháp do Phật truyền cho; người mê mờ lại chú tâm vào ngón tay của Phật dù với tất cả tấm lòng kính tín, tin rằng ngón tay của Phật tức lời kinh là Chánh pháp được Phật truyền cho. Ẩn dụ này chỉ dẫn cho người đọc tụng kinh Phật cần nương theo lời kinh để nhận thức ra ý kinh, nhờ phương tiện ngôn ngữ văn tự để hội nhập Chánh pháp.

Một ẩn dụ khác dẫn giải nội dung tương tự, đó là lời khuyến tu Qua sông hãy bỏ bè lại. Con sông là sự ngăn cách hai bên bờ làm cho không thông nhau. Bờ bên này gọi là Bờ Mê tiêu biểu cho chỗ đứng của người còn vô minh mê muội chưa nhận ra Chân lý. Bờ bên kia gọi là Bến Giác tiêu biểu cho chỗ đứng của người giác ngộ thông hiểu Chân lý. Cái bè chở người qua sông từ Bờ Mê sang đến Bến Giác tiêu biểu cho các pháp môn hành giả đã tín giải và hành trì. Cái bè là phương tiện chở khách sang ngang mặt sông từ bên này sang bên kia. Khi cập bến bên kia người bộ hành rời bỏ cái bè để tiếp tục cuộc hành trình cho tới đích là Giải thoát, tự giác tự dộ và giác tha độ tha, Các pháp môn là phương tiện, Giải thoát là cứu cánh, là đích tối hậu cần quan tâm đạt tới.

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Do đó, người thiện học cần rời bỏ các pháp môn khi đã chứng đắc để tiếp tục con đường Giải thoát. Khi đã cập bến Giác nghĩa là đã chứng đắc các pháp môn tốn công phu hành trì bấy lâu, hành giả cảm thấy hoan hỷ dễ sinh tâm kiêu mạn, chấp lấy các pháp môn sở đắc ngộ nhận đó là cứu cánh, con đường Giải thoát. Đây là trường hợp tăng thượng mạn, mới chứng đắc một số pháp môn đã ngộ nhận cho rằng chứng quả Bồ Đề, Quả Phật. Nguyên do là hành giả chưa tẩy sạch hết trong tâm thức những chủng tử ô nhiễm vi tế vừa tham vừa si. Nói là tham vì còn ham nhanh chóng đắc quả Phật chứng nhập Niết bàn, nói là si vì không sáng suốt nhận ra mới đi được một vài chặng đã tin tưởng là đi lên tận cùng con đường Giải thoát.

Một ẩn dụ cụ thể từ trong đời sống thực tế làm sáng tỏ đề tài từ lời kinh đến ý kinh đồng thời giới hạn nội dung bài viết, đó là việc chuyên chở thực phẩm bằng xe vận tải. Thực phẩm coi như nội dung ý kinh tức Chánh pháp là món ăn tinh thần đầy chất bổ dưỡng dùng để nuôi cho trưởng thành Chân tâm bẩm sanh vốn có tính thiện của đệ tử chúng sanh. Chiếc xe vận tải là lời kinh tức chữ viết khi đọc kinh hay tiếng nói khi nghe thuyết pháp. Nơi gửi là chư Phật và hàng ngủ Sứ giả Như Lai đảm trách việc thuyết pháp giảng kinh. Nơi nhận là mười phương đệ tử chúng sanh.

Bài viết trình bày trong giới hạn chi nói đến việc nhận hàng thực phẩm, không nói đến việc gửi hàng. Đó là sự tiếp nhận lời kinh và hội nhập ý kinh của người tu Phật.

1. Vô tự chân kinh, vô ngôn chánh Pháp  

Đây là câu cảnh giác người trì kinh tu Phật: Chân kinh là Chánh pháp không thể diễn tả bằng chữ viết hay lời nói được. Lời kinh là phương tiện truyền đạt hữu hình có sắc tướng nhìn thấy được bằng mắt, nghe thấy được bằng tai. Ý kinh tức Chân kinh tức Chánh pháp là cứu cánh truyền đạt thì vô hình vô tướng, không có sắc không có thanh nên không thể tiếp nhận bằng mắt bằng tai. Sự tiếp nhận và hội nhập ý kinh do ở bộ óc, ở trí khôn hay lý trí, Phật học gọi là trí tuệ của người đọc kinh hay nghe kinh. Sự bất toàn của cơ quan thị giác, cơ quan thính giác được dẫn chứng ngay trong lời nói thông thường hàng ngày: nói ra lời ăn hai bát cơm, người nghe hiểu được ý ăn hai lượng cơm, mỗi lượng cơm đựng trong cái bát.

Nếu chấp vào lời, người nghe thiếu trí khôn sẽ hiểu là ăn hai cái bát, trong mỗi bát có đựng cơm. Thí dụ này nghe trái tai nực cười nhưng dẫn giải được rõ ràng nội dung Vô tự Chân kinh, vô ngôn Chánh pháp. Lối nói ăn hai bát cơm nghe nực cười vì không ai nhầm lẫn như vậy, cái bát và hột cơm đều là vật cụ thể hữu hình có sắc tướng. Trường hợp Chân kinh, Chánh pháp khó nhận ra sự khác biệt với lời kinh, chữ viết hay lời nói vì Chân kinh Chánh pháp là thực thể (cái có thực) nhưng vô hình không có sắc tướng.

Trường hợp ẩn dụ xe chở hàng thực phẩm cũng vậy. Chiếc xe và thực phẩm đều là vật cụ thể hữu hình trong khi lời kinh thì hữu hình ý kinh lại vô hình. Dùng ẩn dụ là phương tiện bất đắc dĩ để dẫn giải một đối tượng không thể dẫn giải được trung thực, chính xác và trọn vẹn bằng chữ viết hay lời nói. Phật học gọi cách dùng này là một dạng của Ly tướng nhập tánh, diễn nôm là rời khỏi Pháp tướng để nhận ra Pháp tánh, ý nói rời khỏi hiện tượng biểu lộ ra ngoài là lời kinh để nhận biết ra nội dung bản thể ẩn dấu bên trong là ý kinh. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thoát móng vuốt hổ nhờ cung kính pho tượng mục

Nghiên cứu 19:00 25/11/2024

Vào đời nhà Đường, ở chùa Huệ Nhật, Hoa Châu, có một vị thầy tên là Pháp Thượng, xuất gia từ năm ba mươi bảy tuổi. Thầy kể lại chuyện trước khi xuất gia, thầy ở nhà thường vào rừng đi săn.

Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính

Nghiên cứu 09:18 25/11/2024

Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Bịnh “trời cho”

Nghiên cứu 18:05 24/11/2024

Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.

Xem thêm