Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/07/2021, 09:08 AM

Tứ nhiếp pháp là gì?

Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp thu phục lòng người, dẫn dắt con người đến với Phật Pháp. Bốn pháp này bao gồm: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Bốn phương pháp này có trong kinh tạng và luận tạng của Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa, như: Trung A Hàm 33 Thiện Sinh kinh, Tạp A Hàm 26, Tăng Nhất A Hàm 22 và Thành thật luận … và kinh luận Đại thừa như Đại Tập kinh 29, Đại phẩm Bát Nhã kinh 24, Phạm Võng kinh, quyển thượng, A Tỳ Đạt Ma Tập dị môn túc luận 9, Đại Trí Độ luận 66, 88, Đại thừa nghĩa chương… Giữa các văn điển có sự khác nhau trong chi tiết, nhưng tổng thể ý nghĩa đều như nhau.

Trong giáo lý A La Hán của Phật giáo Nguyên thủy giới hạn trong quả phước để hoàn thiện hạnh lành cho bản thân và tha nhân, thì giáo lý Bồ-tát của Phật giáo Đại thừa thì hướng đến sự thành tựu các pháp Ba la mật (S. Pāramitā).

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp thu phục lòng người, dẫn dắt con người đến với Phật Pháp.

Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp thu phục lòng người, dẫn dắt con người đến với Phật Pháp.

Bố thí nhiếp tức dùng bố thí, ban tặng, chia sẻ phước báu để thu phục, bao gồm cả tùy thuộc vào phương tiện bố thí và phương tiện tuệ thí để chia sẻ giáo pháp Phật đà (pháp thí), trao tặng tịnh tài, tịnh vật (tài thí) để nhiếp phục. Ngoài ra, bố thí nhiếp còn có một phương tiện khác, đó là vô úy thí, tức trao tặng cho con người và những loài hữu duyên sự không sợ hãi.

Ái ngữ nhiếp là dùng lời nói từ ái để thu phục. Ái ngữ, ái ngôn là phương tiện để nhiếp phục, dựa vào hoàn cảnh và tính cách của con người mà dùng lời nói từ ái để giúp cho họ phát tâm đến với đạo. Ngoài lời nói từ ái tốt đẹp để vừa lòng nhau, để thu phục người vào đạo, cần phải tránh xa những phương diện của giới vọng ngữ trong năm điều đạo đức căn bản của phật tử tại gia, bao gồm: nói lời hư vọng, nói lời thêu dệt, nói lời đâm chọc, nói lời ác độc. Sự ái ngữ nhiếp, vừa có cả bề ngoại dùng lời từ ái, vừa có cả bề trong phù hợp đạo đức sẽ cảm phục lòng người để đưa về Chính pháp hiệu quả.

Sắc tức thị không nghĩa là gì?

Tứ nhiếp pháp này bao gồm: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Tứ nhiếp pháp này bao gồm: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Lợi hành nhiếp tức những việc làm lợi mình lợi người mà thu phục, tạo phương tiện khiến người hữu duyên đến với đạo Phật, tạo phương tiện chuyển hóa khổ đau, mang lại an vui, hạnh phúc. Những việc lợi cho mình và người bao gồm những phương diện khuyến tấn mọi người tu tập theo chính hạnh, hay bản thân mình hoàn thiện để làm gương sáng.

Một cách hiểu đơn giản, đồng sự là sự đồng hành với người khác trong công việc, đồng hành trong các hoạt động, công tác xã hội, tôn giáo và văn hóa, để giúp đỡ họ và chính mình cũng có thân – khẩu – tâm thiện lành. Từ đó mà họ nể mình để đến với mình, tìm hiểu và biết đến Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khéo nghĩ đời sẽ nhẹ nhàng hơn

Kiến thức 11:00 29/04/2024

Các hiện tượng tự nhiên và xã hội cứ thiên biến vạn hóa liên tục xảy ra xung quanh ta mọi nơi mọi lúc tạo ra muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Hiện tượng thì khách quan, độc lập, riêng biệt mà nhận thức chủ quan của mỗi người về hiện tượng ấy lại vô vàn khác nhau, tùy nghiệp duyên của họ.

Sự có mặt của tình thương

Kiến thức 09:12 29/04/2024

Sự có mặt của tình thương là sự có mặt của đức Phật, sự có mặt của đức Phật là sự có mặt của tình thương, của an vui và hạnh phúc.

Phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp

Kiến thức 08:34 29/04/2024

“Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi Bà la môn Màtaposaka đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn: Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, sau đó tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy có đúng trách nhiệm không?

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Xem thêm