Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/12/2020, 08:13 AM

Chuyển nghiệp khó có con và câu chuyện nhiệm màu của một đôi vợ chồng trẻ

Khó có con là tình trạng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Điều này không chỉ cản trở giấc mơ được làm cha, làm mẹ của nhiều cặp vợ chồng trẻ; mà còn làm ảnh hưởng đến tình cảm, kinh tế của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, khó có con có thể được chuyển hóa qua các phương pháp điều trị cũng như chuyển hóa nhờ Phật Pháp. Để tìm hiểu về nguyên nhân của việc khó có con và cách tu tập chuyển hóa theo góc nhìn của đạo Phật, kính mời quý vị cùng đón đọc bài viết dưới đây qua lời chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh; cũng như qua câu chuyện có thật của gia đình ở Đà Nẵng đã chuyển hóa được nghiệp này nhờ tu tập Phật Pháp.

Hiện nay, khó có con là tình trạng mà nhiều cặp vợ chồng trẻ đang gặp phải.

Hiện nay, khó có con là tình trạng mà nhiều cặp vợ chồng trẻ đang gặp phải.

Nguyên nhân của việc khó có con dưới góc nhìn đạo Phật

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Ở trên đời này, không có gì xảy ra, diễn ra ngoài luật nhân quả. Không có ai ra ngoài luật nhân quả. Nhân quả, nghiệp báo không ai ra ngoài được”. Như vậy, theo quan điểm Phật giáo, việc khó có con cũng không nằm ngoài quy luật nhân quả.

Trong chương trình Vấn đáp Phật Pháp, Đại đức giải đáp thắc mắc về một trường hợp khó có con: “Vợ chồng anh này sinh con mãi, rất vất vả mới được một cháu bé, nhiều lần bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh ra thì con cũng chết. Đấy đều là những chướng duyên. Gọi là nghiệp chướng trong việc sinh con. Trong kinh Phật cũng có những câu chuyện kể lại nhiều vị; kể cả vua chúa cầu sinh con cũng rất khó khăn. Đều là có duyên nghiệp. Thường việc khó có con là do ác nghiệp tiền kiếp, hoặc mình sát sinh nhiều, hoặc mình phá thai, đập trứng giết hại chúng sinh từ khi còn trong trứng nước thì kiếp này mình sẽ hiếm muộn, khó có con. Hoặc là có những nhân duyên khác nữa. Nó là tổng hợp các duyên nghiệp của gia đình”. Theo lời chia sẻ của Đại đức, chúng ta biết gia đình là một cộng nghiệp, cha mẹ và con cái đều có duyên nghiệp với nhau. Việc khó sinh con có thể là do người vợ hoặc chồng, hoặc cả hai đã cùng tạo nghiệp bất thiện trong các kiếp quá khứ, quả báo dẫn đến việc khó có con trong kiếp này.

Hai thai nhi được cứu sống nhờ trì tụng kinh Địa Tạng và niềm tin Phật pháp nhiệm màu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó có con là phá thai

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó có con là phá thai

Ngoài ra, nạo phá thai cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến khó có con như Đại đức chia sẻ: “Tình trạng nạo phá thai xảy ra thì đi liền là vô sinh, rất nhiều phụ nữ bị vô sinh”. Bên cạnh đó, Đại đức cũng chia sẻ về lối sống buông thả của giới trẻ ngày nay đã gây ra hệ lụy rất nặng nề; đó là mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Ngoài những hậu quả về thân, những người từng nạo phá thai cũng cần quan tâm đến những hậu quả tâm linh. Đại đức lý giải: “Với tinh thần đạo Phật thì chúng ta biết chấm dứt sự sống không phải là hết. Một sinh linh bỏ thân mạng này thì tiếp tục còn có đời sống tiếp theo. Chúng ta phá bỏ một thai nhi là chấm dứt sự sống làm người của thai nhi đó. Nhưng phần linh thức của các cháu thì vẫn tiếp tục còn tồn tại. Nó có nhân duyên với cặp bố mẹ thì thường nó cũng hay theo. Mình tước bỏ sự sống của các cháu thì nhiều khi các cháu sẽ bám theo. Có thể nó bám theo để làm khổ bố mẹ, sinh bệnh tật, lo lắng. Có khi nó ngăn cản việc sinh con của bố mẹ”. Vậy nên, theo lý nhân quả của đạo Phật, việc khó có con là do ác nghiệp sát hại và không trân trọng mạng sống của chúng sinh nên quả báo trở lại khiến chúng ta không có được con như mong muốn ở hiện tại.

Cách tu tập Phật Pháp để chuyển hóa việc khó có con

Từ lời Đại đức giảng giải, chúng ta hiểu được rằng việc khó có con là do nhân ác mà chúng ta gieo trong quá khứ. Vì vậy, muốn chuyển hóa được tình trạng khó có con, các cặp vợ chồng nên thực hành lời Phật dạy. Đó là cầu siêu cho các vong thai mình đã sát hại trong các kiếp trước hoặc ngay trong kiếp này, ăn năn sám hối tội lỗi đó và tu tập để chuyển nghiệp khó có con. Bên cạnh đó, chúng ta nên cúng dường Tam Bảo, hồi hướng phước báu đó cho gia đình để chuyển hóa được nghiệp này. Ngoài ra, để chuyển hóa được nghiệp khó có con, các cặp vợ chồng nên quy y Tam Bảo, sám hối các việc làm bất thiện mà mình đã gieo, nghe hiểu Phật Pháp, làm các việc thiện lành để hồi hướng cho các nhân duyên khiến mình phải trả nghiệp khó có con.

Để chuyển hóa nghiệp, vợ chồng nên tinh tấn tu tập và làm các việc thiện theo lời Phật dạy (ảnh minh họa).

Để chuyển hóa nghiệp, vợ chồng nên tinh tấn tu tập và làm các việc thiện theo lời Phật dạy (ảnh minh họa).

Ngoài ra, nếu nghiệp khó có con là do đã từng nạo phá thai, có vong linh thai nhi theo; thì Đại đức cũng chia sẻ cách về chùa cầu siêu cho vong linh thai nhi để chúng đủ duyên có thể tái sinh trở lại hoặc làm con mình hoặc vào gia đình khác mà không còn oán hận nữa.

Nhân chứng sống của việc chuyển nghiệp khó con nhờ tu tập Phật Pháp tại chùa Ba Vàng

Câu chuyện về vợ chồng anh Hoàng Việt – Pháp danh Quảng Phúc và chị Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh – Pháp danh Hạnh Hoa là một trong số những gia đình chuyển nghiệp khó có con nhờ tu học Phật Pháp tại chùa Ba Vàng. Hiện nay, anh chị đã sinh được một bé trai đáng yêu hơn 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trước đó gia đình anh chị đã gặp phải những khó khăn khi mang thai lần đầu mà không giữ được em bé và các bác sĩ chẩn đoán chị mắc đa nang buồng trứng dẫn đến khó có con.

Nhờ tu tập Phật Pháp tại chùa Ba Vàng, vợ chồng anh Việt – chị Hạnh đã chuyển hóa nghiệp bệnh.

Nhờ tu tập Phật Pháp tại chùa Ba Vàng, vợ chồng anh Việt – chị Hạnh đã chuyển hóa nghiệp bệnh.

Anh chị chia sẻ: “Việc khó có con chắc chắn là nhân quả, mình đã từng tạo oan trái gì trong quá khứ nên bây giờ mình mới gặp quả như thế này”. Chính vì tư duy đây là nhân quả của hai vợ chồng nên anh chị đã tinh tấn tu tập, làm các việc thiện như phóng sinh, cúng dường Tam Bảo… để chuyển hóa nghiệp khó có con. Kết quả sau 5-6 tháng kiên trì tu tập, chị Hạnh đã mang thai.

Nghiệp khó có con đã gây ra nhiều lo lắng, đau khổ cho các gia đình. Tuy nhiên, như Đại đức đã chỉ dạy: “Đối với đạo Phật thì nghiệp không mang tính chất cố định, đều có thể tu tập và chuyển hóa được”, chúng ta có thể chuyển hóa được nghiệp này nếu có niềm tin vào Tam Bảo, niềm tin vào Pháp của Phật; biết tu tập để chuyển hóa tâm mình; biết tác phước, cúng dường; sám hối lỗi cũ. Chúc cho những cặp vợ chồng đang trong tình trạng khó có con sẽ tìm được con đường đúng đắn để chuyển hóa nghiệp xấu của gia đình; để từ đó có được an lạc, hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm