Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/03/2021, 10:34 AM

Tu tại gia, tu tại chùa

Bạn biết không, bạn chỉ muốn làm những điều thiện, điều lành, sống cho tốt để mong có được hạnh phúc trong kiếp sau hay ở nơi một cõi niết bàn nào đó. Chính sự mong cầu này, sự chờ đợi này làm cho bản thân bạn mệt mỏi, chán đời, không có nhiều hạnh phúc nơi những gì mà bạn đang có.

Người tại gia nên tự tu như thế nào?

Kính thưa quý Thầy, quý Sư Cô.Con năm nay 32 tuổi, từ lúc sinh ra cho đến bây giờ lúc nào thân thể con cũng mệt mỏi, không có sức sống, nhiều lúc con thấy chết sẽ sướng hơn.

Nên con phải dùng tinh thần để lấn át sự mệt mỏi, cố gắng sống tốt, tập thể dục, sống khỏe. Nhiều lúc, con cũng thấy đuối, không thể thắng nổi cái thân xác đáng ghét kia. Xin vui lòng chỉ cho con phương pháp chống mệt mỏi, thiền định để cải thiện sức khỏe?

Cho con hỏi nếu mình chỉ sống tốt, hướng tới điều thiện, điều lành mà không tu hành (nghĩa là không vào chùa tu, ăn chay, niệm phật, thiền định, đọc kinh), thì mình chỉ có thể chuyển hóa sang một kiếp tốt hơn chứ không thể thoát khỏi kiếp luân hồi,như vậy có đúng không? Vậy làm thế nào để thoát khỏi kiếp luân hồi lên cõi niết bàn?

Con cũng thấy bể tu giống bể học bao la vạn trượng quá không thể nào nắm bắt hết được, con mơ hồ về con đường tu. Chỉ cho con con đường tu chánh đạo?

Mọi người thường nói:  mọi con đường đều đến La Mã”. Vậy, tu tại gia và tu tại chùa có khác nhau không, hai con đường có đến cùng mục đích không? Con muốn tu tại gia vì con có con nhỏ, con còn mưu sinh. Xin Sư ông và Tăng thân cho con những lời chỉ dẫn.

hưng dù ở đâu, môi trường nào cũng vậy, nếu không có tâm phấn đấu, biết nuôi dưỡng tâm bồ đề thì cũng không thể chuyển hóa tốt. Ảnh minh họa.

hưng dù ở đâu, môi trường nào cũng vậy, nếu không có tâm phấn đấu, biết nuôi dưỡng tâm bồ đề thì cũng không thể chuyển hóa tốt. Ảnh minh họa.

Sư cô Đoan Nghiêm và Thầy Minh Hy chia sẻ:

Bạn hiền thân!

Cám ơn bạn đã tìm đến với trang nhà Làng Mai để được cùng lắng nghe và chia sẻ nỗi lòng của mình. BBT xin được trả lời bạn 3 vấn đề bạn đã đưa ra.

Trước hết, tu hành nghĩa là tu bổ và hành trì. Vậy thì ai cũng có cái quyền này cả, nghĩa là quyền tu hành. Chuyện vào chùa sống như quý thầy và quý sư cô chỉ là chuyện tìm cho mình một môi trường thích hợp và có sự yểm trợ, dìu dắt của một gia đình tâm linh. Nhưng dù ở đâu, môi trường nào cũng vậy, nếu không có tâm phấn đấu, biết nuôi dưỡng tâm bồ đề thì cũng không thể chuyển hóa tốt. Chuyển hóa tốt thì mình chỉ có luân mà không có hồi. Chữ luân nghĩa là quay, như bánh xe quay; hồi nghĩa là trở lại. Vậy thì luân hồi nghĩa là quay trở lại, nhưng không phải chỉ 1 vòng (1 kiếp) mà có thể quay nhiều vòng (nhiều kiếp). Đó là tùy mình. Khi bánh xe quay hoặc đưa mình về phía trước, hoặc đưa mình lùi về phía sau. Lùi về phía sau là luân hồi, mà đưa mình về phía trước là chuyển hóa tốt.

Nét đẹp hạnh khiêm cung

Ví dụ, nếu bạn biết khi giận mình hay nói lời cộc cằn, thì mình phải chuyển hóa cái tính này. Nhưng nếu bạn cứ lặp lại như vậy hoài, tức là mỗi khi giận là cứ nói lời cộc cằn, thì đó là luân hồi. Nếu bạn không chuyển hóa tính khí này, thì luân hồi của bạn sẽ trao truyền qua cho cháu bé. Cháu sẽ có tính khí giống bạn. Vì vậy cho nên, nếu bạn có thể chuyển hóa tốt tập khí xấu này, thì bạn đã chấm dứt được luân hồi, và con của bạn sẽ không phải đi lại con đường bạn đã đi. Cháu sẽ học được tính ôn hòa, dễ thương của mẹ. Khi giận cháu biết học chăm sóc cái giận của mình. Nói vậy, chúng tôi muốn trả lời cho bạn biết là chuyển hóa tốt giúp mình chấm dứt được luân hồi.

Còn niết bàn? Niết bàn không phải là một cái cõi mà là một trạng thái của tâm. Khi tâm bạn nhẹ nhàng, không chạy theo bất cứ một sự mong cầu nào nữa, bạn hạnh phúc với những gì bạn đang có, dù cho khổ đau đang có mặt, bạn vẫn có khả năng chấp nhận nó với nụ cười, đó là niết bàn. Vậy thì bạn có thể an trú niết bàn trong cuộc đời này. Khi một người đã thoát khỏi cái nóng giận của mình thì người đó đã thoái khỏi luân hồi của cái giận, tâm của họ mát mẻ, và như vậy là họ an trú được niết bàn ngay trong giờ phút đó.

Bạn biết không, bạn chỉ muốn làm những điều thiện, điều lành, sống cho tốt để mong có được hạnh phúc trong kiếp sau hay ở nơi một cõi niết bàn nào đó. Chính sự mong cầu này, sự chờ đợi này làm cho bản thân bạn mệt mỏi, chán đời, không có nhiều hạnh phúc nơi những gì mà bạn đang có. Vì vậy mà càng mệt mỏi thì càng không có hạnh phúc và càng không có hạnh phúc thì bạn sinh ra chán đời, chán cuộc sống. Bạn biết không, nếu không có hạnh phúc ngay đây và bây giờ thì khó mà có thể có được hạnh phúc trong tương lai. Tương lai là một xâu chuỗi dài của hiện tại, vì vậy bạn sẽ mang về tương lai tất cả những gì mình đang có ở đây, trong đó bao gồm cả con cháu của bạn.

Chúng tôi thiết nghĩ, bây giờ bạn nên học cách dừng lại để sống hạnh phúc với những gì mà bạn đang có, học chăm sóc lấy thân thể. Trong kinh Con Rùa Mù, Bụt nói rằng điều kiện có được thân người rất khó. Cái khó đó không khác chuyện con rùa mù sống ở đại dương sâu, một trăm năm mới trồi lên mặt biển một lần và chui vào được trong một cái bọng cây đang trôi dạt trên biển khơi. Đây có phải là một chuyện rất hy hữu không.

Trong thân thể của mình có rất nhiều sự mầu nhiệm, ví dụ như hơi thở chẳng hạn. Khi bạn đang ngồi trên ghế hay nằm thư giãn trên giường mà bạn chú ý đến hơi thở vào-thở ra và biết rất rõ ràng đây là hơi thở vào, đây là hơi thở ra thì bạn đã chế tác được một ít chất liệu bình an cho tâm mình rồi.

Nếu bạn thực tập cho hết lòng thì đến lúc này bạn đã có thể thừa hưởng được một chút bình an đang có mặt thực sự trong thân tâm bạn.

Nếu bạn thực tập cho hết lòng thì đến lúc này bạn đã có thể thừa hưởng được một chút bình an đang có mặt thực sự trong thân tâm bạn.

Thở vào – tôi biết rất rõ đây là hơi thở vào

Thở ra – tôi biết rất rõ đây là hơi thở ra.

Hãy để hơi thở vào ra tự nhiên. Có thể bạn thở vào sâu hơn thở ra dài hơn một chút để có thể cảm nhận đến hơi thở nhiều hơn nếu bạn muốn. Thở làm sao để để bụng của mình có được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng là được.

Sau mười hay mười lăm hơi thở vào-ra đó rồi thì bạn có thể vừa theo dõi hơi thở vào-ra vừa ý thức đến thân thể của mình.

Thở vào – tôi để ý đến thân thể tôi.

Thở ra – tôi biết rất rõ chuyện gì đang có mặt trên thân thể tôi.

Thở ra – tôi làm thư giãn thân thể tôi từ đầu, đến vai, hai tay, hai chân…

Thở ra – tôi mỉm cười với thân thể tôi.

Nếu bạn thực tập cho hết lòng thì đến lúc này bạn đã có thể thừa hưởng được một chút bình an đang có mặt thực sự trong thân tâm bạn. Một khi mà bạn đã thực sự theo dõi hơi thở vào-ra trong ý thức đến thân thể và mỉm cười thì lúc đó bạn đang đưa tâm của mình trở về để có mặt với sự sống ở nơi bạn. Tâm của bạn không có chạy rong ruổi ở trong quá khứ, trong tương lai hay  đang lo lắng đến những chuyện không đâu nữa. Bạn đang thực sự sống, sống với chính bạn và cũng đang có mặt cho những người thân yêu của bạn. Hạnh phúc sẽ có mặt với những chất liệu khỏe nhẹ, lắng yên ở trong thân tâm. Nhờ đưa tâm trở về có mặt với thân thể mà bạn có thể biết được là ngoài hơi thở ra còn có rất nhiều những yếu tố hạnh phúc khác. Như có một đôi bàn tay đẹp để nấu ăn, để cắm hoa, để được làm những công việc yêu thích, có một trái tim còn rất tốt, một đôi mắt sáng, một buồng phổi còn khỏe…Bạn có biết rằng những yếu tố này đó là những ước mơ rất to lớn của những người thiếu may mắn không? Cũng nhờ những yếu tố này mà bạn có thể thưởng thức được bầu trời trong, cảnh trời hoàng hôn, một bông hoa hồng, tiếng chim hót….Nếu bạn thông minh, biết cách nhìn nhận những sự vật ấy với cái tâm trân quý, biết ơn thì bạn sẽ có rất nhiều niềm vui sướng.

Trong khi tiếp xúc với những sự kiện đó bạn đừng có đánh mất mình bởi vì những sự lo lắng, sợ hãi, giận hờn hay những ước muốn mông lung. Ví dụ khi nhìn một bông hoa thì mình cũng tập cười với bông hoa.

Thở vào – cám ơn sự có mặt của bông hoa

Thở ra – tôi cảm thấy rất hạnh phúc, tôi biết ơn em nhiều lắm.

Phật tử tại gia có nên bắt ấn khi trì chú Đại Bi hay không?

Bể tu và bể học mênh mông nhưng chỉ có một vị: đó là vị giải thoát. Ảnh sưu tầm.

Bể tu và bể học mênh mông nhưng chỉ có một vị: đó là vị giải thoát. Ảnh sưu tầm.

Bông hoa đang có mặt đó là nó đang có mặt cho bạn, cho sự bình an, hạnh phúc ở nơi bạn mà nó không thể nào có mặt cho một tâm hồn đau khổ. Bông hoa đang thực sự có mặt cho một cõi tịnh độ, một thiên đàng trong sự sống hiện tại. Tiếp xúc với bông hoa đó là cách để nhắc nhở bạn rằng trong bạn có chất liệu của sự tươi mát mà bạn cần tưới tẩm; tiếp xúc với trời xanh, mây trắng, núi non hùng vĩ cũng là để nhắc nhở rằng trong bạn cũng có những chất liệu như nhẹ nhàng, tự do, vững chãi… mà bạn nên tưới tẩm để cuộc sống có thêm nhiều hạnh phúc hơn.

Đó là con đường tu cho cả tại gia và xuất gia. Phương pháp tu thì không khác cho tại gia và xuất gia đâu, nếu có khác chỉ khác hình thức, khác môi trường… mà thôi.

Bể tu và bể học mênh mông nhưng chỉ có một vị: đó là vị giải thoát. Nếu bạn càng học và thực tập lời Bụt dạy mà bạn càng thấy mình buông bỏ được nhiều gánh nặng là bạn học đúng. Còn học và thực tập mà thấy mình ngày càng nặng nề là không đúng. Đó là kim chỉ nam cho bạn.

Bạn hiền thân!Trên đây chỉ là một vài gợi ý mà bạn có thể tự mình kiểm chứng lấy. Một khi mà bạn biết cách trở về chăm sóc lấy thân thể và tâm hồn, biết cách làm cho thân tâm có thêm nhiều sự tươi mát, tự do và vững chãi thì cuộc sống của bạn đã bắt đầu có sự cải thiện.

Chúng tôi chúc bạn có nhiều niềm vui và thành công trên con đường học tập.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ca sĩ Phật tử Sa Huỳnh: "Được gặp Đức Dalai Lama là hạnh phúc lớn với tôi"

Phật giáo và người trẻ 11:12 20/03/2024

Ba ngày trước, trong chuyến hành hương đất Phật (Ấn Độ), ca sĩ - Phật tử Sa Huỳnh đã được diện kiến Đức Dalai Lama tại trú xứ của ngài ở Dharamshala.

"Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh sau giải nghệ: Là Phật tử nhiều năm, ăn chay, sống an yên

Phật giáo và người trẻ 10:00 20/03/2024

Sau khi giải nghệ, Việt Trinh chuyển từ TP. HCM về Bình Dương sinh sống. Hàng ngày, cô tận hưởng thú vui điền viên trong nhà vườn rộng 3.000m2 ở Bình Dương.

“Cuộc đời đức Phật” đã thay đổi cuộc đời Gagan Malik

Phật giáo và người trẻ 17:00 16/03/2024

Cư sĩ Gagan Malik, một trong những diễn viên nổi tiếng ở Ấn Độ. Một trong những vai diễn của ông được đánh giá cao là Thái tử Siddhartha trong phim “Sri Siddhartha Gautama - Cuộc đời đức Phật”.

Thợ săn và những viên đạn oan nghiệt

Phật giáo và người trẻ 12:40 14/03/2024

Bao năm săn bắn, chắc ông chỉ cảm nhận được cái thích thú khi cầm khẩu súng, nhẹ bóp cò “đoàng” một phát là có được một con mồi, là có được tiền bạc rủng rỉnh, chứ ông đâu có biết con thú bị trúng đạn nó đau thế nào.

Xem thêm