Hội luận: Tương đối và tuyệt đối (13)
Trong Hội luận 10 “Bơi đi con”, ông nội hoàn toàn tin vào các cháu của nội. Tất cả rồi sẽ bơi, bơi mạnh mẽ cho dù cuộc đời vùi dập, bão tố, sóng gió. Thực lòng, nhìn rộng về thế sự ông nội thấy thương cho những người đã chết, đang chết, những nụ cười và nước mắt trong sân khấu cuộc đời…
Hôm qua, sau khi gặp cháu dù tâm trạng không thoải mái, còn nhiều dính mắc. Về đường, ông nội vẫn nhắc cháu luôn giữ tâm tỉnh thức, luôn biết mình đang làm gì, nhất là chạy xe trên đường. Tất cả tai nạn đều do bất cẩn, do tâm phóng dật, làm việc này mà nghĩ việc khác. Khi tai nạn xảy ra lại cho rằng xui xẻo, ngẫu nhiên. Không có sự ngẫu nhiên trong đời sống con ạ. Chỉ có sự mê tín khiến con người lầm chấp, ngộ nhận.
Mọi việc trên đời đều diễn ra theo tiến trình nhân quả. Vì vậy mà ông nội cứ nhắc đi, nhắc lại “Cuộc sống của con ở trong tay con”. Cho dù ba con không còn hay ngay cả có ba con bênh cạnh thì cả Bin hay Ti đều cần hiểu sâu sắc điều ấy rằng chính mình đang tạo nên cuộc sống của mình. Nhân đâu, quả đó các con ạ. Nếu chưa hiểu điều này, còn trông chờ vào sự chăm chút, giúp đỡ của bất kỳ ai, kể cả ông nội hay các bác là các con đang tự đánh mất nội lực.
Mọi người dù có lo lắng, chăm chút nhưng vẫn là người tiếp duyên, tạo thêm động lực mà thôi. Chính các con tạo ra cuộc sống của các con, quyết định cho cuộc sống của các con. Tất cả vẫn tuỳ thuộc khả năng tư duy, óc quan sát và năng lực nhận thức.
Quay lại việc lý giải sự bất cẩn mà ông nội nhắc con lúc chạy xe. Khi mà con đánh mất sự trung thực, chân thành, ngay trong con bắt đầu sinh cảm giác bất an về sự dối trá. Sự dối trá bắt đầu từ kịch bản, dàn dựng, sắp xếp diễn xuất…mọi thứ. Chính vì vậy, khi con trình bày sự việc không may, ông nội chỉ nghe và vẫn giữ nguyên thái độ tin tưởng con hoàn toàn. Đó là cách tốt nhất tạo chút duyên để chuyển hoá ác pháp đã bắt đầu khởi lên trong con. Cách tốt nhất để con người hướng đến “tự tu, tự chứng” thì hành trình tư duy, nhận thức vẫn quyết định tất cả.
Ông nội lan man một chút những điều ngoài tầm hiểu biết của các con. Đó là Bát chánh đạo, tám con đường thiện nghiệp trong 37 phẩm trợ đạo mà Chơn Như dựng lên như một thứ công thức đào tạo A-la-hán là sai lầm không sửa được. Tư duy là một phạm trù, là một dạng phần mềm, là một thực chứng, một “phản ứng” trước một sự vật, hiện tượng.
Vì vậy, chánh tư duy vẫn là của con, không ai cho con được. Óc quan sát, phán xét là của con. Nếu con không tự nhận ra những lỗi lầm, sai quấy đã được chỉ bảo thì không ai có thể “nhồi nhét” vào con điều thiện.
Một lần nữa ông nội thao thức nghĩ mãi về con. Truy đuổi, dò hỏi càng nhiều càng làm con đối phó, lấp liếm nhiều hơn, dối trá nhiều hơn. Sự việc 3 giờ sáng con nhắn tin ông nội vì đau răng không ngủ được, bác ba có vẻ không tin. Nhưng qua kiểm chứng bằng cuộc thoại, hôm sau ông nội đã xin phép cho con và trực tiếp chạy lên, chở con đi nhổ răng. Hoá ra cháu ông nội vẫn còn bé bỏng, vẫn chưa đủ lớn để tự lo cho mình.
Nhưng đến chuyện hôm nay, con quanh co về việc bị “hacker” tài khoản. Con đưa xem cả tin nhắn của ngân hàng lúc 1-2 giờ đêm. Ông nội nhận ra những điểm vô lý nhưng vẫn tỏ vẻ tin con. “Thôi không sao, ông nội chuyển cho cái khác, quan trọng là sức khoẻ và sự an lành”. Khi con đưa lên tin nhắn “Con muốn gặp ông nội, con có chuyện muốn nói” ông nội đã đọc thấy điều bất ổn. Nhưng điều gì đó vẫn chưa được nói ra một cách chân thành. Ông nội đã chờ đợi, nhưng có lẽ con đang nghĩ ông nội vẫn tin thì thôi, không phải thú nhận điều gì để ông nôi khỏi phải mất lòng tin ở con. Đến chiều, về nhà một nỗi buồn len nhẹ vào tâm khảm ông nội. Hoá ra ông nội đang sai về phương pháp.
Nếu truy đuổi, gặng hỏi làm cho con quanh co, lấp liếm, là vô tình tạo nên thêm một diễn viên “chuyên nghiệp” cho cuộc đời, nhưng sự lờ đi như tin cậy, tha thứ lại không tạo nên niềm ray rức, hối lỗi trong con vì đã lừa dối ông nội. Tất cả đối với con đều không phải là duyên lành, chuyển hoá cái xấu ác mà khiến nó nghiêm trọng hơn.
Có một điều quan trọng mà ông nội muốn nhân đây chuyển đến con. Lần nữa, ông nội lại nhắc đến câu “Cuộc đời con ở trong tay con”. Thực sự, ông nội còn chợt buồn vì con vẫn chưa thẩm thấu đầy đủ lời dạy của nội. Điều này cho thấy ông nội vẫn chưa thoát ra ngoài cái thế giới đối đãi nhị nguyên, cái thế giới tương đối với thiện ác, âm dương, khôn dại, được mất…nên vẫn còn buồn, còn thương. Nhưng nếu thoát ra tất cả những điều tầm thường thế tục ấy thì chẳng còn xúc, còn thọ, còn ái…. Cắt đứt hành trình 12 nhân duyên, đi vào cái tuyệt đối, cái chân lý bất di, bất dịch của Khổ-Tập-Diệt-Đạo.
Đức Phật ban rải tất cả tâm từ ái, thiện nghiệp cho toàn chúng sinh nhưng tiếp nhận, tiếp duyên lại tuỳ thuộc từng người, năng lực tư duy của mỗi người. Sự cảm hoá, chuyển hoá không thuộc về muốn hay không của Đức Phật. Phần ông nội đã chăm chút lo lắng cho con, cho cháu những gì có thể, phần còn lại thuộc về con. Cứ hình dung, nếu ông nội dửng dưng không buồn, không trách gì vì số phận đã thuộc về con thì có lẽ ai cũng cho ông nội là vô tâm, không còn là ông nội của con. Nhưng kỳ thực đó mới chính là sự vượt thoát hoàn toàn sang cái thế giới tuyệt đối xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, vựơt tất cả hỉ ưu thế tục sự lầm chấp thiện ác, âm dương của vô thường, nhân quả.
Ông nội đã truyền đạt đầy đủ về nhân quả, thiện ác, về sự chuẩn bị để bơi trong cuộc đời thì tự con chịu trách nhiệm cuộc đời con. Đừng quá lo nghĩ ông nội sẽ buồn vì con chưa thấu suốt, chưa tư duy đầy đủ mà hãy nghĩ đến cuộc đời con, hành xử của con đang tương tác với nhân quả thiệc ác. Con biết không, nhân quả thiện ác là cả qui trình nghiệp báo kỳ diệu, cả “thuật toán của tự nhiên”. Thế đấy con ạ!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những nốt thăng trong cuộc đời
Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.
Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói
Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.
Truyện ngắn: Mưa đêm xào xạc
Góc nhìn Phật tử 13:18 07/11/2024Xóm giờ vắng người, mái lá lưa thưa nằm êm đềm ven dòng sông chảy qua trước mặt chia xóm làm hai nửa. Bên này sông là nhà, bên kia sông là rẫy ngô rẫy cải, xa xa thấp thoáng mái chùa cổ kính. Trời đã vào mưa.
Yêu những điều không hoàn hảo
Góc nhìn Phật tử 10:19 06/11/2024Trong hành trình tu tập, tôi đã gặp gỡ và học hỏi nhiều điều từ những người xung quanh, những người mà cuộc đời không cho họ sự hoàn hảo. Và chính sự bất toàn, những khiếm khuyết đó lại khiến tôi nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc sống.
Xem thêm