Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/05/2019, 15:45 PM

Tư tưởng Phật giáo thấm đẫm đạo lý xử thế của người Việt

Tư tưởng nhân quả xuyên suốt, ăn sâu nếp nghĩ đạo đức của dân ta qua những răn dạy, nhắc nhở: làm gì phải suy nghĩ kỹ đến hậu quả, ăn ở phải có trước có sau, thiện ác có vai – giáp chứng, ở hiền gặp lành...

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Trong lịch sử tồn tại, đấu tranh, thử thách, phát triển lâu dài của mình, Phật giáo không phải là giá trị tư tưởng duy nhất có ảnh hưởng đến đời sống người Việt. Ảnh minh họa

Trong lịch sử tồn tại, đấu tranh, thử thách, phát triển lâu dài của mình, Phật giáo không phải là giá trị tư tưởng duy nhất có ảnh hưởng đến đời sống người Việt. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Trong lịch sử tồn tại, đấu tranh, thử thách, phát triển lâu dài của mình, Phật giáo không phải là giá trị tư tưởng duy nhất có ảnh hưởng đến đời sống người Việt, trong sự hội nhập - giao thoa với thế giới, cư dân các thế hệ ở Việt Nạm đã biết đến, gạn lọc, tiếp thu nhiều giá trị tư tưởng, nhiều tôn giáo và ở giai đoạn cận đại, có ảnh hưởng sâu sắc các hệ tư tưởng.

Tất cả những điều đó đem đến sự phong phú, đa dạng, hội tụ...trong đời sống tinh thần người Việt Nam trong ngôi nhà chung của nhân loại. Song có điều đặc biệt mà nếu phân tích chi li sẽ không đơn giản, đấy là  đạo lý xử thế của người Việt nhất là giới bình dân, thấm đẫm - dung nạp và hòa quyện trong mình tư tưởng Phật giáo qua ngôn ngữ đời sống,  giao tế, ứng xử, giáo huấn... ở đây có thể dẫn dụ những dẫn chứng cụ thể nho nhỏ, thú vị dưới góc nhìn đời thường.

Tư tưởng nhân quả xuyên suốt, ăn sâu nếp nghĩ đạo đức của dân ta qua những răn dạy, nhắc nhở: làm gì phải suy nghĩ kỹ đến hậu quả, ăn ở phải có trước có sau, thiện ác có vai – giáp chứng, ở hiền gặp lành… Hay ở chỗ  không bê nguyên kinh điển Phật giáo mà lời Phật thấm thía hòa quyện trong văn hóa bản địa, dung dị, gần gũi, tự nhiên...

Tư tưởng nhân quả xuyên suốt, ăn sâu nếp nghĩ đạo đức của dân ta qua những răn dạy, nhắc nhở: làm gì phải suy nghĩ kỹ đến hậu quả, ăn ở phải có trước có sau, thiện ác có vai – giáp chứng, ở hiền gặp lành... Ảnh minh họa

Tư tưởng nhân quả xuyên suốt, ăn sâu nếp nghĩ đạo đức của dân ta qua những răn dạy, nhắc nhở: làm gì phải suy nghĩ kỹ đến hậu quả, ăn ở phải có trước có sau, thiện ác có vai – giáp chứng, ở hiền gặp lành... Ảnh minh họa

Lý vô thường: Âm nhạc Việt và văn học  “minh họa” sống động quan niệm vô thường Phật giáo, nhất là nhạc Trịnh.

Lý nhân duyên: chuyện tình cảm lứa đôi ở Việt Nam chấp nhận và cho thấy rõ hình dáng chữ duyên ở mọi sự: từ gặp gỡ, hợp tan, hôn sự... đều có duyên.

Bài liên quan

Không phải ngày nay, tư tưởng Phật giáo ăn sâu trong từng con chữ những trang Kiều ngày xưa: chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, người  ơi gặp gỡ làm chi trăm năm biết  có duyên gì hay không...

Và hàng ngày, những ngôn từ ta hay gặp: làm phước cho bà cụ đi, coi chừng quả báo nghe. Chỗ này chỗ khác hay trong chính gia đình, đấy là lời Phật được diễn dịch gần gũi và dung nạp sâu nặng trong tâm khảm mọi người.

Đó là điều đáng mừng vui, tin tưởng về đại nhân duyên của dân ta với Đạo.

Nam mô A Di Đà Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm