Dấu ấn tâm linh chùa Thủ Lễ
Chùa Thủ Lễ - Huế nằm ở ngôi làng cổ cùng tên có lịch sử lâu đời và kiến trúc đặc biệt - kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật xây dựng cung đình và dân gian là điểm đến mới mẻ với nhiều du khách khi du lịch cố đô.
Chùa Thủ Lễ ngôi cổ tự tọa lạc tại xã Quảng Phước thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Thủ Lễ được xây dựng vào khoảng giữa thời Lê (1428-1788), nằm kề bên phá Tam Giang.
Địa điểm chùa Thủ Lễ tọa lạc nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi này cách trung tâm thành phố Huế chừng 15km. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Huế thì đây cũng là một điểm đến thú vị vì huyện Quảng Điền cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật có giá trị, bên cạnh kinh thành Huế tráng lệ hay hệ thống đền đài lăng tẩm nguy nga, như: thành cổ Hóa Châu, phủ Phước Yên và đặc biệt là đình – chùa Thủ Lễ.
Thiên liêng thay tiếng chuông chùa
Đến với ngôi chùa mang tên gọi đậm chất cổ xưa này, Phật tử và du khách hành hương không chỉ có cơ hội được tham quan và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của một công trình tôn giáo mà còn được tham gia vào các hoạt động cùng người dân địa phương như thu hoạch hoa màu và nhiều hoạt động khác của vùng đầm phá Tam Giang.
Ngoài ra vùng đất chùa Thủ Lễ Huế tọa lạc cũng là nơi có những làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm nổi tiếng như: bún bánh Ô Sa, rau sạch Thành Trung, rau má Quảng Thọ, đan lát Thủy Lập,…
Chùa Thủ Lễ - Huế và ngôi làng cổ của đất Thuận Hóa xưa
Hiện nay ở Huế có hơn 300 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó trên 100 chùa cổ. Điều đặc biệt nhất là hầu hết các chùa vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đông và Việt Nam mà nổi bật nhất là chùa Thiên Mụ với lịch sử hơn 400 năm tuổi nằm bên dòng sông Hương thơ mộng. Ngoài ra, còn có các ngôi chùa Huế nổi tiếng khác nằm rải khắp cả trong và ngoài kinh thành, tập trung ở vùng gò đồi Dương Xuân, phía tây nam thành phố Huế. Mỗi ngôi chùa ở Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh làm nên bức tranh tuyệt đẹp, mà đồng thời cũng là di tích lịch sử, văn hóa và tâm linh đặc sắc với quá trình xây dựng lâu đời. Chùa Thủ Lễ Huế là một trong những ngôi chùa như vậy.
Ý nghĩa của ngôi chùa trong đời sống tâm linh
1. Giai thoại về những cái tên của chùa Thủ Lễ
Chùa Thủ Lễ còn gọi người dân Huế gọi là chùa Hưng Lễ hoặc chùa Phật Lồi. Từ lúc ra đời đến đến nay, chùa là một ngôi cổ tự nổi tiếng của làng Thủ Lễ. Ngay từ những buổi đầu lập làng, ngôi chùa đã được cộng đồng dân cư nơi đây xây dựng để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng.
Theo tiếng Hán thì “Thủ Lễ” có nghĩa là “giữ lễ”. Tên gọi chính thức của chùa và ngôi làng cổ này cho thấy dân làng rất coi trọng việc giữ gìn lễ nghi, nề nếp và phong tục.
Còn tên gọi chùa Phật Lồi thì lại được truyền lại qua câu chuyện về tích sử "Phật Lồi" của ngôi chùa. Theo truyền thuyết thì ngày xưa ở ranh giới làng Thủ Lễ và làng Khuông Phò có một pho tượng Phật. Người làng Khuông Phò thấy thế liền đến thỉnh tượng về để cầu tự nhưng lại thấy tượng nặng quá không thể khiêng được, ai nấy đều bó tay. Kỳ lạ thay là sau đó lại có đám trẻ chăn trâu của làng Thủ Lễ đến khiêng tượng về thì lại vô cùng dễ dàng vì nhẹ tênh. Khi tượng về đến vị trí chùa Thủ Lễ - Huế hiện nay thì pho tượng trì xuống nên người dân liền lập chùa thờ pho tượng và đặt tên là chùa Phật Lồi.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng – chốn bồng lai giữa ngọn đồi xanh mát
2. Kiến trúc độc đáo của chùa Thủ Lễ - Huế
Ngôi chùa cổ ở làng Thủ Lễ được vua Bảo Đại sắc phong và đặt tên là Hưng Lễ Tự vào năm 1941.
Đến thăm chùa, Phật tử và du khách vừa bước qua khỏi cổng tam quan là đã thấy hiện ra lối dẫn đến sân chùa và chánh điện. Hai bên lối vào được trồng những hàng cây rợp bóng, nổi bật và đẹp mắt nhất trong số đó là những cây sứ đang đến độ nở hoa.
Nhìn tổng thể, chùa Thủ Lễ - Huế được xây dựng theo lối cổ lầu khá đặc sắc. Hình ảnh đầu tiên du khách có thể thấy được là phần cổng tam quan cao lớn, uy nghi và đường bệ. Tiếp đó là khu vực gian chính của chùa được các nghệ nhân dựng theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái. Gian chính dựng theo kiểu nhà rường dọc. Đây là một lối kiến trúc lạ và rất hiếm thấy ở Huế thời đó.
Ảnh chùa Hương đạt giải nhất cuộc thi quốc tế
Một trong những nét độc nhất nhất của chùa là trên mặt bốn cánh cửa giữa, các nghệ nhân xưa đã tạo nên những bức tranh tứ bình và bát bửu (8 vật quý) tuyệt đẹp bằng nghệ thuật chạm lộng điêu luyện. Những chi tiết gỗ của chùa chạm khắc tinh xảo, thể hiện rõ dấu ấn tài hoa của những người thợ làng Mỹ Xuyên ở xứ Huế xưa. Các cánh cửa hai bên có chạm hình năm con dơi mồm ngậm chữ “Thọ” tượng trưng cho “ngũ phúc”. Với những phần trang trí mang nhiều ý nghĩa như vậy nên chùa làng Thủ Lễ là nơi để dân làng thành tâm lễ Phật, cầu an, nhất là vào những ngày lễ tết, sóc vọng. Đây cũng là chốn vãn cảnh của du khách muôn phương khi có dịp đến Huế.
Ban đầu chùa Thủ Lễ chỉ được xây dựng bằng tranh tre nứa lá nên bị thời tiết khắc nghiệt và ngoại cảnh tác động rất nặng nề. Càng về sau chùa được trùng tu và xây dựng cơi nới thêm. Đến năm 1941, chùa chính thức được vua Bảo Đại ban tên thành chùa Hưng Lễ. Chính vì vậy mà ngay trên bức hoành của chùa, có khắc ba chữ Hưng Lễ Tự.
Các chùa được phép trở lại sinh hoạt tôn giáo bình thường
Mái chùa Thủ Lễ được trang trí bởi tứ linh: long - lân - quy - phụng mà nổi bật nhất là hình tượng lưỡng long chầu nhật trên phần chính giữa mái được khảm sành sứ một cách tinh xảo, làm cho cảnh song long hiện lên đầy thu hút. Nằm ngay phía dưới có hình tượng đôi rồng chầu nhật thuật lại cảnh bốn thầy trò Đường Tăng đã cùng vượt bao hiểm nguy để lên đường thỉnh kinh. Hình ảnh bốn thầy trò đều được đắp nổi rất ấn tượng với du khách.
Nội thất phần chánh điện được thể hiện đầy ấn tượng. Trong đó phần chính diện cùng với bức hoành phi được sơn son thếp vàng mang dáng vóc rất uy nghi, hoành tráng. Xen kẽ trước đó là những lá cờ phướn với những màu sắc đặc trưng.
Phần chánh điện của chùa Thủ Lễ được phối theo kiểu ba gian hai chái với phần mái lợp ngói liệt và phần tường được xây gạch. Trên phần nóc được trang trí bởi những hình ảnh tứ linh, hoa lá cách điệu...Tất cả được ghép bằng sành sứ, vẽ bằng bột màu, nề vôi với màu sắc rất hài hòa. Khu vực chánh điện thờ các đức Phật và ở phía bên phải chùa thì thờ tự Quan Công. Nơi đây được bài trí cân xứng giữa các tượng Phật. Bức tượng Phật ngồi niết bàn trong trang phục chiếc áo tăng đầy nổi bật nằm xen giữa tượng Phật Đản Sanh và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây cũng chính là pho tượng Phật Lồi trong tích cũ thuở xưa về tên gọi của chùa. Pho tượng ngày nay đã được dân làng sơn quét và đắp thêm thạch cao nên có phần thân thuộc và gần gũi hơn.
Nơi thờ Võ Thánh nằm liền kề ngay cạnh chùa Thủ Lễ. Cách ngôi chùa này chừng 5 km theo hướng Đông-Nam là nơi thờ Văn Thánh.
Có thể nói rằng, đến với chùa Thủ Lễ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự giao thoa giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian của nhà rường và chùa Huế. Với những giá trị đầy độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh, chùa Thủ Lễ cùng với chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không Sơn Thượng chính là hiện thân của những truyền thống mang đậm nét đặc trưng của vùng đất cố đô.
Vài nét về làng cổ Thủ Lễ
Làng Thủ Lễ - nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ nằm ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm kề bên phá Tam Giang và được hình thành vào khoảng giữa thời Lê (vào khoảng thời gian1428-1788). Làng cổ Thủ Lễ trải qua hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, đến nnay vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của một làng quê xứ Huế.
Theo sử sách thì Thủ Lễ vốn là một làng cổ của đất Thuận Hóa. Làng đã được dựng lập từ đầu thế kỷ XV cùng lúc với quá trình khai hoang vùng đất này.
Chính vì vây mà du khách sau khi đã đến hết những điểm nổi tiếng ở Huế, hãy dành thời gia ghé thăm làng Thủ Lễ, khám phá những nét đẹp cổ kính, bình dị của một ngôi làng nổi tiếng xứ Huế. Nơi đây có những con đường rợp mát bóng tre xanh và những ngõ nhỏ bình yên với tiếng trẻ nhỏ ê a học bài mỗi trưa. Ngoài những ngôi nhà thờ họ, đình, chùa cổ kính rêu phong, còn có những con đò, bến nước, dòng sông quê gợi nhớ lại một thời xa xưa, dĩ vãng và những gì gần gũi, thân thuộc nhất của mỗi người.
Thủ Lễ nổi tiếng là vùng đất văn vật với nhiều công trình kiến trúc và văn hóa đặc sắc, Ngoài ngôi chùa cổ, nơi đây còn có: đình, miếu thờ Ngũ Hành gắn với truyền thuyết về Huyền Trân Công chúa thời Trần (1225 - 1400) đã theo chồng mở cõi Đàng Trong, Văn Thánh Miếu thờ Khổng Tử, Võ Thánh Miếu thờ Quan Công,...
Chùa Trúc Lâm Kharkov kính mừng Đại lễ Phật Đản
Ảnh: Journeys in Hue
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ
Chùa Việt 09:28 19/12/2024Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.
Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
Chùa Việt 09:37 18/12/2024Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM
Chùa Việt 10:02 09/12/2024Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn
Chùa Việt 09:37 07/12/2024Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.
Xem thêm