Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/10/2022, 15:38 PM

Tu viện Vĩnh Nghiêm: Nét đẹp mang dấu ấn văn hóa Đại Việt

TT.Thích Giác Dũng chia sẻ: “Tôi hằng mong mỏi tạo ra ngôi chùa thuần Việt và do chính người Việt tạo nên. Năm năm, mười năm hay trăm, nghìn năm sau, chắc chắn những người dân Việt sẽ mãi tự hào về công trình văn hóa Phật giáo mang tâm hồn Việt.”

Tu viện Vĩnh Nghiêm ngày đầu do Hòa thượng Thích Tâm Giác mua 12 hecta đất tại xã Tân Thới Hiệp, tổng Bình Thạnh Trung, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 12, TP.HCM) để xây dựng và làm nghĩa trang Vĩnh Nghiêm.

Công việc đang tiến hành, vô thường chợt đến, ngày 20/10 năm Quý Sửu (14/11/1973), Hòa thượng viên tịch. Thể theo di nguyện của Ngài, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (1920-2000), đồng khai sơn và Trụ trì đời thứ hai của Tổ đình Vĩnh Nghiêm tiếp tục xin giấy phép xây dựng.

Tu viện được mô phỏng theo mô hình của một ngôi già lam tiêu biểu của Phật giáo mang đậm nét kiến trúc đồng bằng sông Hồng.

Tu viện được mô phỏng theo mô hình của một ngôi già lam tiêu biểu của Phật giáo mang đậm nét kiến trúc đồng bằng sông Hồng.

Sau năm 1975, chùa đã hiến một phần lớn đất cho chính quyền địa phương để xây dựng trường học nên diện tích còn lại 20.000 m2, đến 2009 lại mở rộng đường thì diện tích còn lại là 17.000m2.

HUY_5388

Khi Hoà thượng Thanh Kiểm viên tịch năm 2000, nhằm kế tiếp đèn Thiền, thực hiện di nguyện của Thầy Tổ, chư Tăng thuộc Tông phong tiếp tục trông coi và canh tác trên phần đất chùa. Đến 2009, TT.Thích Thanh Phong (Trụ trì đời thức 3 Tổ đình Vĩnh Nghiêm) cùng với TT.Thích Giác Dũng (Trụ trì Tu viện hiện tại) thống nhất xây dựng một ngôi tự viện mang dấu ấn văn hóa Đại Việt đặt tên Tu viện Vĩnh Nghiêm để đền đáp công ơn của Thầy Tổ.

HUY_4015 (1)

Qua 10 năm thăng trầm, được sự trợ duyên của gia đình Thượng toạ trụ trì, cùng huynh đệ Tông phong, Tăng Ni, Phật tử gần xa, Tu viện cũng đã hoàn thành với các hạng mục: Phật điện, Tổ đường, giảng đường, trai đường, Tăng xá và một khu tháp Tổ khai sơn.

HUY_5361-HDR-1

Bao quát cả Tu viện được xây dựng theo lối chùa miền Bắc hết sức tỉ mỉ, chu đáo với những hoa văn chạm trổ đậm chất truyền thống pha nét hiện đại. Theo đó, từ tôn tượng Phật Bổn Sư, Bồ-tát, La-hán, đến chư vị Hộ pháp cũng được đúc theo khuôn mẫu hình tượng Việt Nam; cùng đó những hoành phi, câu đối cũng được cân nhắc kỹ lưỡng giữa chữ Hán và chữ Việt, giữa truyền thống và hiện đại.

Mái đao cong vút, nhẹ nhàng uyển chuyển; cửa bức bàn điêu khắc tứ linh...

Mái đao cong vút, nhẹ nhàng uyển chuyển; cửa bức bàn điêu khắc tứ linh...

Những hoa văn chạm trổ trong tu viện đậm nét truyền thống.

Những hoa văn chạm trổ trong tu viện đậm nét truyền thống.

Nơi đây không chỉ là ngôi chùa tâm linh mà còn là công trình văn hóa hết sức tinh tế. Thượng tọa Thích Giác Dũng, Tu viện trưởng Tu viện Vĩnh Nghiêm chia sẻ, những hoa văn chạm trổ trong tu viện đậm nét truyền thống.

Các công trình bằng gỗ được thiết kế theo kiến trúc cổ đồng bằng Bắc bộ: Mái đao cong vút, nhẹ nhàng uyển chuyển; lan can đá của gam màu xanh hoài cổ; cửa bức bàn điêu khắc tứ linh; Phật tượng uy nghiêm thoát tục...

Phật tượng uy nghiêm...

Phật tượng uy nghiêm...

Với mong muốn “văn dĩ tải đạo”, chữ Việt được lựa chọn để tạo nên những bức hoành phi, câu đối. Bởi hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ chính của dân tộc và người hiểu chữ Hán giờ còn mấy ai hiểu được.

Hoành phi, câu đối ngoài việc trang trí còn để chuyển tải nội dung Phật pháp. Phật tử tới chùa đọc hiểu câu kinh, lời hay ý đẹp, mới có ích trong việc tu tâm dưỡng tính.

Lời hay ý đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt.

Lời hay ý đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt.

Những họa tiết truyền thống như mai, lan, cúc, trúc; long, ly, quy, phụng… được chạm trổ mang theo văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

Những họa tiết truyền thống như mai, lan, cúc, trúc; long, ly, quy, phụng… được chạm trổ mang theo văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

Nếp sinh hoạt con gà, trái mướp trong dân gian... có ích trong việc tu tâm dưỡng tính.

Nếp sinh hoạt con gà, trái mướp trong dân gian... có ích trong việc tu tâm dưỡng tính.

HUY_5381-1

Như được biết, Tu viện Vĩnh Nghiêm cũng là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Khoa Luật học Phật giáo đã chính thức hoạt động vào tháng 12/2020 và Tăng sinh khoa này cũng nội trú tại Tu viện.

TT.Thích Giác Dũng chia sẻ “Tôi hằng mong mỏi tạo ra ngôi chùa thuần Việt và do chính người Việt tạo nên. Năm năm, mười năm hay trăm, nghìn năm sau, chắc chắn những người dân Việt sẽ mãi tự hào về công trình văn hóa Phật giáo mang tâm hồn Việt.”

Giữ gìn và phát huy dấu ấn tinh hoa văn hóa Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất Phnom Penh

Media 11:55 26/10/2024

Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố này.

Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh

Media 08:20 20/10/2024

Tối 19/10, trong khuôn khổ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học VN, Hội đồng Quản trị Viện, môn phái tổ đình Tường Vân (Huế) và thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM) đã tổ chức Đêm hoa đăng tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Viện trưởng sáng lập Viện.

Vẻ đẹp bình yên của ngôi cổ tự hơn 700 năm tuổi ở Hải Phòng

Media 10:56 18/10/2024

Trải qua hơn 700 năm, chùa Lạng Côn (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) vẫn giữ được vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, hấp dẫn du khách đến vãn cảnh, dâng hương.

Nhiều bạn trẻ vượt đường xa đến ngôi chùa đặc biệt để cầu an cho cha mẹ

Media 10:43 11/10/2024

Nhiều bạn trẻ vượt hàng chục thậm chí hàng trăm cây số từ khắp các tỉnh thành đổ về chùa Bửu Long (toạ lạc tại TP Thủ Đức, TP.HCM), không chỉ là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt mỹ mà còn để cầu an cho cha mẹ nhân mùa dâng y Katina.

Xem thêm