Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/07/2020, 07:55 AM

Nên tu nhà hay tu chùa?

Trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, việc tu tại gia hay tu tại chùa đang là một câu hỏi rất lớn của nhiều Phật tử. Mỗi người đều có mỗi cách suy nghĩ khác nhau, tùy thuộc vào khuynh hướng tâm lý cũng như môi trường sống của người đó như thế nào.

Đêm ngày sáu thời đều an lạc qua "tu học Giới - Định - Tuệ"

Để trả lời cho câu hỏi “Nên tu nhà hay tu chùa?”, mời đại chúng xem bài viết sau để tự có lời giải đáp cho chính bản thân mình. 

Đối với một vị thầy tu hành tinh tấn thì dường như mỗi ngày trôi qua, vị thầy ấy đều mang trong mình một “áp lực” vô hình nào đó. Áp lực đó có thể là từ những bữa ăn của đàn na tín thí, từ những cái lạy cung kính, từ những lần thí chủ cúng dường trai tăng, trai phạn.

Nhưng tại sao lại áp lực?

Những bữa ăn đó hằng ngày được thí chủ cúng dường với tâm cung kính, mong muốn vị thầy sẽ tu tập để hồi hướng công đức đến cho chúng sinh và gia đình quyến thuộc của thí chủ. Nhưng nếu vị ấy tu hành buông lung phóng túng, thì sẽ ra sao?

Nhiều người nghĩ rằng trong chùa thì ít phiền não hơn ở nhà. Nhưng sự thật thì ở đâu cũng có phiền não.

Nhiều người nghĩ rằng trong chùa thì ít phiền não hơn ở nhà. Nhưng sự thật thì ở đâu cũng có phiền não.

Mục đích cuối cùng của sự tu học là chấm dứt tái sinh

Có một câu chuyện kể lại rằng, trong một ngôi chùa nọ có một vị thầy được giao cho nhiệm vụ là đánh chuông để thức chúng công phu sáng, và tiếng chuông cũng đồng thời báo thức cho người dân trong làng buôn bán, họp chợ…

Một hôm, vị thầy này thức khuya học bài nên sáng hôm sau dậy trễ. Thay vì thời chuông khuya là 3 giờ 30, thì đến tận 5 giờ thầy mới đánh chuông. Bởi vì tiếng chuông trễ nên người dân trong làng cũng dậy trễ, mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn, hàng hóa ế ẩm. Cũng chính vì thế, nên có người đi ngang qua chùa buông những lời cay đắng. Nhưng đại chúng thử nghĩ xem, tiếng chuông đó là thức chúng bên trong chùa hay thức cả làng?

Từ câu chuyện trên, chúng ta nhìn xa, nhìn rộng hơn nữa sẽ thấy rằng, tất cả mọi việc mà người tu sĩ làm đều ảnh hưởng một phần nào đến đại chúng.

Vị thầy mà tu không đàng hoàng, không có chánh niệm thì coi như là mắc nợ đàn na tín thí, kiếp sau phải nai lưng ra mà trả. Tại vì sao? Cơm hằng ngày vị ấy ăn, những vật dụng hằng ngày vị ấy sử dụng… tất cả là của Tam Bảo. Sử dụng xong mà không có tu tập, không nghiên cứu kinh điển, không truyền chánh pháp đến đại chúng, lâu lâu cho phép buông lung phóng túng một bữa, thì không biết trả đến khi nào mới hết nợ. Nợ – nợ – nợ, tu hành không tinh tấn thì chỉ có một chữ “nợ” to đùng đang chờ ta phải trả. Tu chùa nên hết sức coi trọng vấn đề này!

Tu ở chùa hay tu ở nhà thì cốt yếu cũng là tu, chuyển hóa thân – tâm sao cho bớt tham, bớt sân, bớt si.

Tu ở chùa hay tu ở nhà thì cốt yếu cũng là tu, chuyển hóa thân – tâm sao cho bớt tham, bớt sân, bớt si.

Tu học như thế nào mới có lợi ích?

Vậy còn đối với Phật tử thì sao? Nên tu ở chùa hay tu ở nhà?

Nhiều người nghĩ rằng trong chùa thì ít phiền não hơn ở nhà. Nhưng sự thật thì ở đâu cũng có phiền não. Phiền não ở nhà thì chủ yếu từ thân bằng quyến thuộc, từ cha mẹ anh chị em. Nhưng phiền não trong chùa thì từ bá tánh thập phương. Muốn giải quyết và chuyển hóa cũng có những khó khăn nhất định.

Tuy nhiên, việc tu ở chùa hay tu ở nhà sẽ không còn là vấn đề nếu chúng ta biết tu tập và hành trì đúng cách. Như thế nào là đúng cách? Thấy pháp như nó đang là, thấy và nhìn nhận mọi việc như đúng nó đang là, thì quý hành giả đang tu tập và hành trì đúng cách.

Ví như có một cơn giận hoặc một cơn phiền não đang có mặt với quý vị, quý vị chỉ cần nhận biết rằng “có một cơn giận đang trong tôi”, hoặc “có một cơn phiền não đang trong tôi”, và quý vị quan sát nó, không can thiệp, không đào thải, thì lúc đó chính là nhìn nhận mọi việc như nó đang xảy ra, mà người học Phật thường hay gọi đây là “pháp”.

Vì thế, tu ở chùa hay tu ở nhà thì cốt yếu cũng là tu, chuyển hóa thân – tâm sao cho bớt tham, bớt sân, bớt si. Những hành giả nào có điều kiện vào chùa tu tập thì rất tốt, có thể tụng kinh và công phu tu tập theo thời khóa của chùa, nhưng nếu không đủ điều kiện thì vẫn có thể tu tập tại gia, vẫn có thể tụng kinh, niệm Phật, hành trì theo đúng với giáo lý mà đức Phật đã giảng dạy. Chúc quý hành giả thân và tâm luôn an lạc!

> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cãi thắng người mình thương nghĩa là chưa thương người mình thắng

Góc nhìn Phật tử 09:30 15/04/2024

Trong những cuộc cãi cọ, không phải lúc nào ta cũng muốn chiến thắng. Nhưng đôi khi, trong cuộc tranh luận, có những lúc không thể tránh khỏi việc phải giành chiến thắng, dù đó là người mình yêu thương.

Đi qua chênh vênh

Góc nhìn Phật tử 16:19 14/04/2024

Xem lại những tấm hình đã cùng tôi đi qua 1/4 thế kỷ, lúc còn là một cô nữ sinh phổ thông dáng gầy còm, điệu đà và ít cười, ít nói.

May mắn hiểu được nghiệp

Góc nhìn Phật tử 11:30 14/04/2024

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Gặp được Phật pháp là một phước duyên của đời người. Vì nhờ gặp được Phật pháp mà ta có cơ hội học được những điều hay lẽ phải giúp ta sống tốt hơn.

Cách chế ngự hôn trầm và ngủ gục

Góc nhìn Phật tử 12:34 13/04/2024

Hôn trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Đây là một tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường.

Xem thêm