Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/04/2016, 13:07 PM

Tục cúng “cô hồn” ở Nam bộ

Ở Nam bộ có thể nói đi đâu người ta cũng bắt gặp những cái miếu thờ cúng cô hồn (có nơi gọi là miếu cô hồn cát đản, có nơi gọi là miếu âm hồn, âm binh chướng khí…) thường thì những miếu nầy được người dân địa phương thắp nhang quanh năm như để trấn an tư tưởng, xua đuổi những điều rũi ro sắp xảy ra, nhất là van vái những người chết oan ức không về làm khổ, gây thêm tai họa cho những người đang sống.

Miếu thường đặt ở bên các tuyến đường giao thống thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hay đặt tại những đoạn sông thường xảy ra các vụ chim ghe tàu làm nhiều người thiệt mạng. Tùy theo khả năng mà người dân địa phương xây miếu bằng những loại vật liệu khác nhau như: Gạch đá xi măng, tre lá, gỗ các loại.

Ở một số nơi còn tổ chức cúng miếu cô hồn giống như chương trình cúng miếu ông tại đia phương. Một số chùa tổ chức cúng với nghi thức rất bài bản gồm: Cúng hương, cầu nguyện, án thảo cô hồn, mông sơn thí thực, đọc kinh Bát nhã Ba la Phật, chúng vãng sanh, niệm Phật, sám cầu siêu, tán lễ, khuyến tu và tam quy. Các nhà sư tụng kinh cầu siêu và khí thực cho cô hồn.

Mỗi năm có ba lễ cúng cô hồn là  rằm và 16 tháng Giêng, Rằm và 16 tháng Mười và đặc biệt nhất là rằm và 16 tháng Bảy Âm lịch là ngày xá tội vong nhân theo sự tích Mục Kiền Liên hiếu thảo với mẹ là bà Thanh Đề. Theo truyền thuyết sau khi cứu mẹ, Mục Kiền Liên còn cứu được nhiều tội nhân dưới âm ty nên tháng 7 Âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng “cô hồn”; tháng “xá tội vong nhân”…

Phẩm vật cúng thường là xôi, chè, bộ “tam sên” gồm: Thịt heo luộc, tôm luộc và hột vịt. Có nơi cúng gạo, muối, nước lã, cháo loãng. Những gia đình Phật tử thì cúng đồ chay. Hoa cúng thường là bông Trang đỏ, sau nầy còn có bông Vạn Thọ, Cúc… Thời gian thường vào buổi sáng sớm hay vào ban đêm. Theo lời truyền khẩu dân gian có tự lâu đời, cúng vào thời điểm trên không còn ánh mặt trời các vong linh chết oan mới về ăn đồ cúng của người dương thế (?)

Mỗi ngôi miếu thường gắn chặt với một hay nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết một hoặc nhiều người. Không hiểu hư thực ra sao nhưng ở Nam bộ những oan hồn là phụ nữ có thai, trẻ em luôn được xem là linh ứng nhất và được người dân cả tin, nể sợ vì họ tin các vong hồn ấy luôn tìm mọi cách phá phách, gây họa cho tất cả mọi người nếu không được cúng bái thường xuyên, long trọng.
 
Về mặt tâm linh, nhiều người cho rằng những ngôi miếu ấy sẽ giúp vong hồn người chết sẽ được siêu thoát, không quấy rầy người sống. Về mặt xã hội, những cái miếu ấy xem như “biển báo” nguy hiểm cho những người điều khiển xe, tàu, thuyền, thậm chí là tàu hỏa trên các nẽo đường thủy lẫn đường bộ về những nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông.

Có nhiều giai thoại xem ra rất hoang đường nhưng đã được người dân đồn đại trong suốt thời gian dài như trường hợp một cô gái bị TNGT chết không nguyên vẹn thân thể do xe ben cán chết tại huyện Tân Châu, Tây Ninh thường về hù dọa người dân. Ven quốc lộ 1A đoạn Bình Thuận có ngôi miếu thờ Hồng Hài Nhi được xem là linh thiêng nhất tuyến đường này. Bất cứ tài xế nào đi ngang qua đều phải nhấn còi chào “cậu” để cầu sự an lành trên suốt tuyến đường. Cung đường từ ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) về huyện Bình Chánh (Tp.HCM); từ Vĩnh Long đến Tiền Giang hiện có khá nhiều miếu cô hồn dọc theo tuyến đường vì nơi đây được xem là cung đường tử thần đã xảy ra khá nhiều vụ TNGT nghiêm trọng làm chết nhiều người. Còn trên các cửa sông lớn như: Gành Hào (Bạc Liêu); Sông Đốc (Cà Mau); Thạnh Phong (Bến Tre)…đều có các miếu cô hồn để van vái các vong linh chết oan hộ trì không gặp phải mưa to, gió lớn, bão về.

Tháng 7 Âm lịch hàng năm được xem như là tháng cô hồn (từ mùng 2 đến 15) những ngày nầy, người ta kiêng cử 13 điều nên làm gồm: Không treo chuông gió đầu giường, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo ban đêm, không ăn vụng đồ cúng, không bơi lội, tránh xa cây đa, không thức khuya, không ở một mình, khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, không chụp ảnh ban đêm, không cắm đũa giữa bát cơm, kiêng nhặt tiền rơi vãi trên đường.

Theo các chuyên gia tâm lý học, chuyện hồn xô đẩy dẫn đến tai nạn giao thông chết người là chuyện hoang đường do một số người chứng kiến tai nạn bị ám ảnh. Tuy nhiên, nếu tham gia giao thông đến đoạn đường có cất miếu cô hồn ven đường, ven sông, người điều khiển các phương tiện giao thông thủy, bộ sẽ cảnh giác với những cung đường, đoạn sông nguy hiểm đã từng xảy ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Từ đó sẽ cẩn trọng hơn với những tàng cây che khuất tầm nhìn, mặt đường xấu, xóc, chiều ngang đường bị hẹp, mặt đường trơn, có nhiều chướng ngại vật.

Hiện nay nhiều người đã không còn đặt nặng việc mê tín dị đoan vào sự có mặt có các miếu cô hồn, nhưng họ vẫn duy trì việc cúng vái, đốt nhang, cũng lễ thường năm xem đây là một nghi thức văn hóa dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay.

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm