Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/05/2024, 09:49 AM

Tự mình thắp đuốc mà đi

Từ bệnh tật thân xác cho đến đau khổ và hạnh phúc tinh thần, tất cả đều diễn ra trong chính mình. Trong thân mình và trong tâm mình.

Audio

Số phận của mình chính là nội dung thân xác và tâm thức mà mình có. Không ai có khả năng cao nhất để xây dựng, xử lý, làm mới và tịnh hoá mình được, ngoại trừ mình.

Cảm xúc, tâm tư, ký ức và nhận thức bên trong mình không ai có thể thay thế xử lý. DNA, IQ bên trong chính mình cũng không ai có thể sử dụng thay. Chỉ mình, tuỳ điều kiện, là người duy nhất đưa ra quyết định cuối cùng cho xác thân, cảm xúc, tâm tư, ký ức và nhận thức. Và cái kết quả của quyết định cuối cùng đó sẽ là kết quả của khổ đau hay hạnh phúc mà mình sẽ trải nghiệm trong đời mình.

Đức Phật nói: “Phải tự mình nương tựa nơi mình, không có nơi nương tựa nào khác được. Nhờ biết khéo điều phục mình, mình có được nơi nương tựa khó có được” [Kinh Pháp Cú, 160]. Ngài cũng cho biết: “Người ta tự mình làm điều ác; tự mình làm nhiễm ô; tự mình không làm ác và tự mình làm thanh tịnh. Thanh tịnh hay không thanh tịnh là tự mình. Không ai thanh tịnh được cho ai”. [Kinh Pháp Cú, 165].

Sự thật “tự mình” này, dù muốn hay không, đến một ngày nào đó mình cũng sẽ đối diện. Cái chết và cái bệnh của thân xác cũng như cái đau và cái mê của tâm thức, mình không thể nhờ ai đó, thuê ai đó hay buộc ai đó thay thế được. Ai đó có thể cáo buộc mình và mình cáo buộc lại như thế này, ca ngợi mình và mình ca ngợi lại như thế kia hay thương yêu mình và mình thương yêu lại như thế nọ, nhưng tất cả vẫn không sao có thể thay thế được mình trước cái chết và cái bệnh của thân xác cũng như cái đau và cái mê của tâm thức.

Bởi thế, chờ đợi ai đó làm cho mình tốt đẹp hay mong cầu một ân huệ nào đó mà không có hành động tương ứng là điều không thể thực hiện được. Ân huệ hay một tốt đẹp nào đó trong cuộc đời mình chỉ có thể xảy ra khi có đủ nhân và duyên. Nếu mình không gieo nhân và mình cũng không xây dựng duyên, đừng hy vọng một kết quả tốt đẹp nào đó tự nhiên đến cho mình thụ hưởng.

Học tự mình trách nhiệm. Học tự mình trả lời khổ đau và hạnh phúc cho mình. Học tự mình cô đơn và tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng, cô đơn, trách nhiệm, tự hỏi và trả lời, mình mới có thể xử lý được cảm xúc, tâm tư, ký ức và nhận thức. Lúc xử lý được cảm xúc, tâm tư, ký ức và nhận thức, cũng là lúc mình sẽ sử dụng được tiềm lực IQ và giải phóng được sức mạnh DNA của chính mình. Mình trở nên trọn vẹn, không phải mong đợi, từ bên ngoài cho đến bên trong!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chú tâm như thế thì khó có ai quyến rũ được

Lời Phật dạy 16:05 16/05/2024

Trong cuộc sống, có rất nhiều hành động được thực thi mà không hề có kiểm soát. Thân một đường mà tâm một nẻo là một thói quen cố hữu của con người. Đa phần, mọi người thường hướng tâm ra bên ngoài, ít ai chú ý đến các hành động của thân trong hiện tại.

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ

Lời Phật dạy 14:00 16/05/2024

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.

Chuyển hóa giải đãi và nghi ngờ theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 13:20 15/05/2024

Sự tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà khi thăng lúc trầm. Do đó, người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.

“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”

Lời Phật dạy 09:40 13/05/2024

Công đức đầu tiên của nghe pháp là nghe được điều chưa từng nghe. “Tu không học là tu mù” nên cần có pháp học để hỗ trợ cho pháp hành. Trong đạo Phật, mọi người đều phải học pháp, học liên tục, học trọn đời, học cho đến khi nào đạt đến bậc “vô học” mới thôi.

Xem thêm