Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/05/2018, 21:58 PM

Uy thiêng Gò Tháp

Chúng tôi về Khu Di tích (KDT) Lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia Gò Tháp, tọa lạc tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp trong cái nắng oi ả tháng 5. Điều rất ngạc nhiên là dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng dòng xe từ các địa phương xuôi về đây rất nhiều.

Dừng chân bên khu lăng mộ ông Nguyễn Tấn Kiều (Đốc Binh Kiều) mát dịu dưới những hàng cây sao có trên trăm năm tuổi, ông Hà Hoàng - du khách đến từ Tp.HCM cho biết: “Tôi rất thích không gian trầm mặc, u uất, cổ kính pha lẫn nét huyền bí tại đây. Đến đây sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái như muốn tìm về với cội nguồn của cha ông xưa đi mở cõi”.

KDT Gò Tháp cách thị xã Cao Lãnh về hướng Đông Bắc 43 km, cách thị trấn Tháp Mười khoảng 10 km về hướng Bắc, du khách có thể đến tham quan từ nhiều con đường khác nhau như: Tp.HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. KDT đã được Bộ VHTT và DL công nhận năm 1998. Đáng chú ý là các nhà khảo cổ đã đến đây khai quật nhiều lần di chỉ Gò Tháp vào các năm 1984, 1993 và đã phát hiện nhiều di vật của nền văn hóa Óc Eo, dưới lòng đất cát pha sét, có niên đại cách đây trên 1.500 năm. 
 
Các hiện vật được tìm thấy: tượng thần Hindu, Vishinu, Ganesa, Shiva và các mẫu vật sành sứ, ấm chén, khuôn chế tác nữ trang, mộ táng bảy lớp và chín lớp bằng gạch kết dính có hoa văn tám cánh thể hiện bốn phương, tám hướng trùng khớp theo la bàn tạo ra sự bí ẩn chưa được khám phá. Có một số cọc gỗ chìm dưới lớp đất sâu 2 đến 3m. Người ta cho rằng đó là dấu vết nhà sàn của một cụm dân cư cổ sống trong vùng rún lũ, mà Gò Tháp là nơi tập trung hiện được trưng bày tại bảo tàng Đồng Tháp để phục vụ du khách. 

Nhiều du khách nhận xét: KDT Gò Tháp vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên “hào phóng” ban tặng với môi trường sinh thái còn mang nhiều nét hoang sơ. Nơi đây có nhiều giồng cát quanh co lượn sóng với chiều dài gần 500m, ngang 200m, tạo thành cụm gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ như trôm, gáo, sao, dầu, thao lao… sừng sững tỏa bóng thâm u. Và có lẽ, chính địa hình này là nguyên cớ để vùng đất này có tên là Gò Tháp cho đến nay.

Hiện tại, KDT Gò Tháp có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ anh hùng Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương), mộ và đền thờ anh hùng Đốc binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.   
 
Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Gò Tháp Mười từng là căn cứ của các cơ quan kháng chiến ở Nam bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8...   Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là chùa Tháp Linh Cổ tự, tương truyền đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847), xa xưa là ngôi tháp thờ các vị thần của Hindu giáo. Sau một thời gian hoang phế bởi chiến tranh loạn lạc, ngày nay ngôi chùa cổ đã được trùng tu lại. Tháp Linh Cổ tự hoành tráng uy nghi với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của các đình chùa Việt Nam qua những tượng Phật, và các hoa văn, họa tiết trang trí...   

Ở khoảng giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh Cổ tự có miếu Hoàng Cô. Theo dân gian địa phương, miếu này thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga là em gái của vua Gia Long. Phía sau miếu có ngôi mộ của Hoàng Cô, núm mộ được dân chúng đắp bằng những viên đá trứng bằng nắm tay vun cao lên. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn còn đang trong quá trình tìm hiểu về lịch sử cũng như mộ táng của vị công chúa này. 
 
Hằng năm, tại KDL Gò Tháp diễn ra hai kỳ lễ hội dân gian truyền thống: vía Bà Chúa Xứ (15 tháng 3 âm lịch) và lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (15 tháng 11 âm lịch). Lễ hội thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hành hương về đây để thưởng ngoạn sinh hoạt văn hóa, “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng” và cùng đắm mình trong không gian một thời của vương quốc Phù Nam huyền thoại với nền văn minh Óc Eo.

Song Anh    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm