Tư tưởng Thiền học của đức vua Trần Thái Tông (I)
Tâm tức Phật, không cần tu thêm nữa, niệm tức là bụi đời, không vướng mắt một điểm nào, trần và niệm vốn tịnh, nên nói là như như bất động. Đó là Phật thân, tức là thân ta vậy, không có hai tướng. Tướng và tưởng không phải là hai, lặng lẽ thường hằng, tồn tại mà không biết, đó là Phật sống.
Tiểu sử Thần Thái Tông
Đức vua Trần Thái Tông (tháng 7 năm 1218 – tháng 5 năm 1277) tên là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, em của Trần Liểu. Trần Thừa là anh ruột của Trần thị Dung, Hoàng Hậu. Cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng là cuộc nội hôn đầu tiên dưới triều đại nhà Trần. Lúc Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Cảnh mới 8 tuổi. Nhờ mưu mô của Trần Thủ Độ, Ngài được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua.
Trần Thủ Độ đã thận trọng, xem tướng kỹ càng và chọn Trần Cảnh để gánh vác việc nước. Trần Thủ Độ và Trần Thái Hậu đã nắm quyền bính ở trong và ở ngoài triều đình, đã quyết định gã Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh. Rồi sai người soạn “Thiện Vị Chiếu” 禪 位 詔 (Chiếu truyền ngôi) để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, là chồng của mình.
Trần Cảnh lên ngôi vua mới có 8 tuổi nên tuy có ngôi vị vua nhưng mọi việc điều khiển đất nước từ trong ra ngoài đều ở trong tay quyết đoán độc tài của Trần Thủ Độ, vua Trần Thái Tông chỉ biết ngoan ngoản vâng lời mà thôi. Trần Thủ Độ muốn làm gì thì làm chẳng ai dám có ý kiến: Trần Thủ Độ lấy chị họ là vợ của vua Lý Huệ Tông sau khi bức tử Huệ Tông, chôn sống tôn thất nhà Lý ở Hoa Lâm, bắt toàn dân phải kiêng tên huý của vua nhà Lý nên phải cải họ là Nguyễn. Năm 1237, Trần Thái Tông khoảng 20 tuổi, cưới vợ được 12 năm nhưng không có con, Trần Thủ Độ sợ nhà Trần không có người nối nghiệp nên bắt ép Trần Thái Tông bỏ vợ là Chiêu Thánh Hoàng Hậu, giáng xuống làm công chúa rồi lập vợ của Trần Liễu là Lý Thị lên làm Hoàng Hậu, lúc ấy Lý Thị đang có thai được ba tháng. Mục đích của Trần Thủ Độ là muốn cướp đứa con trong bụng Lý Thị làm con Trần Thái Tông, bất chấp luân thường đạo lý. Việc ức hiếp này làm Trần Liễu, chồng của Lý Thị nổi loạn, anh em Trần Thái Tông và Trần Liễu trở nên thù địch. Trần Thái Tông bị ức chế quá nhiều nên âu lo.
Vua Trần Thái Tông: Nhà thiền học uyên thâm
Vào một đêm tối trời, Trần Thái Tông lẻn lên núi Yên Tử vào chùa của Phù Vân Quốc sư. Hôm sau, Thủ Độ hay tin nên đem xa giá đến đón nhà vua về kinh; Trần Thái Tông từ chối. Trần Thủ Độ cố thỉnh mời, vua cũng không nhận. Trần Thủ Độ bảo mọi người: “Xa giá của vua ở đâu thì triều đình ở đó”, Rồi sai quần thần chuẩn bị xây dựng kinh thành. Quốc sư thấy vậy mới khuyên nhà vua rằng: “Bệ hạ nên sớm quay loan giá về Kinh đô, không nên để họ làm hại đến núi rừng của đệ tử này, và rằng: “Phàm làm đấng quân vương thì phải lấy ý muốn thiện hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình”; và rằng: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng (tâm). Lòng lắng động mà hiểu, đó chính là chân Phật”. Vua nghe lời khuyên của Quốc sư nên trở về kinh đô.
Trần Liễu biết không đánh thắng được triều đình nên tìm đến nhà vua xin hàng. Trần Thủ Độ muốn giết Trần Liễu, nhưng vua Trần Thái Tông năn nỉ can ngăn. Cuối cùng Trần Thủ Độ lấy đất cấp cho Trần Liễu để lấy thuế làm bổng lộc và phong Trần Liễu là An Sinh Vương.
Năm 1258, Thái sư Trần Thủ Độ và vua Trần Thái Tông đã đánh đuổi quân Nguyên Mông xăm lược lần thứ nhất.
Trong thời gian trị vì, vua Trần Thái Tông đã có nhiều cải cách. (Xem lại chương “Hoàn cảnh lịch sử thời nhà Lý suy tàn và nhà Trần khởi nghiệp đế vương”).
Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần, trị vì từ tháng 1 năm 1226 đến tháng 3 năm 1258 (33 năm) thì thoái vị và lên làm Thái Thượng Hoàng cho đến khi qua đời năm 1277 (19 năm), thọ 60 tuổi.
Các tác phẩm:
1. Khoá Hư Lục (課 虛 錄):
- Khoá là bài học.
- Hư là hư vô, nói về tánh Không.
- Lục là ghi chép.
Khoá Hư Lục là tập bài giảng lẽ hư vô, sách gồm có những bài văn, bài kệ, những bài bàn về đạo Phật, các lời tựa của những quyển sách khác.
2. Kinh Kim Cương Tam Muội – Chú giải, đã thất lạc chỉ còn bài tựa trong sách Khoá Hư Lục.
3. Thiền Tông Chỉ Nam, là quyển sách soạn ra sau khi thoái vị, nay không còn, chỉ còn bài tựa trong sách Khoá Hư Lục. Đây là sách hướng dẫn yếu chỉ của đạo Thiền.
4. Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối, nay không còn, chỉ còn bài tựa trong sách Khoá Hư Lục.
5. Thi Tập, nay không còn; chỉ còn lại 2 bài “Kỷ Thanh Phong am tặng Đức Sơn” (Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong) và “Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh” (Tiển Bắc sứ Trương Hiển Khanh), chép trong quyển An Nam Chí Lược của Lê Tắc.
Tư tưởng thiền học trong “Thiền Tông chỉ Nam”
Sách “Thiền tông chỉ nam” nay không còn lưu truyền, nhưng may mắn bài tựa sách này do chính vua Trần Thái Tông viết có chép lại trong sách Khoá Hư Lục.
“Thiền tông chỉ nam tự” (Tựa sách Thiền tông chỉ nam) [tự (序) = lời nói đầu của cuốn sách, bài tựa, bài mở đầu.
Trần Thái Tông đã viết quyển “Thiền tông chỉ nam” nhằm trình bày những trải nghiệm của đời mình qua quá trình nghiên cứu và tiếp cận với thiền tông.
Trong lời tựa, trước hết Trần Thái Tông nói về nỗi buồn mất mẹ tiếp theo là mất cha, rồi được ông chú là Trần Thủ Độ thương và tin cẩn đưa lên ngôi báu để khai sáng đế nghiệp nhà Trần. Ngài nghĩ rằng: “Ở trên đã không còn cha mẹ để nương nhờ thì ở dưới cũng e không đáp ứng nỗi sự mong mỏi của dân chúng. Biết tính sao đây? Rồi cố tìm, cố nghĩ: âu là lui về núi rừng, tìm về Phật giáo để hiểu rõ bí quyết của sống chết mà báo đáp công đức cù lao, được thế chẳng cũng hay lắm sao?
[...] Nghĩ lại sự nghiệp của Đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên vào núi này chỉ cầu làm Phật, không cầu vật chi khác”. (Lời tựa TTCN)
Lúc ấy vào năm 1245, vua đến núi Yên Tử ra mắt Quốc sư Trúc Lâm. Quốc sư liền đáp: “Núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng (tâm), Lòng yên lặng mà biết ấy là chân Phật. Nay nếu nhà vua giác ngộ được tâm này thì lập tức thành Phật, không phải khó nhọc tìm ở bên ngoài”. (Lời tựa TTCN)
Thái sư (Tể tướng) Trần Thủ Độ nghe tin vua Trần Thái Tông đi khỏi Kinh thành, và tìm biết Ngài ở trên núi Yên Tử. Trần Thủ Độ liền lên núi Yên Tử để gặp Trần Thái Tông, Thái sư nói với vua: “Bệ hạ vì mục đích tu lấy cho riêng mình mà làm thế thì được, nhưng còn Quốc gia xã tắc thì sao? Ví để lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Nhà vua nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng nhân dân xin cùng chết ngay hôm nay, quyết không trở về”. (Lời tựa TTCN)
Vua Trần Thái Tông đem lời của Thái sư Trần Thủ Độ nói lại với Quốc sư. Quốc sư mới khuyên nhủ vua rằng: “Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón nhà vua về cung, nhà vua không về sao được? Tuy nhiên sự tìm hiểu về nội điển (kinh sách Phật giáo) xin mong bệ hạ đừng phút nào quên”. (Lời tựa TTCN)
Vua nghe lời Quốc sư nên trở về Kinh đô, những khi rãnh rổi Ngài thực tập thiền định Phật giáo (Buddhist meditation), vấn đạo Thiền với bậc cao minh, tham cứu tìm tòi tư tưởng Triết học Phật giáo. Vua thường đọc tụng Kinh Kim Cương (Cang): “Trẫm thường ngày tụng đọc Kinh Kim Cương, có lần đọc đến câu:” Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” nên sinh cái tâm không có chổ chấp. Đang lúc đặt quyển Kinh xuống ngâm thì chợt khoát nhiên tự ngộ. Bổng nhiên tự sáng, mới đem giác ngộ ấy làm thành lời ca này và đặt tên “Thiền tông chỉ nam”. (Lời tựa TTCN)
Chú thích: - Ưng vô sở trụ = không bám viú vào chỗ nào, cần phải không có chỗ trụ. - Nhi sinh kỳ tâm = thì cái tâm ấy mới xuất hiện.
“Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” (應無所住而生其心) = cần phải không bám víu vào chỗ nào thì cái tâm mới xuất hiện.
- “Cái tâm” là cái có sẳn, khi nào có đủ điều kiện thì nó xuất hiện. Cái tâm thì bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh.
- Chữ “sinh” ở đây có nghĩa là xuất hiện chhứ không phải là sinh ra.
Tất cả các hiện tượng thì có sinh có diệt, thì phù du, thì vô thường như là mộng huyễn, như là bọt nuớc, như hạt sương rơi mong manh, như điện chớp, như đám mây bay, như vậy không có cái gì là bền vững.
Bản chất của thế giới hiện tượng là không đứng một chỗ (vô sở trụ) nghĩa là không có một điểm nào cố định, ngừng nghỉ, nên không bám trụ vào một cái gì. Do đó, những chỗ an nghỉ dừng lại chỉ là ảo tưởng, khi giác ngộ được điều này thì “cái tâm trong sáng”, “cái tâm thanh tỉnh” mới xuất hiện. Vua Trần Thái Tông đã ngộ được câu nói này, tức là Ngài đã giác ngộ. Trong Kinh Kim Cương Đức Phật dạy:
“Tu-bồ-đề (Srt. Subhuti) và các vị Bồ tát phải giữ tâm thanh tịnh, chớ nên sanh vọng tâm trụ chấp nơi sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần”. Tóm lại, Bồ tát đừng khởi vọng tâm, dính mắc, trụ chấp một nơi nào cả. (Av. Bodhisatta should give rise to a mind that is not based on anything).
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là lời dạy cốt yếu của Kinh Kim Cương (Diamond Sutra). Đoạn kinh trên, Đức Phật dạy Bồ-tát phải giữ cho tâm thanh tịnh, không nên sanh vọng tâm trụ chấp vào một nơi nào cả.
Ngày xưa, Lục Tổ Huệ Năng (Trung Hoa, 638 – 713) khi nghe Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn tụng Kinh Kim Cương đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” liền “giác ngộ” lý nghĩa của Kinh Kim Cương. Tương tự vua Trần Thái Tông cũng đã “giác ngộ” nhờ tụng đọc câu kinh này.
Kinh Kim Cương nói cho đủ là Kinh Kim Cương Bát nhã ba la mật, tiếng Sanscrit là Varjaprajna paramita Sutra, gọn hơn là Prajna paramita Sutra:
- Varja = kim cương, một khoáng chất rất cứng có thể chặt đứt các thứ khác.
- Prajna (Tàu phiên âm là Bát-nhã) dịch là trí tuệ (wisdom): Trong tiếng Sanskrit thì chữ gốc Jna có nghĩa là biết (to know), được nhấn mạnh bởi tiếp đầu ngữ Pra. Như vậy, Prajna không chỉ có nghĩa là nhận thức, sự hiểu biết bình thường mà còn là sự hiểu biết về thực tại tuyệt đối, sự hiểu biết về mọi sự, mọi vật tận sâu thẳm. Prajna là trí tuệ siêu việt (perfect wisdom), là trí tuệ thâm sâu (profound wisdom) của các bậc giác ngộ dùng để soi sáng và quán chiếu được bản tánh của các hiện tượng/các pháp (dharmas), và nhận thức rõ ràng rằng các pháp đều không có tự tánh. Prajna là trí tuệ siêu việt vượt qua khỏi thế giới hiện tượng, vượt qua khỏi nhận thức nhị nguyên.
- Param = ở bờ bên kia.
- Ita = đã đi rồi, đã đi qua rồi.
- Paramita (Tàu phiên âm là Ba la mật đa) dịch là đáo bỉ ngạn có nghĩa là đi qua bờ bên kia, đi qua bên kia (to go beyond); nghĩa rộng là chúng ta đang ở bờ bên này là cõi sanh tử luân hồi, còn bờ bên kia là bờ giải thoát (nirvana =Tàu phiên âm là niết-bàn, Ngài Cưu-ma-la-thập dịch là vô vi) khỏi cõi luân hồi, là bờ giác ngộ (bodhi). Để đi qua bờ bên kia, hành giả phải thực hành sáu phương pháp ba la mật là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ siêu việt. Trí tuệ là phương pháp lãnh đạo, hướng dẫn năm phương pháp trước để cho việc tu hành không bị nhầm lẫn. Trí tuệ và 5 phương pháp trước đều quan trọng như nhau, vì nếu không có 5 phương pháp trước thì làm sao có trí tuệ, bởi vì không có thấp thì làm sao lên cao được, không có gần thì làm sao đi đến chỗ xa được.
- Sutra (Tàu phiên âm là tu-đa-la, Pa. Sutta, Av.Discourse) dịch là Kinh. Theo văn học Trung Hoa, Kinh là sách ghi lại những lời dạy của thánh nhân như Đạo Đức Kinh, Nam Hoa kinh; truyện là sách ghi chép những lời dạy của thánh hiền; thư là cuốn sách bình thường. Ngày xưa, lời dạy của Đức Phật gồm có hai phần: Pháp (Dharma) và Giáo (Vinaya), cả hai đều gọi là Kinh. Nhưng về sau, các Đại sư lại chia ra làm 3 tạng riêng biệt: Những sách ghi chép các bài Pháp mới gọi là Kinh, những sách chép lời Giáo thì gọi là Luật; còn lời chú thích, giảng luận của các Luận sư, của các Đại sư được sưu tập lại thành một tạng riêng gọi là Luận.
Kinh Kim Cương trình bày về trí tuệ siêu việt và hành trình thể nhập trí tuệ siêu việt như là thanh gươm báu có thể chặt đứt hết thảy tham ái, chấp thủ và vô minh, chặt đứt hết thảy phiền nảo và đau khổ.
Đức Phật dùng “ngọc kim cương”, một khoáng chất rất cứng để tượng trưng cho trí tuệ siêu việt. “Trí tuệ siêu việt” có sẳn trong mỗi chúng sanh chứ không phải do tu luyện mới có. Trí tuệ siêu việt phá tan vô minh phiền nảo như gió thổi mây bay, như ánh mặt trời chiếu hạt sương tan.
Vua Trần Nhân Tông và tinh thần “Bụt ở trong nhà”
Đức Phật thuyết giảng Kinh Kim Cương tại tịnh xá của Ông Trưởng giả Cấp cô độc trong vườn của Thái tử Kỳ đà nước Xá vệ để trả lời hai câu hỏi của Trưởng lão Tu bồ đề (Srt. Subhuti), Ngài là vị Trưởng lão đứng vào bậc nhất trong 10 đại đệ tử của Đức Phật lịch sử: “Bạch Thế tôn! Nếu có người phát tâm Bồ đề muốn cầu quả Phật thì:
1. Làm sao hàng phục vọng tâm?
2. Làm sao an trụ chân tâm?”.
Ngài Ananda đã ghi chép lại lời thuyết giảng của Đức Phật Thích ca.
Kinh Kim Cương được mang đến Trung Hoa từ Ấn Độ, được dịch ra chữ Hán bởi Tam Tạng Pháp sư Kumarajiva (Tàu phiên âm Cưu ma la thập). Rồi Kinh này được phiên âm và dịch ra tiếng Quốc ngữ sau này. Kinh Kim Cương được dịch ra tiếng Anh bởi G.s Max Muller (Đức, 1823 – 1900) trong bộ sách tiếng Anh Sacred Books of the East (Các Thánh Kinh của Phương Đông).
Triết lý thiền trong “Thiền tông chỉ nam”
Lời tựa hay lời nói đầu của một quyển sách thường diễn tả điểm cốt yếu của nội dung quyển sách. Mặc dầu quyển Thiền tông chỉ nam đã không còn, nhưng căn cứ vào lời tựa chúng ta có thể tìm hiểu triết lý thiền của vua Trần Thái Tông; trong quyển sách này chúng ta nhận thấy:
Phật là Phật tính, là thực tại tuyệt đối, bản thể đại đồng, không phân biệt Nam Bắc: “Phật vô Nam Bắc” vì không lệ thuộc vào điều kiện của thời gian và không gian, hoàn cảnh địa lý và lịch sử:
“Trẩm trộm nghĩ Phật coi như chân lý thì không có phân biệt ra “Nam phương” hay “Bắc phương” đều có thể cầu tìm được”. (Lời tựa TTCN)
Phật nghĩa là gì? Phật (佛) là phiên âm Việt-Hán, do người Trung Hoa phiên âm từ chữ Phạn Buddh, nói đủ là Phật- đà (佛陀).
Phật giáo (佛教) là những niềm tin và thực hành căn cứ vào những lời dạy của Đức Phật. Phật Pháp (佛法)những lời dạy của Phật.
Chúng ta thấy có nhiều nơi sử dụng danh từ “Phật giáo” và “Phật học” (Buddhist studies) gần như đồng nghĩa. Tuy nhiên hai danh từ này có chổ phân biệt tế nhị: Phật giáo ý chỉ yếu tố tôn giáo của đạo Phật, còn Phật học ý chỉ yếu tố triết học, sự nghiên cứu về đạo Phật, về học thuyết của đạo Phật.
Phật (Buddh, 佛, Anh văn: Buddha) có nghĩa là bậc đã giác ngộ (the awakened one or the enlightened one). Phật, hay Giác giả hay Thế Tôn là danh hiệu tôn xưng (the reverend title, very respected title) về đức độ của Phật. Ngài là một con người lịch sử (the historical person) đã khám phá con đường giải thoát (the path to nirvana) cách chấm dứt khổ đau (the cessation of suffering) và truyền bá những khám phá nầy cho nhân loại để họ cũng có thể đạt được sự giải thoát.
Tại sao Đức vua Trần Nhân Tông chọn núi thiêng Yên Tử làm nơi tu hành?
Phật còn có một danh hiệu khác là Thích Ca Mâu Ni (Shakya Muni, 釋迦牟尼) có nghĩa là bậc trí tuệ (Muni, 牟尼) trong bộ tộc Thích-Ca (Shakya, 釋迦).
Ngài có tên chính là Cù Đàm Tất Đạt Đa (Siddharta Gautama) nên còn gọi là Phật Cù Đàm (Gautama Buddha ).
Ngài là bậc giác giả đã khai sáng ra đạo Phật. Đức Phật đã sanh sống và thuyết giảng giáo lý của Ngài ở miền Đông -Bắc Ấn Độ. Phật giáo (Buddhism) là những niềm tin và thực hành căn cứ trên những lời giảng dạy của Ngài.
Siddhartha Gautama ( Cù Đàm Tất Đạt Đa) ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch (khoảng 624 trước C.N-544 trước C.N) ở vùng Đông Bắc xứ Ấn Độ và xứ Nepal. (Xem thêm bài “Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca ” của NVT trong quyển Triết học Phật giáo và những luận đề, 2020)
Trần Thái Tông chủ trương “Phật tại tâm”: “Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia, bất câu tăng tục chỉ yếu biện tâm (1).”
- Dịch nghĩa: “Không phân biệt sống ở thành thị đông đúc hay sống ẩn dật trong rừng núi, không phân biệt là tại gia hay xuất gia, không phân biệt tăng hay tục, chỉ cốt làm sáng tỏ cái tâm (thanh tịnh)” [để xử lý các vấn đề cá nhân, xã hội quốc gia, dân tộc cho được chu toàn].”
Vua Trần Thái Tông chủ trương “Phật tại tâm” nên cần nhất là phải “làm cho sáng tỏ cái tâm”, ai cũng có thể làm sáng tỏ cái tâm, không phân biệt là người nào, hạng nào ở trong cõi đời này.
Ngài chủ trương “tâm tức Phật” nên làm sáng tỏ cái tâm là giác ngộ, đạt được Phật tính: “Tâm tức thị Phật,bất giả tu thiêm. Niệm tức thị trần bất dung nhất điểm, trần niệm bản tĩnh, cố viết như như bất động. Tức thị Phật thân, Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng. Tướng tưởng vô nhị, tịch nhi thường tồn, tồn nhi bất tri, thị danh hoạt Phật”. (Trần Thái Tông, Niệm Phật luận)
- Dịch nghĩa: “Tâm tức Phật, không cần tu thêm nữa, niệm tức là bụi đời, không vướng mắt một điểm nào, trần và niệm vốn tịnh, nên nói là như như bất động. Đó là Phật thân, Phật thân tức là thân ta vậy, không có hai tướng. Tướng và tưởng không phải là hai, lặng lẽ thường hằng, tồn tại mà không biết, đó là Phật sống.”
Tâm vốn thanh tịnh, khi làm “sáng tỏ cái tâm”thì giác ngộ cái tâm thanh tịnh sẳn có và “đạt giác ngộ”, đạt “Phật tính”. “Tâm tức Phật” hay “Phật tức tâm” Phật là nguồn của cái biết làm trong sáng cái tâm thanh tịnh. Khi thấy được cái tâm thanh tịnh là giác ngộ được cái tâm ấy, tức là giác ngộ được chân lý, giác ngộ được chân tướng của vũ trụ vạn hữu. Cái tâm ấy hay Phật tính có sẳn nơi mỗi người, không tìm ở đâu cả, Phật tính không lệ thuộc vào không gian và thời gian.
Theo vua Trần Thái Tông, cần phải thấu đạt “cái tâm” để giác ngộ. Bởi thế nên khi nhận thấy tình trạng hủ hoá của đạo Phật, Ngài mới chủ trương “biện tâm” (làm sáng tỏ cái tâm):
“Trong tác phẩm của mình, Trần Thái Thái Tông đã nói đến tình trạng: “Khi tới chùa chiền, gần Phật gần Kinh, mắt không thèm ngó, phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai, cuối mắt đầu mày, ham mê sắc dục, không kiêng Hộ Pháp, chẳng sợ Long Thần, trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi”, và “chẳng riêng người tục cả đến thầy Tăng, Kinh Luận tranh giành, cùng nhau công kích, chê các sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha, cỏ nhẫn lụi vàng, lửa độc rực cháy, buông lời đau vật, cất tiếng hại người, không nghĩ từ bi, không theo luật cấm, bàn thiền tựa thánh, trước cảnh như ngu, dẫu ở cửa không, chưa thành vô ngã”.
“Tình trạng chùa chiền và tăng lữ Phật giáo thời vua Trần Thái Tông như thế. Cho nên trong Phổ khuyến phát tâm bồ đề, Trần Thái Tông đã đưa ra chủ trương: “Chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, đâu phân tại gia xuất gia, chẳng nề tăng tục, chỉ cốt rõ lòng, vốn không nam nữ, cả sao trước tướng. Người chưa hiểu chia bừa thành tam giáo, giác ngộ rồi cùng thấu một “chữ tâm”. (Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, HCM: NXB TP HCM, 2000, tr. 246).
Tóm lại, muốn tìm chân Phật tức là tìm được chân tâm, thì theo lời của Quốc sư Phù Vân đã nói với vua Trần Nhân Tông rằng: “trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật”.
Tư tưởng nhập thế của vua Trần Thái Tông
Động lực thúc đẩy vua Trần Thái Tông đi lên núi Yên tử để tìm cầu làm Phật
Trần Thủ Độ đêm ngày tìm mưu kế để cướp lấy cơ nghiệp nhà Lý. Ông nhận thấy phải lấy cái ngai vàng từ họ Lý chuyển qua họ Trần là điều phải làm trước tiên. Ông đã chọn đứa cháu trai là Trần Cảnh, con của Trần Thừa, mới lên 8 tuổi, vào tháng chạp năm 1225 bắt cưới Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, ông sai người soạn “Thiện Vị Chiếu” (Chiếu nhường ngôi) để Lý Chiêu Hoàng nhường ngơi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi vua tức là Trần Thái Tông, mới có 8 tuổi, mở đầu khai sáng triều đại nhà Trần. Tất cả quyền bính đều nằm trong tay Thái sư (Thừa Tướng) Trần Thủ Độ. Sau 12 năm lấy chồng Lý Chiêu Hoàng không có con. Trần Thủ Độ tính đến chuyện tương lai của nhà Trần, nên buộc vua Trần Thái Tông giáng bà xuống làm công chúa, rồi đem chị của Chiêu Hoàng, trước đây đã gã cho Trần Liễu, anh của Trần Thái Tông, làm Hoàng Hậu bởi vì bà này đang có thai 3 tháng để vua Trần Thái Tông có con nối dõi. Trần Liễu ghen tức đem quân làm loạn. Chỉ vì cơ nghiệp nhà Trần, Trần Thủ Độ việc gì cũng làm. Vua Trần Thái Tông bị ức chế bởi ông chú rất độc tài và cương quyết, vua không dám phản đối lại, Ngoài việc không có quyền hành gì cả, vua Trần Thái Tông còn mang tiếng cướp vợ của anh mình, một điều trái với luân thường đạo lý của Nho gia.
Tinh thần của vua Trần Thái Tông bị bấn loạn và ở trong trạng thái khủng hoảng, nên Ngài quyết chí đi lên núi Yên Tử để tìm chỗ nương tựa tinh thần: để tìm cầu làm Phật. Đây là động lực thúc đẩy vua Trần Thái Tông dứt bỏ ngai vàng để chấm đứt sự khổ đau tinh thần. Vua đã bỏ Kinh đô để lên núi Yên Tử vào một đêm vắng lặng. Gặp Quốc sư Phù Vân, vua nói: “Nhập thử sơn, duy cầu tác Phật, bát cầu tha vật”.
- Dịch nghĩa: “Vào núi này, chỉ cầu làm Phật, không cầu điều gì khác”.
Đức Phật Thích ca đã giảng: chúng sanh nào cũng có Phật tính.
Phật tính ở trong con người vượt lên trên quan niệm sống chết mà vua thường bị ám ảnh nên tâm sự: “Chi bằng lui về nơi rừng núi, tìm sang bên Phật giáo để hiểu rõ lẽ sống chết, lại để báo đáp công đức cù-lao”.
Quốc sư Phù Vân liền đáp lại với tinh thần xuất thế: “Lão tăng cửu cư sơn dã, cốt cương mạo tụy, cam đồ như tượng, tuyền ẩm lâm du tâm nhược. “Phù Vân” tùy phong đáo thử.
Kim bệ hạ khí nhân chủ chi thế, tư lâm dã chi tiện, quả hà sở yêu nhỉ đáo tư da”.
- Dịch nghĩa: “Lão tăng ở lâu quen rừng núi, xương dắn, mặt gầy, ăn chay rau cải, nhai hạt dẻ, uống nước suối chơi cảnh núi rừng, tâm nhẹ như mây nổi, Phù Vân theo gió đến đây.
Trần Thủ Độ thảm sát tôn thất nhà Lý, sử sách có làm oan trái?
Nay bệ hạ bỏ ngôi chủ nhân dân, nghĩ đến cảnh núi rừng, thực có cầu tìm điều gì mà tới đây vậy?”
Quốc sư Phù Vân đã từng dạy vua Trần Thái Tông về “đạo thiền” hồi vua còn nhỏ, nên vua mới tâm sự: “Chỉ cầu tìm Phật, không cầu điều gì khác nữa.”
Quốc sư Phù Vân trả lời vua Trần Thái Tông: “Sơn bản vô Phật duy tồn hồ tâm, tâm tịch nhi tri thị danh chân Phật. Kim bệ hạ nhược ngộ thử tâm tắc lập địa thành Phật vô khổ ngoại cầu”.
- Dịch nghĩa: “Trong núi không có Phật, Phật chỉ tồn tại ở trong tâm. Tâm yên lặng mà thấu biết thì gọi là Phật chân thật. Nay bệ hạ nếu giác ngộ được cái tâm ấy thì liền thành Phật ngay, không phải khổ sở tìm Phật bên ngoài “cái tâm” của mình”.
Như trên đã trình bày “Phật tức tâm” hay “tâm tức Phật”. Như vậy, không phải tìm Phật ở đâu cả, nên đừng khổ sở tìm Phật ở ngoài tâm.
Quốc sư Phù Vân đã giảng dạy Trần Thái Tông là đừng chấp vào tinh thần xuất thế và chấp vào tinh thần nhập thế. Nhà vua hãy dung hợp tinh thần nhập thế với tinh thần xuất thế.
Vua Trần Thái Tông dung hợp tinh thần nhập thế và xuất thế
Thái sư Trần Thủ Độ đã tìm đến núi Yên Tử để thỉnh cầu vua Trần Thái Tông trở về Kinh đô để điều hành việc nước và bảo vệ đế nghiệp nhà Trần. Thái sư nói:
“Nếu Thái Tông chỉ là một cá nhân thường thì theo đuổi mục đích tu hành, vào núi ẩn cư để tìm cầu chân lý thỏa mãn ý chí riêng của mình là điều chánh đáng. Nhưng ở đây vua Trần Thái Tông là người khai sáng nhà trần, là vị chủ nhân của quốc gia và có trách nhiệm lớn đối với quốc dân và đất nước thì làm sao có thể tự do theo đuổi chí hướng riêng của mình”.
Ông vua thiền sư Việt Nam Trần Thái Tông – Trần Cảnh
Vua đem lời này thuật lại Quốc sư Phù Vân, Quốc sư mới khuyên nhủ: “Phàm vi nhân quân giả, dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm di tâm. Kim thiên hạ dục nghênh bệ hạ quy tắc, bệ hạ an đắc bất quy tai? Nhiên nội điển chi cứu, nguyện bệ hạ vô vong tư du nhỉ”.
- Dịch nghĩa: “Phàm làm vua lãnh đạo nhân dân phải lấy ý muốn của nhân dân làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ trở về, bệ hạ làm sao không trở về được? Tuy nhiên công việc nghiên cứu nội điển (Kinh sách, giáo lý Phật giáo) xin bệ hạ không quên lãng là được vậy?.”
Nghe xong, vua Trần Thái Tông quyết định trở về Kinh đô. Vua đã trải nghiệm những kinh nghiệm quý báu, và Ngài kết luận trong bài tựa của cuốn “Thiền Tông Chỉ Nam” để trình bày tư tưởng thiền học của mình: “Trẫm dữ Quốc nhân hồi Kinh, nhi tiễn vị, thập sổ niên gian mỗi ngộ cơ hạ, chiếp hội kỳ đức, tham vấn Thiền đạo, cập chư đẳng giáo đẳng kinh vô bất nghiên cứu. Thường độc “Kim Cương”, chí “Ưng vô sở trụ nhi sanhkỳ tâm” chi cú,phương nhĩ phế quyển ngâm gian, khoát nhiên tự ngộ. Dĩ kỳ sở ngộ nhi tác thị ca, mục viết “Thiền Tông Chỉ Nam”.
- Dịch nghĩa: “Trẫm cùng với quần thần về Kinh đô, gắng gượng lên ngôi. Trong khoảng 10 năm, mỗi khi nhàn rỗi việc nước, liền hội họp các vị đạo cao đức trọng vấn hỏi về đạo Thiền, cho đến cả các kinh sách của các giáo lý chính, không đạo nào không nghiên cứu. Ngày thường đọc Kinh Kim Cương, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, đang lúc bỏ sách xuống ngâm thì thình lình sáng tỏ. Bèn đem cái chỗ sáng tỏ ấy mà làm ra những bài ca nầy, đặt tên là “Thiền Tông Chỉ Nam” (Kim chỉ nam cho tôn chỉ Thiền học).
(Còn tiếp)
Chú thích:
(1) biện (昪)= có nhiều nghĩa, nghĩa ở đây là sáng chói, chói lọi, rực rỡ, làm sáng tỏ. Biện tâm = làm cho sáng tỏ cái tâm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm