Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/06/2024, 08:00 AM

Hội luận: Nghiệp (12)

Khi con chuẩn bị cho mình cái vốn để đủ sức bơi trong cuộc đời thì chẳng cần sự thương hại của ai cả. Còn sự hỗ trợ, đùm bọc của người thân là thuận duyên, là hạt mầm mà chính mỗi người chúng ta gìn giữ, trân quý gieo gặt, nâng niu từ trong dòng tộc.

Có lần ông nội nói chuyện về cải lương, về thế giới của nghệ sĩ. Đương thời bà cố rất mê cải lương và ông Năm cũng vậy. Xưa, những nghệ sĩ nổi tiếng có hai loại: Đào thương (chuyên thủ vai truân chuyên, khổ ách) và kép độc (chuyên vào những vai hiểm ác). Thời kỳ rực rỡ của cải lương Nam bộ những năm 60 thế kỷ 20 có thể nói những vở như Lan và Điệp, Phạm Công Cúc Hoa, Quan âm Thị Kính… Rất nhiều vở gắn với những câu chuyện dân gian thường là có hậu nhưng đầy nước mắt. Thời ấy, gần như những người mê cải lương đến rạp là thủ sẵn khăn tay để thấm nước mắt.

Cái thị hiếu thẩm mỹ của sân khấu cải lương là cái bi, sự đấu tranh giữa thiện và ác mà cái thiện bao giờ cũng truân chuyên, khổ ách là nỗi thống khổ của con người. Nếu trong Phật giáo Khổ đế là việc nhận thức cái khổ để mổ xẻ Tập đế, Diệt đế và sau cùng là Đạo đế, toàn bộ hành trình vượt qua. Trong khi cái bi trên sân khấu là một tín hiệu thẩm mỹ, là một giá trị được khai thác triệt để. 

Hội luận: Vật chất và tinh thần (11)

02

Khác với những nền nghệ thuật hiện đại phương Tây về tiêu chí thẩm mỹ đó là nhận thức, về khoa học. Cái nhân văn, nhân bản của họ là sự tế vi, sâu sắc chứ không nhằm khai thác sự thương cảm, về cái bi. 

Ở gần nhà ông Châu, người CTV báo hợp tác với ông nội chắc con nhớ. Nơi đó có Hội Tương Tế Nghệ Sĩ. Đa phần những người gắn bó một đời với sân khấu, những đào thương, những kép độc cuối đời cuộc sống hẩm hiu, đáng thương. Có những người không nhà, không nơi nương tựa. Nghe đâu đã có nghĩa trang nghệ sĩ, chùa nghệ sĩ…

Ông nội đang nói về nghiệp, người ta thuyết giảng về nghiệp để tránh điều ác, làm điều lành. Thực ra không chỉ đơn giản vậy. Tránh điều xấu ác đã đành, nhưng hiểu nghiệp cần hiểu đến cái tế vị, cái nhỏ nhất. Nó là lực hút nam châm mà khoa học gọi là luật hấp dẫn, là từ trường (theo Phật học). Luật hấp dẫn được biểu đạt bằng một câu giản lược “Bạn sẽ là người bạn muốn”. Luật hấp dẫn đó là sự “vận vào” số mệnh như thân phận nàng Kiều.

Sự tương tác, tương ưng là yếu tố quyết định hành trình nhân quả. Cho nên ông nội vẫn hay nhắc đi nhắc lại “Cuộc đời con ở trong tay con” là vậy. Con không chỉ cần sự trung thực, chân thành, chính chắn, vị tha trong từng hành động. Mà còn cần phải đủ sức kham nhẫn, chịu đựng. Cuộc đời đầy sóng gió, giông tố, phải tự thân vượt qua. Phải đủ sức vượt qua mọi chướng ngại. Đó là cách để người ta bơi trong cuộc đời, ba con không biết bơi nên đã phải từ giả cuộc đời. Ý chí và nghị lực là ở đó. Sự mủi lòng, cảm thương của mọi người không giúp cho con lớn lên. Nó tương tự những giọt nước mắt của khán giả nó “vận vào” số mệnh của con. Con có là diễn viên xuất sắc, tạo được sự cảm thương, thì số phận của con càng hẩm hiu. 

Nói đơn giản, nghiệp là hoạch định tương lai. Khi con chuẩn bị cho mình cái vốn để đủ sức bơi trong cuộc đời thì chẳng cần sự thương hại của ai cả. Còn sự hỗ trợ, đùm bọc của người thân là thuận duyên, là hạt mầm mà chính mỗi người chúng ta gìn giữ, trân quý gieo gặt, nâng niu từ trong dòng tộc.

Có một điều nếu để ý con sẽ nhận ra câu mà người ta thường nói “Cuộc đời là sân khấu”. Đó là một thực tế, con người dễ mất đi sự trung thực, sự thành thật, sống trong cuộc đời mà như là diễn viên trên sân khấu. Để đạt được mục đích, tận dụng mọi sự nối kết sự liên minh để tạo sức mạnh ngoại lực, không hại ai, không làm điều ác nhưng cũng không liên minh với cái ác. Khi con đánh mất sự trung thực, sự thành thật cũng tức là con bắt đầu đánh mất sự trong trẻo của lương tri, sự sáng suốt của nhận thức và dễ dàng liên minh, dễ dàng chịu sự sai khiến của cái ác.

Ngay cả việc để có một sức khoẻ thể chất và tinh thần nếu chịu khó tư duy con sẽ thấy đó là việc kiên trì một lối sống thanh tịnh, giản dị, không liên minh, thoả hiệp với cái xấu ác luôn rình rập, nhiếp phục ta từng ngày từng giờ trong thói quen, sinh hoạt, những tập tính, những thói quen nghiện ngập, thụ hưởng…Đó là con đang bị cái ác nhiếp phục.

Ông nội còn sống bên các con chỉ mong các con mạnh mẽ bơi qua bể khổ cuộc đời. Không cần tranh lấy giải thưởng, bằng khen mà chỉ cần làm chủ bản thân, bơi đi thong dong và gánh lấy trách nhiệm với định vị cuộc đời, trong thân tộc, họ hàng.

Cái nghiệp của một người, một gia đình, hay một dân tộc đơn giản là hành trình chuyển dịch của tất cả ý chí, nghị lực, của đức tin, của sự cân bằng vật chất và tinh thần, của hệ qui chiếu thẩm mỹ. Nếu con tin rằng con người có một linh hồn, thì linh hồn ba con vẫn đang dõi theo từng bước đi của anh em con.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Góc nhìn Phật tử 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Góc nhìn Phật tử 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm