Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/06/2020, 11:56 AM

Tư tưởng nhập thế của vua Trần Thái Tông

Vua Trần Thái Tông quyết theo con đường dung hoà hay vừa nhập thế, vừa xuất thế, vừa hành, vừa tri của Quốc sư khuyên nhủ, Thái Tông đem Đạo vào đời, tích cực phục vụ nhân dân cùng lúc với việc tham thiền học Đạo.

> Tại sao Đức vua Trần Nhân Tông chọn núi thiêng Yên Tử làm nơi tu hành?

Thể hiện tinh thần nhập thế

Đức Phật dạy: ”Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật” y theo tinh thần ấy Viên Chứng quốc sư đã nhắn nhủ Thái Tông: ”Phàm làm vua phải lấy ý kiến của nhân dân làm ý muốn của mình” và “Phật ở tại tâm”, một chủ trương của Thái sư “lấy thân dẫn đường cho thiên hạ”, thấy người trong nước không có ý bỏ mình, vâng lời dạy, Thái Tông mới quyết theo con đường dung hoà hay vừa nhập thế, vừa xuất thế, vừa hành, vừa tri của Quốc sư khuyên nhủ, vua Trần Thái Tông đem Đạo vào đời, tích cực phục vụ nhân dân cùng lúc với việc tham thiền học Đạo. Bởi ông biết rất rõ đạo không thể xa người, đạo phải được sống, được thể nghiệm ngay trong lòng cuộc đời, người Phật tử phải lấy chúng sinh làm đối tượng phụng sự, vì quán triệt lẽ đó mà Thái Tông sẵn sàng quên mình để lo cho nước, cho dân. 

Vua Trần Thái Tông: Nhà thiền học uyên thâm

Phật giáo đời Trần quả thật xứng đáng vai trò của một hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và năng động, đáp ứng những nhu cầu thực tế bức xúc của lịch sử, phù hợp với truyền thống yêu nước.

Phật giáo đời Trần quả thật xứng đáng vai trò của một hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và năng động, đáp ứng những nhu cầu thực tế bức xúc của lịch sử, phù hợp với truyền thống yêu nước.

Khi đất nước cần các Ngài có thể cầm gươm lên ngựa, đi trước ba quân xong pha giữa làn tên đạn, để cứu dân thoát khỏi ách ngoại xâm. Trong khi làm phận sự nhập thế không quên cứu xét tâm linh học, tâm hợp nhất cả trí lẫn hành. Về hành động thì nhà vua coi tính mệnh nhẹ như lông hồng, xong pha trận mạt trước mũi tên, làn đạn hết sức nguy hiểm. Sử chép: ”Vua thân hành đi tuần biên giới vào địa giới, nhà Tống, đi qua châu Khiêm và Liêm, tự xưng là trai  lang, bỏ thuyền ở đất Tống, chỉ dùng thuyền Kim Phượng và Nhật Quang mà đi, người Châu ấy không biết đó là vua, đến lúc biết, liền chặn xích sắt ở dòng sông để chặn đường thuỷ, vua liền trở về,  liền nhổ vài chục cọc sắt đem về”. Lại một cử chỉ khác càng tỏ rõ nhân cách Thái Tông trên con đường xử thế tiếp vận không phải không có hiệu quả vào sự giác ngộ của tác giả Thiền Tông Chỉ Nam. Trần Liễu sau khi tức giận bị cướp mất vợ, liền chiêu quân nổi loạn, sau thấy sức không địch nổi Thủ Độ bèn nhân lúc Thái Tông ngự thuyền đi chơi, Trần Liễu lẻn đến xin hàng, hai anh em ôm nhau khóc. Về sau Trần Dụ Tông có thơ khen cử chỉ ấy của Thái Tông, so với Đường Thánh Tông bên Trung Quốc hiệu là Trinh Quán giết anh là Kiên Thành làm phản:

 “Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,

Đường xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong

Kiến Thành chu tử, An Sinh tại,

Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng”.

(Việt sử tiêu tán)

Phật giáo đời Trần quả thật xứng đáng vai trò của một hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và năng động, đáp ứng những nhu cầu thực tế bức xúc của lịch sử, phù hợp với truyền thống yêu nước.

Sức sống thiền của các vua Trần

Ngài đã cảm nhận được từng hơi thở của từng đoá hoa. Hoa với ông như quyện vào nhau không còn phân biệt, sự liên hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên không còn phân biệt

Ngài đã cảm nhận được từng hơi thở của từng đoá hoa. Hoa với ông như quyện vào nhau không còn phân biệt, sự liên hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên không còn phân biệt

Chuyển hóa nội tâm

Thế giới chúng ta đang sống luôn xẩy ra những xung đột liên miên bất tận, nguyên nhân là do con người có nhận thức về sự vật một cách phiến diện và cục bộ. Cho nên, nhân loại vĩnh viễn không bao giờ thoát ra khỏi sự xung đột của mình với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình. Như vậy, giải pháp cuối cùng cho những vấn đề xung đột là phải có cái nhìn tổng hợp, viên dung và toàn diện. Trở về với bản thể thanh tịnh tự nhiên vốn có của tâm thức tức là Phật tính. Cái nhìn này vốn là tư tưởng đặc trưng của đông phương, nhất phật giáo, đức Phật từng tuyên bố: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Như vậy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Hơn nữa, Phật giáo còn cho rằng tất cả những cành cây ngọn cỏ, các loaiỉ vô tình hay hữu tình chúng sinh trong vũ trụ này cũng đều có Phật tính. Bằng cái nhìn phóng khoáng viên dung tất cả là một, một là tất cả như vậy. Đạo Phật đã phá tan mọi bức tường ngăn cách, vén lên bức màng đen tối đã bao trùm lên  tâm thức của chúng ta, mà bản thể Phật tính tự nhiên trong con người không nhìn thấy ánh sáng trong thế giới đầy khổ đau, giữa con người với con người, giữa con người với thế giới ngoại tại, vượt lên trên cái thấy biết phân biệt thiện ác, tốt, xấu. Thái Tông có cái nhìn rất thoáng:

 “Trong hang quỉ vẫn là lâu đài Di Lặc,

 Dưới hắc sơn chẳng khác cảnh giới Phổ Hiền”.

 Còn Tuệ Trung quán triệt lý sắc không và mê ngộ một cách viên dung không phân biệt:

 “Khi mê thấy không sắc,

 Lúc ngộ hết sắc không”.

sắc không và mê ngộ, xưa nay cùng đồng nhất thể. Ngài Huyền Quang thì bảo:

 “Người ở trên lầu, hoa dưới sân.

Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông.

Hồn nhiên người với hoa vô biệt,

Một đoá hoa vàng chợt nỡ tung”.

Ngài đã cảm nhận được từng hơi thở của từng đoá hoa. Hoa với ông như quyện vào nhau không còn phân biệt, sự liên hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên không còn phân biệt. Còn cụ Nguyễn Du diễn tả tinh tế.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ “.

Đó là nhìn vào sự vật một cách chân xác, khách quan như cái gương phản chiếu mọi hiện tượng Phật giáo đời Trần có cái nhìn thoáng và bao quát như thế, nên ít có sự xung đột giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, đặc biệt nhìn sâu thẫm nơi tận nguồn nguyên uỷ của nội tâm không còn xẩy ra sự xung đột, không còn chấp vào cái xuất thế hay nhập thế của tri thức chấp trung, thiên kiến nhị nguyên kia, không phân biệt chân vọng, đồng thời chuyển hoá được nhân dân hiểu được triết lý cốt yếu của đạo Phật, đạo Phật là đạo từ bi, lúc nào cũng bao dung, thông cảm, không đối kháng với bất cứ ai, mà luôn luôn chủ trương hoà bình, dung hoà tất cả; chân với vọng, bạn với thù, thánh và phàm đều như nhau. Nhờ vậy đã tập hợp được một lực lượng tinh thần khá lớn, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Trí tuệ thiền của các vua Trần

Tấm lòng của vua và tấm lòng của nhân dân đồng một thể không khác “Lòng trẫm yêu dân như con trẫm vậy. Hiềm vì trăm họ ngu dại làm càn cho nên phải tội, trẫm lấy làm thương lắm, vậy từ nay về sau, tội gì cũng giảm bớt đi…”.

Tấm lòng của vua và tấm lòng của nhân dân đồng một thể không khác “Lòng trẫm yêu dân như con trẫm vậy. Hiềm vì trăm họ ngu dại làm càn cho nên phải tội, trẫm lấy làm thương lắm, vậy từ nay về sau, tội gì cũng giảm bớt đi…”.

Hiểu rõ hơn về cảnh giới giác ngộ là cảnh giới của một tâm thức bừng sáng. Bách Trượng Tổ Sư nói: “Đất lòng nếu rỗng không, thì mặt trời tự nhiên tự chiếu sáng, như mây vén mặt trời hiện”. Tâm tức Phật chẳng có gì phải bàn, phải tu thêm nữa. Một cái tâm thanh tịnh thì xả ly hết mọi vọng niệm, đây cũng chính là cảnh giới Tứ Thiền như kinh tạng Pali thường diễn đạt. Đây cũng là cửa Phật, cảnh giới của vô tướng, vô ngã siêu việt thể vượt lên trên tri thức nhận biết tầm thường, như như bất động của một tâm thức vắng lặng ngay giữa trần thế, đó chính là Phật sống. Thế nên sự chuyển hoá tâm thức trong mỗi con người ai cũng có thể trực nhận và chứng đắc. Tâm Phật và tâm chúng sinh chẳng dị đồng. Chân lý thực tại chẳng ở đâu xa, không thể truy tìm từ bên ngoài mà ngay trong tâm thức của mỗi cá nhân hiện hữu. Trần Thái Tông từng thọ giáo y chỉ của Quốc Sư Phù Vân “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong tâm”. Trần Nhân Tông thì phát biểu trong Cư Trần Lạc Đạo Phú:

 “…Vậy mới hay

Bụt ở cong nhà

Chẳng phải tìm xa

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt.

Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”.

 (Cư Trần Lạc Đạo)

Tư tưởng giáo dục nhân dân

Vua Trần Thái Tông đã mang cảnh giới giác ngộ của mình để hướng dẫn cho nhân dân, đưa họ trở về với bản thể tri thức thanh tịnh vốn có sẵn trong nội tâm của con người, phản tỉnh nội tâm tìm lại ánh sáng Phật tính mà xưa nay đã bị những cấu uế, trần tục, mê vọng tạo thành bức màng vô minh phủ kín không thấy được chân tướng tuyệt đối của Phật tính nơi tâm thức. Nay Thái Tông vì thương dân như con đẻ mà đem cái sở đắc của bản tâm mình, mà khai thị cho nhân dân biết quay trở lại nội hướng vào tâm thức chính mình, tìm ở nơi căn nguyên thâm sâu tột đỉnh của tâm thức, bằng ý thức giác ngộ, cái ý thức này phải siêu việt thể lên trên tất cả,  không còn có cái nhìn cố chấp vào đối tượng khách thể và chủ thể, mà phải bao dung toàn thể đồng nhất tính.

sự giác ngộ đã có sẵn trong mọi người, trí tuệ Bát-Nhã cũng có đầy đủ trong mọi người, không cần phải tìm đâu cho xa mà trở về với bản lai diện mục của tâm thức sẽ thấy ngay.

sự giác ngộ đã có sẵn trong mọi người, trí tuệ Bát-Nhã cũng có đầy đủ trong mọi người, không cần phải tìm đâu cho xa mà trở về với bản lai diện mục của tâm thức sẽ thấy ngay.

Tấm lòng của vua và tấm lòng của nhân dân đồng một thể không khác “Lòng trẫm yêu dân như con trẫm vậy. Hiềm vì trăm họ ngu dại làm càn cho nên phải tội, trẫm lấy làm thương lắm, vậy từ nay về sau, tội gì cũng giảm bớt đi…”. Vua đã hướng dẫn cho người dân phải biết sống gắn kết lại với nhau, không tách rời những người xung quanh, phải biết tham gia vào mọi sinh hoạt của xã hội, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá…Đây vừa là một kết tinh của quan niệm sống đạo, mà người Phật tử trước thời Trường Nguyên và Thường Chiếu đã thực hiện, để tạo tiền đề cho tư trào Phật giáo mới, mà đỉnh cao là sự ra đời của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử của vua Trần Nhân Tông với chủ trương Cư Trần Lạc Đạo thông qua quan niệm Phật tại lòng của Quốc Sư Phù Vân và vua Trần Thái Tông.

Trần Thái Tông đã hướng dẫn cho người Phật tử thể hiện quan niệm sống đạo trong đời sống của mình. Tuy nhiên, sống đạo như thế đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết lấy ít nhiều ý muốn của người khác làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của người khác làm tấm lòng của mình, đây rõ ràng là bước đầu của quá trình tu dưỡng bản thân của mỗi người qua việc xoá dần chủ nghĩa bản ngã vị kỷ để đi đến tư tưởng vô ngã về mặt đạo đức.

Ý muốn cá nhân của mỗi người tất nhiên không bao giờ chỉ bao gồm những ý muốn tốt, mà còn cả những ý muốn xấu. Tấm lòng của mỗi cá nhân cũng thế. Ngay tại bản thân của mỗi cá nhân đã có một sự đấu tranh quyết liệt giữa hai dạng ý muốn này, mà vua Trần Thái Tông đã miêu tả rất kặn kẻ qua các tác phẩm của mình như: “Giới Sát Văn”, “Giới Đạo Văn”…và đặc biệt trong “Lục Thời Khoa Nghi Sám Hối”. Vua đã chỉ ra chân lý tối hậu tuyệt đối, chẳng nhọc phải tìm xa, chỉ cần tìm hiểu nơi tự thân, thì sẽ thấy được tính giác ngộ đó mà thành Phật. Tính giác ngộ đó thuật ngữ Thiền Tông gọi là Phật tính, thấy được tính thì tự khắc thành Phật. “Há biết đề giác tính ai ai nên tròn, chẳng biết Bát-Nhã căn lành người người đầy đủ”.

Nói tóm lại, sự giác ngộ đã có sẵn trong mọi người, trí tuệ Bát-Nhã cũng có đầy đủ trong mọi người, không cần phải tìm đâu cho xa mà trở về với bản lai diện mục của tâm thức sẽ thấy ngay. Vua Thái Tông muốn tất cả Phật tử tự mình hiểu rõ được cảnh giới Phật tức là cảnh giới nhất nguyên, phi nhị nguyên. Bởi vì, còn là nhị nguyên thời còn bị hạn chế, và không được tự tại, Thái Tông nói: “Tồn tại mà không biết đó là Phật sống vậy”. Tức là chúng sinh vốn có Phật tính, mà không biết và gọi họ là Phật sống.

Kinh nghiệm thiền trong cung vua Trần

Tuệ Trung Thượng Sỹ là nhà Phật học lớn đời Trần và là thầy dạy của Trần Nhân Tông cũng nói lại tư tưởng này trong các bài “phàm thánh bất dị” và “mê ngộ bất dị”.

Tuệ Trung Thượng Sỹ là nhà Phật học lớn đời Trần và là thầy dạy của Trần Nhân Tông cũng nói lại tư tưởng này trong các bài “phàm thánh bất dị” và “mê ngộ bất dị”.

Tư tưởng "Cư trần lạc đạo" của vua Trần Nhân Tông

Tư tưởng Phật Giáo “biện tâm” của vua Trần Thái Tông, và tư tưởng “Cư Trần Lạc Đạo” của vua Trần Nhân Tông đã mang lại sức mạnh cho Phật giáo đời Trần thời bây giờ, tư tưởng như là một giột nước cam lồ tắm mát cho mọi người, giúp cho người tu đạo tìm thấy Phật tại tâm không tìm đâu xa. Phật giáo biện tâm và cư trần lạc đạo là Phật giáo của mọi người, nó không hạn chế trong tăng sĩ cũng không hạn chế trong chùa chiền. Ai cũng biện tâm được, không kể là xuất gia hay tại gia, ở giữa trần tục, chứ không cần ở chùa, ở núi vẫn có thể vui với đạo. Tư tưởng đó làm cho đạo Phật mặc dù có giáo lý cao siêu thâm diệu nhưng vẫn có nền tảng quần chúng rất rộng rãi… Đó là sức mạnh của số đông, Sức mạnh nội tại, sức mạnh của những ai giác ngộ được bản tâm mình. Sức mạnh của Phật giáo đời Trần là sức mạnh của nội lực, nội tâm là sức mạnh chân chính, sức mạnh đó thành tựu được nhờ Phật Tử khéo biện tâm, biết trở về với bản thể tâm thức của mình, trở về với trí tuệ Bát-Nhã vốn sáng suốt chiếu khắp của mình. Với trí tuệ sáng suốt đó con người sẽ sống an vui tự do, tự tại, không còn bị ngoại cảnh chi phối, lôi kéo nữa.

“Trong nhà sẵn ngọc thôi tìm kiếm,

Lặng lòng đối cảnh hỏi chi thiền”.

(Cư Trần Lạc Đạo Phú)

Một đạo Phật của mọi người, một đạo Phật hướng nội và biện tâm giúp mọi người trở về với thực tại của mình, không phải đi tu vào chùa, cạo đầu, mặt y ca sa mới giác ngộ được Phật tính, mà Phật giáo đời Trần đã biểu dương tư tưởng cư trần lạc đạo, con người vốn có trí tuệ sáng suốt, sống an nhiên tự do, tự tại. Xem mọi người đều là Phật, đều là những vị Phật sống mà không tự biết. Trong bài luận về niệm Phật ông viết: “Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng, tướng tướng vô nhị, tịch nhiên thường tồn, tồn nhi bất tri, thị vi hoạt Phật”. Nghĩa là thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng, tướng Phật và tướng ta không phải hai, lặng vậy thường tồn tại, tồn tại mà không biết, đó là Phật sống vậy. Người là Phật, nhưng người lại không tự biết, cho nên Trần Thái Tông gọi người là Phật sống, đặc biệt tư tưởng độc đáo này không phải là riêng có của Trần Thái Tông, cháu ông là Trần Nhân Tông sau này cũng nhắc lại tư tưởng đó một cách nôm na hơn, nhưng không phải là không dứt khoát.

 “Bụt ở cong nhà,

chẳng phải tìm xa

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt

Chỉn mới hay, chính Bụt là ta”.

(Cư Trần Lạc Đạo)

Tuệ Trung Thượng Sỹ là nhà Phật học lớn đời Trần và là thầy dạy của Trần Nhân Tông cũng nói lại tư tưởng này trong các bài “phàm thánh bất dị” và “mê ngộ bất dị”. Người người là Phật, người người trong cuộc sống thực tế, đều cố gắng phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu đó. Người người hàng ngày đều chăm lo tu tâm sửa tánh, phát huy một nỗ lực đạo đức lớn lao để xứng đáng với danh hiệu đó, tư tưởng này đưa con người xa lánh những ham muốn danh lợi thế tục tầm thường. Tạo nên một cuộc sống xã hội đẹp đạo, đẹp đời, mọi người ai ai cũng có một cuộc sống vui vẻ an lạc, tự do, tự tại, xa lìa tất cả những khổ đau trần thế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm