Tu tập Phật pháp gặp được duyên lành sinh con sau nhiều năm chạy chữa bệnh hiếm muộn
“5 năm rồi... mỗi lần uống thuốc xong, cách 1-2 tháng mình lại đi khám nhưng cầm tờ kết quả là thấy thất vọng. Vợ chồng mình đã thất bại nhiều quá rồi nên cũng không hy vọng nhiều vào khả năng có con nữa”.
Đó là lời tâm sự của bạn Nguyễn Văn Ân (sinh năm 1989) tại thôn Phù Lưu 1, xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Bạn Nguyễn Văn Ân cùng vợ của mình là Nguyễn Thị Phương (sinh năm 1990) cưới nhau từ năm 2013. Sau hơn 1 năm sinh sống, Phương vẫn chưa đậu thai nên hai vợ chồng đã đi kiểm tra tại bệnh viện. Tại đây, bác sĩ kết luận Ân có bệnh về đường sinh sản nên hai vợ chồng không thể có con được. Lúc này, cả hai vợ chồng đều cảm thấy hụt hẫng. Ân tâm sự: “Khi nghe tin mình bị bệnh nên không thể có con, cả hai vợ chồng mình đều rất buồn. Vợ mình cũng động viên mình cố gắng chạy chữa, nhưng bản thân là một người đàn ông, xét về độ mặc cảm là một điều không thể tránh khỏi”.
Sau đó, nghe ai mách ở đâu có thuốc chữa thì đi đó. Ân nghiên cứu về thuốc đông y và đi bốc thuốc ở khắp các tỉnh thành như Hà Nam, Nam Định, Hà Nội,... Thế nhưng, sau một thời gian không có tiến triển gì, Ân lên bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, bệnh viện Bưu điện, bệnh viện Đại học Y,... để điều trị bằng thuốc tây cùng các thực phẩm chức năng hỗ trợ. Mỗi lần như vậy, gia đình tốn rất nhiều tiền vì chủ yếu toàn các loại thuốc đắt tiền, cả trong nước và nước ngoài… Thế nhưng, dù sử dụng đông - tây y kết hợp thì sau hơn 3 năm rưỡi chạy chữa, hạnh phúc vẫn không mỉm cười với hai vợ chồng Ân.
Lúc này, vợ chồng Ân quyết định đến bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để làm phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Ân kể lại: “Khi quyết định như vậy, bác sĩ nói với hai vợ chồng mình khả năng thành công chỉ được 40% mà thôi. Quá trình làm thụ tinh ống nghiệm, phải mổ xẻ để tạo phôi nên vợ mình rất đau đớn. Một thời gian sau, vợ mình đậu thai, nhưng chưa được bao lâu thì phôi đó bị hỏng nên bị trượt. Lúc đó, hai vợ chồng mình hụt hẫng vô cùng, về cả tâm trí và sức khỏe…”.
Sau nhiều năm chạy chữa đủ các biện pháp, tốn cả hàng trăm triệu nhưng kết quả vẫn là con số 0, Ân tâm sự: “Đã có nhiều lần mình muốn bỏ cuộc. Hai vợ chồng mình lấy nhau là vì tình yêu, thế nhưng, mình biết rằng, người phụ nữ đi lấy chồng rất mong muốn có một đứa con, mà bây giờ lỗi là ở mình nên có lúc mình nghĩ sẽ phải kết thúc cuộc hôn nhân này để vợ đi tìm cuộc sống mới cho mình. Khi đó, mình cũng giao hẹn với vợ rằng, đến một thời điểm này, nếu hai vợ chồng vẫn không có con thì sẽ “giải phóng” cho nhau”.
Nhân duyên, trong một lần tìm nghe các video trên mạng, Ân biết đến các bài giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và các bài trạch Pháp của Cô Phạm Thị Yến về nhân quả, nghiệp duyên. Sau đó, Ân tìm cách liên hệ với Sư Phụ và Cô Yến qua Facebook để hỏi về hoàn cảnh hiện tại của mình. Được sự hướng dẫn của Cô Yến, khoảng tháng 8/2020, hai vợ chồng Ân đã về chùa Ba Vàng và được chư Tăng giảng dạy về nhân quả, hướng dẫn sám hối, tu tập, tụng kinh, tác phước cúng dường Tam Bảo để hồi hướng về phần tâm linh tác động khiến hai vợ chồng không thể có con.
Khi trở về nhà, hai vợ chồng Ân kiên trì tu tập theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, hai vợ chồng vẫn duy trì liên lạc với Cô Phạm Thị Yến để được Cô tư vấn, giải quyết về các vấn đề của mình. Đến khoảng tháng 5/2019, theo sự hướng dẫn của Cô Yến, hai vợ chồng Ân đã quyết định đến bệnh viện Đại học Y để làm phương pháp thụ tinh ống nghiệm lần nữa. Thế nhưng, hai vợ chồng Ân vẫn rất lo lắng, vì trước đó đã từng thất bại một lần rồi, và đến bây giờ, bác sĩ cũng khẳng định tỷ lệ thành công rất thấp, nếu đậu thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật cũng cao. Cho nên, hai vợ chồng cũng không còn hy vọng quá nhiều. Sau đó, quá trình chuyển phôi cũng mất một thời gian khá lâu.
Ân kể lại: “Vào cuối tháng 12/2019 dương lịch, khi đã đến thời gian để biết có thai hay không, mình mua que thử thai về cho vợ. Thử lần đầu, không có kết quả, vợ mình khóc òa lên. Năm phút sau, thử lại lần nữa thì hiện lên 2 vạch. Lúc này, mình khóc, vợ mình cũng khóc. Sau đó, vợ mình được xét nghiệm máu thì quả thật là đã mang thai”.
Ngay lập tức, Ân báo tin cho hai bên gia đình và nhắn tin bạch Cô Phạm Thị Yến. Dù là vui mừng, nhưng xen lẫn là sự lo lắng, bất an vô cùng, bởi vì lần trước Phương cũng đã đậu thai và bị hỏng. Lo sợ hơn khi thời gian đầu mang thai, Phương có những hiện tượng bị đau bụng, khó chịu trong người. Cô Phạm Thị Yến hướng dẫn gia đình tu tập và hồi hướng về việc mang thai an toàn cũng như vấn đề về hình tướng, trí tuệ của thai nhi. Ngay hôm sau, Phương hết hiện tượng đau bụng và người khỏe khoắn hơn cho đến lúc sinh con.
Bé gái chào đời vào tháng 8/2019 và được bố mẹ đặt tên là Nguyễn Thiện Nhân. Khi sinh ra đời, sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định, không có dấu hiệu gì bất thường. Ân tâm sự: “Khi vợ mang thai, mình cũng thường xuyên nói chuyện với con trong bụng, hướng tới những điều tốt đẹp cho con, mà người ta gọi là thai giáo. Thế rồi, ngày bé chào đời, mình là người tiếp nhận đầu tiên. Hai bố con được gặp nhau, mình rất vui, vì đó chính là ước vọng bao lâu nay của mình. Khi đạt được kết quả đó, mình không biết dùng ngôn ngữ nào để diễn tả được sự nhiệm màu của Phật Pháp, sự nhiệm màu của tâm linh. Do tu tập mà mình có duyên lành gặp được bác sĩ, gặp được thuốc, gặp được những người giúp đỡ để giúp cho mình chuyển hóa được hoàn cảnh, để đạt được hạnh phúc, an lạc”.
Cho đến nay, bé Nguyễn Thiện Nhân phát triển rất bình thường về thể chất và trí tuệ. Vừa qua, bé được bố mẹ đưa về chùa thỉnh chư Tăng làm lễ sơ quy. Cũng mong rằng, đây sẽ là một hạt giống quý của Phật Pháp sau này!
(*Đây là câu chuyện chuyển nghiệp có thật tại chùa Ba Vàng. Tất cả thông tin trong bài đăng đều do gia đình cung cấp.)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc
Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Xem thêm