Tu tập từ bi hỷ xả để chuyển hóa sự tự ti
Nếu tự ti, mặc cảm (xuất phát từ vô thức cá nhân) thì nên hiểu rằng đó là dư nghiệp của mình. Hãy thành tâm sám hối những ác nghiệp trong các đời kiếp quá khứ, nhất là nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.
Có nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng mình đã tốt nghiệp đại học và hiện đang đi tìm việc làm nhưng thường hay tự ti về chính mình (hay e ngại, sợ sệt, thiếu tự tin về ngoại hình, tích cách, ăn nói…) nên không dám đi xin việc nhiều nơi.
Tự ti là thái độ tự đánh giá thấp mình, tự cho mình thấp kém rồi mặc cảm, nhút nhát, không tin vào năng lực của bản thân. Từ sự thiếu tự tin vào chính mình nên người tự ti không dám mạnh dạn đảm nhận công việc, sống khép mình trước tập thể, khó hòa nhập cộng đồng, không có ý thức vươn lên, bỏ qua nhiều cơ hội tốt để thành công trong cuộc sống.
“Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Bởi lẽ chính mình lại không đánh giá đúng về bản thân của mình, tự huyễn mình hèn kém, đánh mất niềm tin nơi chính mình thì quả thật đáng thương. Cuộc đời mình do chính mình quyết định nhưng vì tự ti nên không tin vào chính mình. Như một người chẳng dám đứng dậy vì không tin vào đôi chân lành lặn của chính mình, thái độ ấy thật đáng thương.
Tại sao luôn cảm thấy mình tự ti?
Để chuyển hóa tự ti, điều đầu tiên phải nhận ra nó trong chính bản thân mình. Cần phân biệt rõ ràng giữa tự ti với các đức tính khiêm hạ, khiêm tốn vốn cần thiết và hữu ích cho cuộc sống. Hiện bạn đã nhận diện rất rõ những biểu hiện tự ti của mình, đó là điều cần thiết cho việc trị liệu và chuyển hóa.
Kế đến, cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hình thành sự tự ti của bản thân mình. Có thể do những sang chấn tâm lý lúc thiếu thời, thậm chí có thể sớm hơn như do tổn thương tâm lý lúc còn hoài thai, hay do nghiệp báo từ những đời quá khứ (tâm lý học đoán định là mặc cảm xuất phát từ vô thức cá nhân) hoặc do những khiếm khuyết về cơ thể, hạn chế về năng lực, gặp nhiều thất bại… đã hình thành nên những mặc cảm, tự ti.
Sau khi nhận diện rõ ràng về những nguyên nhân, biểu hiện tự ti của chính mình rồi, bạn hãy bình tâm quán chiếu sâu sắc hơn nữa để thấy rằng “Nhân vô thập toàn” (không có ai hoàn hảo cả). Mình có thể không bằng người ở phương diện này nhưng hơn người ở phương diện khác. Cuộc sống vốn nghiệt ngã nhưng luôn công bằng. Nếu khiếm khuyết về cơ thể thì cố gắng lành lặn tâm hồn; nếu năng lực hạn chế thì cố gắng cần cù học hỏi, cần mẫn và nhẫn nại làm việc; nếu gặp phải trắc trở, thất bại thì làm lại từ đầu vì “Sau cơn mưa trời lại sáng”.
Nếu tự ti, mặc cảm (xuất phát từ vô thức cá nhân) thì nên hiểu rằng đó là dư nghiệp của mình. Hãy thành tâm sám hối những ác nghiệp trong các đời kiếp quá khứ, nhất là nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.
Người Phật tử, nếu thành tâm sám hối, tu tập từ bi hỉ xả cùng với phát huy năng lực thiền quán để thấy rõ mình và người trong tuệ giác Duyên khởi thì sẽ chuyển hóa được tự ti, mặc cảm thành tự tin, tin vào chính mình, tin vào tương lai cuộc sống.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự yên bình trong lòng là hạnh phúc
Sống an vui 13:00 04/11/2024Dưới bầu trời rộng lớn, ta cảm nhận được sự tự do và thanh thản. Đôi khi, chỉ cần đứng dưới bóng cây, nhìn những đám mây trôi qua, ta đã cảm thấy nhẹ nhàng và tự do như chim bay trên bầu trời xanh thẳm.
Uống nước ép rau này giúp tránh ung thư, hạ huyết áp
Sống an vui 11:41 04/11/2024Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Khi tâm không chấp, lòng nhẹ như mây trôi
Sống an vui 09:20 04/11/2024Khi mọi vọng tưởng tan biến, khi mọi toan tính lắng xuống, ta nhận ra mình và vũ trụ vốn chẳng khác nhau, ta thấy mình là một phần của cái bao la, vô tận.
Tập buông bỏ để có được tâm bình an
Sống an vui 08:28 04/11/2024Trong cuộc sống, Phật giáo khuyên ta hướng đến trạng thái tốt nhất – đó là buông bỏ những tham cầu vật chất để tâm hồn được thanh thản và nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm