Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/09/2020, 08:48 AM

Tứ thánh tích và ý nghĩa chiêm bái tứ thánh tích

Nếu ai đi chiêm bái thánh tích với tâm thâm tín thật lòng, yêu kính Tam Bảo, yêu quý Đức Thế Tôn thì chính mình sẽ được cảm nhận sự rung động thân tâm mang lại hạnh phúc to lớn.

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên - Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Tại sao có tên gọi là tứ thánh tích?

Trong kinh, Đức Phật dạy: “Ở đây, này các Tỳ kheo! Chỗ Như Lai sinh ra – đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy cần phải xúc động mãnh liệt. Ở đây, này các Tỳ kheo! Chỗ Như Lai Giác ngộ Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác – đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy cần phải xúc động mãnh liệt. Ở đây, này các Tỳ-kheo! Chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng – đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy cần phải xúc động mãnh liệt. Ở đây, này các Tỳ-kheo! Chỗ Như Lai nhập Niết Bàn – đây là trú xứ khi một tín nam nhìn thấy cần phải xúc động mãnh liệt. Có bốn trú xứ này một tín nam khi nhìn thấy cần phải xúc động mãnh liệt.” 

Thánh tích đầu tiên là vườn Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật đản sinh, ngay khi lọt lòng mẹ Ngài đã bước đi 7 bước, mỗi bước đi đều có đóa hoa sen nâng đỡ bước chân Ngài. Thánh tích thứ hai là nơi Đức Phật thành đạo – Bồ đề đạo tràng; là nơi Đức Phật ngồi thiền định suốt 49 ngày đêm dưới cội cây Bồ đề, bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền. Thánh tích thứ ba là nơi đầu tiên Đức Phật chuyển Pháp luân – thuyết Pháp lần đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển. Thánh tích thứ tư là Câu Thi Na – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.

Vườn Lâm Tỳ Ni – Nơi Đức Phật đản sinh

Vườn Lâm Tỳ Ni – Nơi Đức Phật đản sinh

Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo

Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo

Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Thánh tích Nalanda, nơi giặc Hồi giáo sát hại hơn 3000 tăng sĩ Phật giáo cổ đại

Bốn trú xứ này chính là tứ thánh tích hay còn gọi là tứ động tâm: nơi Đức Phật sinh ra, nơi Đức Phật thành đạo, nơi Đức Phật chuyển Pháp luân và nơi Đức Phật nhập Niết Bàn. Đến với các thánh tích này, mỗi người phải sinh cho mình niềm xúc cảm thật mãnh liệt. Đó là kết quả của việc tư duy và thực hành lời dạy của Đức Thế Tôn; thực hành để thấy rõ ánh sáng nhiệm màu của Phật Pháp mang lợi ích Giác ngộ, giải thoát cho tất cả chúng sinh. Như vậy, khi được chiêm bái tứ thánh tích mới thật sự khởi lên tâm xúc động chân thật nhất. Còn ngược lại, đối với việc làm và giáo Pháp của Đức Phật mà hời hợt, không lắng nghe, học hỏi và thực hành thì dù có đặt chân đến những nơi này cũng không dễ gì cảm nhận được sự cao quý đó.

Tăng chúng chùa Ba Vàng chụp ảnh lưu niệm tại Đất Phật.

Tăng chúng chùa Ba Vàng chụp ảnh lưu niệm tại Đất Phật.

Ý nghĩa của việc chiêm bái tứ thánh tích

Đức Phật dạy: “Những ai trong khi chiêm bái những thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín, hoan hỷ. Thời những vị ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”. Niềm hỷ lạc, hạnh phúc, kính tín khi chiêm bái tứ thánh tính là một thiện tâm vô cùng tốt đẹp. Đây chính là mảnh đất màu mỡ giúp nảy nở thêm thật nhiều hạt giống thiện lành tươi tốt hơn nữa.

Nếu ai đi chiêm bái thánh tích với tâm thâm tín thật lòng, yêu kính Tam Bảo, yêu quý Đức Thế Tôn thì chính mình sẽ được cảm nhận sự rung động thân tâm mang lại hạnh phúc to lớn. Đức Phật là bậc đại Giác ngộ, bậc vô nhiễm tối tôn, tối thượng. Chính vì vậy, nếu ai sinh ra sự xúc động, yêu kính Ngài thì chính người đó được tiêu đi những tội nghiệp, tăng trưởng phước lành.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Lần đầu đến Câu Thi Na – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, thầy đã không cầm được nước mắt bởi sự yêu kính Đức Thế Tôn với lòng biết ơn vô cùng sâu nặng”. Một giọt nước mắt khi đến thăm thánh tích cũng tiêu trừ được cho các Phật tử biết bao nhiêu tội lỗi. Đồng thời, thiện căn từ đó được tăng trưởng, giúp ích cho việc tu tập. Những ai chưa đủ nhân duyên để về thăm đất Phật, khi xem được những hình ảnh thiêng liêng nơi tứ thánh tích mà khởi tâm hoan hỷ, cung kính, biết ơn Ngài thì cũng có thể sinh về nơi cảnh giới an lành, hạnh phúc. Qua lời dạy của Sư Phụ, hàng đệ tử xuất gia và tại gia nhận thấy rằng mình luôn có một mảnh đất tâm linh để trở về. Nơi ấy đã sinh ra vị Cha lành của khắp chúng sinh; ánh sáng đạo Pháp chân lý từ đây đã chiếu soi đến tất cả muôn loài, giúp chúng sinh được Giác ngộ phát tâm tu tập cầu thoát khổ đau.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cùng Tăng chúng dâng lời cảm niệm.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cùng Tăng chúng dâng lời cảm niệm.

Thánh tích Phật giáo hơn 2 thiên niên kỷ được phát hiện tại quận Guntur

Trong chuyến hành hương về miền đất Phật, tại nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có lời thành kính dâng lên Ngài: “Kính lạy Thế Tôn, bên tôn tượng Kim Thân của Ngài chúng con xót thương vô hạn, chúng con tự mình biết mình kém phước, nghiệp dày. Khi Thế Tôn tại thế thì chúng con còn trầm luân ở đâu không biết; đến nay chúng con được thân người thì Thế Tôn đã nhập Niết Bàn. Chúng con chỉ được thấy Thế Tôn qua giáo Pháp của Ngài. Thật thương thay cho chúng con nghiệp chướng sâu nặng. Chúng con nguyện nối chí của Ngài, quyết chí tu hành, tầm cầu Giác ngộ và nguyện đem ánh sáng Phật Pháp, ánh sáng Ngài mang đến cho chúng con; để chúng con chuyển giao phổ độ khắp cho tất cả chúng sinh đều được Giác ngộ giải thoát”.

Hiện nay, tứ thánh tích vẫn còn hiện diện, đây là phúc lành vô giá cho thế gian. Những ai đủ duyên đến chiêm bái thánh tích hay xem qua các hình ảnh cũng hãy luôn hằng ghi nhớ, biết ơn, khởi được xúc cảm mãnh liệt. Để có được những tâm niệm ấy, hàng đệ tử Phật xuất gia và tại gia phải chăm chỉ tu học, thực hành lời Phật dạy để thấy được giá trị cao quý của Đức Thế Tôn. Đó mới là một người con Phật chân chính.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

4 điều nhất định phải hiểu khi đi chùa lễ Phật

Kiến thức 13:00 03/04/2024

Đi lễ Phật, trước tiên phải hiểu rõ, Phật là bậc đại từ bi (muốn giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau), Đại minh triết (giáo lý nhà Phật nhân văn, sâu sắc). Ngài không “cho” (ban phát), mà chỉ “dạy” (giác ngộ). Đi lễ Phật là thành tâm, hãy nhớ kĩ 4 điều.

Cúng hoa, cúng quả, thắp hương, cúng đèn, đều có ý nghĩa biểu Pháp

Kiến thức 12:30 03/04/2024

Hiện nay cúng hoa trước Phật, công đức đạt được không lớn lao như trước đây. Vì sao vậy?

Đạo như thật

Kiến thức 10:36 03/04/2024

Ở một góc nhìn, đạo Phật được xem là một tôn giáo nhưng không phải tôn giáo tín ngưỡng chỉ tin vào tha lực cứu rỗi mà là một tôn giáo khoa học.

Thân không tật bệnh 

Kiến thức 09:40 03/04/2024

Thiền sư Động Sơn lúc sắp thị tịch, Ngài nói với các đệ tử rằng: “Ta có cái danh xưng phù phiếm ở trên đời ai thay ta trừ bỏ?”. 

Xem thêm